Cần có một bản án “thấu tình, đạt lí”
Pháp luật - Bạn đọc 27/05/2022 10:35
Nhiều yếu tố bất lợi cho nguyên đơn
Theo đó, trước khi mất, ông Đinh Trọng Hưng được chia thửa đất có địa chỉ tại số 81 khối 58, khu Đống Đa, Hà Nội (nay là số 88, phố Kim Hoa, tổ 7, phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội) thông qua Biên bản họp Hội đồng gia tộc ngày 13/9/1970. Trước khi mất, ông Hưng đã có giấy ủy quyền giao đất cho bố mẹ ông Thao để “giao hoàn toàn thửa đất đó cho chị tôi (mẹ ông Thao - PV) để làm nhà ở vĩnh viễn”. Gia đình ông Thao cũng đã thanh toán đầy đủ tiền mua đất bao gồm 2 vòng xuyến và một số nhẫn vàng tương đương 2 cây vàng.
Trong quá trình sử dụng đất, gia đình ông Thao đã trả thêm cho bà Đinh Thị Hợp (chị gái ông Hưng) 1,2 cây vàng, điều này được chứng thực bằng giấy xác nhận đề ngày 12/1/1993, do bà Hợp kí.
Tuy nhiên, khi gia đình ông Thao làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bà Đinh Thị Hợp, Đinh Thị Vượng, Đinh Thị Hải (các chị gái của ông Hưng) khởi kiện ra Tòa án để đòi lại phần đất đã giao cho gia đình ông Thao.
Gia đình ông Đào Giang Thao cho biết gia đình ông đã ở thửa đất gần 60 năm đóng thuế đầy đủ nhưng đến nay lại cho rằng là đi ở nhờ là không đúng quy định |
Sau đó, TAND quận Đống Đa thụ lí giải quyết vụ án, phía bà Hợp lại không thừa nhận chữ kí của mình tại Biên bản họp Hội đồng gia tộc ngày 13/9/1970 và cho rằng, ông Hưng được giao quyền “chủ nhiệm”, được hiểu là chỉ mang tính chất quản lí chứ không được quyền định đoạt để bác bỏ nội dung Giấy ủy quyền do ông Hưng viết.
Quá trình xét xử, cấp sơ thẩm cho rằng, gia đình ông Thao không đưa được ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc chuyển nhượng thửa đất nêu trên ngoài bản photo Giấy ủy quyền ngày 1/4/1970, Biên bản họp Hội đồng gia tộc nên chưa có cơ sở xác định chị em bà Hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình ông Thao.
Đồng thời, Tòa án căn cứ vào xác nhận của Văn phòng Đăng kí đất và nhà thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội xác nhận người đứng tên thửa đất là ông Đinh Trọng Trung (bố bà Hợp - PV) để buộc gia đình bà Điểm phải trả lại đất.
Tuy nhiên, theo các tài liệu ông Thao cung cấp thì Trích lục bản đồ của thửa đất số 83, Tờ số 3 khu làng Kim Liên đứng tên ông Đinh Trọng Trung đã nêu rõ, bản đồ này không chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng mà chỉ dùng làm tài liệu tham khảo. Trong Tờ kê khai nộp thuế nhà đất ngày 20/3/1993 cũng thể hiện gia đình ông Thao là người kê khai và nộp thuế. Và từ đó đến nay, gia đình ông Thao cũng là người đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho toàn bộ số diện tích đất nêu trên, còn bản thân chị em bà Hợp không xuất trình được bất kì tài liệu nào cho Tòa án.
Ngoài ra, trong Đơn yêu cầu Giám đốc thẩm, phía gia đình ông Thao cũng đã cung cấp các bản chính của Giấy ủy quyền, Biên bản họp Hội đồng gia tộc và Biên nhận 1,2 cây vàng của bà Hợp kí nhưng không hiểu sao, TAND Cấp cao tại Hà Nội không chấp nhận với lí do: “Các tài liệu, chứng cứ xuất trình không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm”, mà không giải thích gì thêm.
Hiện nay thửa đất của gia đình ông Thao được bố mẹ để lại đã phân chia cho nhiều gia đình thế hệ các cháu |
Cần xem xét lại bản chất của vụ án
Cũng theo đơn kiến nghị của gia đình ông Thao, trong thông báo giải quyết Đơn đề nghị giám đốc thẩm ngày 10/5/2015 của TAND Cấp cao tại Hà Nội, Tòa án cho rằng, việc chị em bà Hợp hỗ trợ ông Thao mỗi người 80 triệu đồng là phù hợp và tương xứng với công sức quản lí và tôn tạo đất.
Ông Thao cho rằng, theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất là người bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng người có công quản lí, tôn tạo làm tăng giá trị đất là người khác. Trường hợp không xác định được chính xác công sức của người có công bảo quản, giữ gìn, tôn tạo đất thì cần xác định chủ sở hữu quyền sử dụng đất và người quản lí đất có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với giá trị gốc ban đầu.
Từ đó, ông Thao cho rằng, dù TAND quận Đống Đa xác định quyền sở hữu sử dụng đất là chị em bà Hợp thì cũng phải công nhận công sức của gia đình ông Thao và chị em bà Hợp là ngang nhau, để chia giá trị quyền sử dụng đất. Đồng nghĩa với đó, gia đình ông Thao cũng phải được hưởng một nửa giá trị quyền sử dụng đất, chứ không phải số tiền hỗ trợ ít ỏi mà chị em bà Hợp đưa ra.
Gia đình ông Đào Giang Thao cho rằng việc thửa đất thuộc về gia đình ông là hoàn toàn hợp tình, hợp lý. Trước đó bà Hợp còn gửi Thư cảm ơn gia đình vì đã nhận được vàng. Việc khiếu kiện của bả Hợp làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp anh em khiến gia đình ông Thao rất buồn |
Cũng theo ông Thao, trong quá trình sử dụng đất từ năm 1970 đến nay, gia đình ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc để tôn tạo nền, xây dựng nhà cửa kiên cố và sinh sống ổn định. Việc đăng kí kê khai đất, nộp tiền thuế quyền sử dụng đất từ đó đến nay cũng do gia đình ông Thao thực hiện. Còn chị em bà Hợp chưa từng đóng thuế hay thực hiện bất kì nghĩa vụ tài chính nào đối với diện tích tranh chấp trên.
Ông Thao cho biết thêm: “Gia đình bà Hợp đứng tên trên sổ địa chính nhưng không sử dụng mà để gia đình tôi quản lí, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình quản lí, tôn tạo, gia đình tôi đã tôn tạo đất, xây dựng nhà cửa ổn định, đăng kí kê khai quyền sử dụng đất nhưng gia đình bà Hợp không có ý kiến gì. Gia đình bà Hợp đứng tên trên sổ địa chính không đóng thuế sử dụng đất cho cơ quan Nhà nước mà người đóng thuế và kê khai thuế là chúng tôi. Theo pháp luật thì Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của bà Hợp mới hợp lí”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vụ tranh chấp đất đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khi mà gia đình ông Thao không đồng ý với cách phân xử của TAND các cấp và đã khiếu nại lên các cấp Tòa án có thẩm quyền cao hơn.
Cần xem xét lại vụ án tranh chấp nhà đất tại phường Phương Liên Một thửa đất được “mua bán” dưới danh nghĩa Giấy ủy quyền giao toàn bộ diện tích để làm nhà ở vĩnh viễn và toàn ... |