“Thuốc lá thụ động” ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em
Cùng suy ngẫm 15/08/2024 13:29
Tác hại của trẻ em khi “hút thuốc lá thụ động”
Nhiều gia đình hiện nay, đa phần nam giới đều hút thuốc, nữ giới có nhưng ít hơn. Họ hút thuốc lá bên ngoài nhưng vẫn còn có thói quen là hút trong nhà, điều này làm cho những thành viên trong gia đình đều hít phải khói thuốc lámột cách thụ động.
“Hút thuốc thụ động” là thuật ngữ để chỉ những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc từ người hút thuốc, đôi khi được hiểu là "môi trường có khói thuốc lá". Hút thuốc thụ động từ những người hút thuốc trong nhà có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em.
Phổi của trẻ chưa phát triển toàn diện, nên hít thở ở trong môi trường khói thuốc lá sẽ rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao do khi hút thuốc lá thụ động, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích tụ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh. Trong đó phải nói đến là viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp,bệnh tim mạch,…ngoài ra khói thuốc còn là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi.
Hiện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn có 85% trẻ nằm viện do viêm phế quản và viêm phổitheo như thăm khám ban đầu, phần lớn các gia đình của bệnh nhân đều có ông hoặc bố hút thuốc lá.
Anh Thái Gia Huy, bố cháu Gia Bảo, ở quận Tây Hồ, TP Hà Nội chia sẻ: “trước đây lúc vợ tôi bầu, tôi có hút thuốc nhiều lắm, nhưng do sợ ảnh hưởng đến con tôi đã bỏ thuốc. Dạo gần đây do tính chất công việc gặp gỡ đối tác nhiều nên tôi đã hút lại. Khi khi hút thuốc tôi lại vô tình làm cho con tôi trong vòng 2 tháng nằm viện 2 lần vì viêm phổi…vào nằm viện được các y bác sĩ nói nguyên nhân do đâu nên tôi thấy có lỗi với con quá. Sau lần này tôi quyết sẽ bỏ và không hút lại nữa”.
Bác sĩ Thanh Vân, Khoa Sơ sinh Bệnh viện Xanh Pôn đang khám cho trẻ |
Theo bác sĩ Thanh Vân,Khoa sơ sinh, Bệnh viện Xanh Pôn: “có rất nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ đột tử ở trẻ em bị phơi nhiễm với khói thuốc lá trong quá trình bào thai hoặc trong gia đoạn sơ sinh cao hơn trẻ em khác từ 1,4 đến 8,5 lần. Trẻ sơ sịnh có bố hoặc mẹ hay người thân hút thuốc sẽ có cân nặng trung bình thấp hơn các trẻ khác khoảng 200 đến 300g. ngoài ra trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp cấp tính, nếu không kịp thời điều trị sẽ đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của trẻ.
Không chỉ vậy, hút thuốc lá thụ động làm cho trẻ có tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cao. Viêm tai giữa lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm hoặc mất khả năng nghe của trẻ”.
Biện pháp phòng tránh cho trẻ không phải hút thuốc lá thụ động
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc hút thuốc lá thụ động trong vòng 1giờ đồng hồ sẽ tương đương với hút trực tiếp 10 điếu thuốc lá. Chính vì vậy để giảm thiểu cho trẻ mắc các bệnh liên quan đến khói thuốc lá như: viêm phổi, viêm phế quản, ho, khò khè, viêm tai giữa, bệnh tim mạch, hội chứng đột tử, ung thư phổi…thì người lớn chúng ta, đặc biệt là bậc làm cha làm mẹ nếu đang hút thuốc lá thì nên bỏ.Không cho người thân hút thuốc trong nhà, ô tô hoặc cho trẻ đến những nơi có người hút thuốc.
Người hút thuốc lá, khói thuốc có thể bám lại quần áo, đầu tóc hoặc bám trong miệng, khi thở ra có mùi thuốc lá…nó như một mảng bám vô hình trên cơ thể chúng ta. Chính vì vậy sau khi hút thuốc lá, chúng ta không nên tiếp xúc gần với trẻ khi chưa thay đồ, chưa tắm giặt, súc miệng, đánh răng...Thậm chí, những người có suy nghĩ bỏ dần hút thuốc lá thì cần có ý chí kiên định để bỏ hẳn, không tái đi tái lại, vĩnh viễn loại bỏ khói thuốc lá ra khỏi gia đình, môi trường xung quanh.