Hồi ức đồng đội - Tiểu đoàn Đặc công 19

Đời sống 10/04/2025 15:01
Là người con của dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở đất Mường cổ xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Quang Phùng đã được tiếp xúc với những làn điệu dân ca, những câu luyện cổ, những phong tục tập quán độc đáo của dân tộc mình. Bởi vậy ông luôn đau đáu gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là tiếng nói của người Mường. Ông Hà Quang Phùng chia sẻ: “Lời ăn tiếng nói nó là hơi thở, cuộc sống, trí tuệ, là tâm hồn, tình cảm rất phong phú, đa dạng của người lao động để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển. Nên cần phải bảo tồn tiếng nói này để cho thế hệ mai sau không bị mai một. Đó là trách nhiệm của chúng tôi”.
![]() |
Trình diễn điệu trống đu của CLB văn hóa dân gian Mường. |
Mang cho mình những khát khao gìn giữ ngôn ngữ của dân tộc Mường, ông Hà Quang Phùng đã dày công tìm tòi, nghiên cứu và truyền dạy ngôn ngữ Mường cho nhiều đối tượng cán bộ, con em các dân tộc trên địa bàn. Nhất là gần đây ngôn ngữ Mường đang có nguy cơ mai một. Ông Hà Quang Phùng cho biết thêm: “Tỉnh Phú Thọ cũng tổ chức cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên được phép mở tiếng dân tộc cho cán bộ công chức, viên chức trên cơ sở dựa vào 10 đề tài chủ đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để chúng tôi tiến hành bồi dưỡng cho cán bộ trong tỉnh cũng như tỉnh bạn có nhu cầu”.
Lần đầu tiên được học tiếng Mường, tuy lạ lẫm nhưng cũng làm cho các em học sinh là người dân tộc Mường thích thú. Đối với các em học tiếng Mường không chỉ là việc ghi nhớ và phát âm chính xác từng âm thanh hay câu chữ mà còn là hành trình khám phá sâu sắc về văn hóa dân tộc Mường. Đó là cách để các em cảm nhận và kết nối với cội nguồn văn hóa của dân tộc mình, và thêm yêu và tự hào về truyền thống tổ tiên. Em Hoàng Phương Anh, ở xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn chia sẻ: “Làm quen và cảm nhận được em thấy tiếng Mường rất thú vị và có nhiều từ đặc sắc, phong phú nên em rất thích. Em muốn học thêm để mở rộng ngôn ngữ khác của tiếng Mường”. Em Nguyễn Thị Mai Chi, ở xã Thạch Khoán cho biết: “Bây giờ em mới được học và làm quen với tiếng Mường. Em cảm thấy tiếng Mường rất thú vị nên em muốn học để hiểu rõ và quảng bá tiếng Mường của dân tộc mình cho các bạn và nhiều người khác”.
Ở tuổi gần 80, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Quang Phùng vẫn miệt mài trong hành trình giữ gìn nguồn cội văn hóa của cha ông mình, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sản của đồng bào dân tộc Mường trên quê hương Phú Thọ linh thiêng.