Trăm năm đá hóa vàng son

Đời sống 16/04/2025 09:57
![]() |
Mùa quả điều chín cũng là mùa mà nhiều lao động thời vụ từ Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, từ miền Tây Nam Bộ nườm nượp kéo về các vùng điều Bình Phước, Tây Nguyên để làm công.
Bà Trần Thị Hường, có 6ha điều ở Đắk Song, tỉnh Đắk Nông cho biết, vào thời điểm điều chín rộ cần lượng nhân công rất lớn để thu nhặt. Những nhân công này đến từ nhiều địa phương khác và lao động có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi mùa vụ. Những nhân công đến làm thuê thường căng bạt dựng lều, nấu ăn, sinh hoạt ngay tại vườn để tiện cho việc thu nhặt hạt điều. Thông thường các chủ vườn sẽ bao điện, nước còn nhân công sẽ tự nấu cơm ăn. Nhiều chủ vườn không tính tiền công theo ngày mà theo khối lượng, từ 3.200 đồng đến 3.500 đồng/kí để kích thích sự siêng năng. Nếu chịu khó có người có thể thu nhặt được 400-600 nghìn đồng mỗi ngày.
![]() |
Các nhân công đến đây thu hoạch điều thuê chủ yếu đi cả gia đình |
Không chỉ có những nhân công được thuê thu nhặt hạt điều, mà ở nhiều địa phương trồng điều cũng có một lực lượng đi mót điều trong mỗi mùa vụ. Do có những vườn điều ở xa, hoặc điều đến mùa tàn khiến sản lượng thấp mà chủ vườn không thu hoạch, đây cũng là thời gian, cơ hội để những người không có đất rẫy, chưa có việc làm đi “nhặt lộc”. Những người đi mót điều nếu chịu khó và may mắn có thể kiếm được một vài trăm nghìn mỗi ngày.
Nghề nhặt hạt điều thuê có lẽ không mấy vất vả so với những công việc lao động khác ở những công trường, nhưng cũng đối diện với nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe. Cả ngày dù làm việc dưới những tán cây mát mẻ, nhưng việc lê la cả ngày trong vườn cũng khiến nhiều người mệt mỏi. Cùng với đó, nhựa quả điều cũng khiến tay chân có lúc sưng tấy. Nhưng nguy hiểm nhất có lẽ là phải đối diện với những loài nguy hiểm, như rắn rết, bọ cạp, kiến... Anh Trần Văn Tùng kể, một buổi chiều chạng vạng năm trước, khi đang say sưa nhặt điều thì chợt có tiếng động “phì… phì…” phát ra ngay bên cạnh. Anh phát hiện một con rắn hổ mang to lớn đang ngổm đầu dậy. Theo phản xạ tự nhiên, anh nhặt một cành cây xua đuổi, con rắn vội vã bò vào trong đám lá cây đi mất. Nguy hiểm về côn trùng là một phần, nhiều phụ nữ khi đang ở trong vườn mót điều thì bị đàn ông đi nhậu say về tạt vào chọc ghẹo. Một thân một mình giữa rừng, chỉ biết vùng chạy và tri hô để những người ở gần đó tới hỗ trợ.
![]() |
Nhiều người nhặt điều thuê bộc bạch rằng, họ theo nghề này vì thu nhập khá, chịu khó mỗi ngày cũng kiếm được 300-350 nghìn đồng. Đó là khoản thu không nhỏ với nhiều gia đình. Như anh Điểu Thân, sau 5 năm gia đình anh đi nhặt điều đã mua được xe máy, tủ lạnh, cuộc sống bớt đi phần cơ cực. Còn gia đình anh Trần Văn Tùng từ công việc nhặt điều thuê qua 7 năm cũng đã dành dụm sửa được căn nhà khang trang. Đằng sau những giọt mồ hôi mặn chát, nụ cười vẫn chực nở trên môi những người lao động chăm chỉ, cần kiệm trên các rừng điều.
![]() |
Nhặt điều là công việc đòi hỏi tỉ mẩn, nên đa số người làm công đều cần mẫn làm việc, với hi vọng đem lại cuộc sống no đủ hơn cho gia đình. Tuy nhiên, người làm công đổ về nhiều, lại tập trung ở khu vực vùng sâu, vùng xa nên chính quyền cơ sở cũng sâu sát, phối hợp lực lượng công an phải quản lí đăng kí hộ khẩu tạm trú đầy đủ, để tránh kẻ xấu lợi dụng trà trộn gây mất an ninh trật tự. Ông Nguyễn Minh Hóa, Chủ tịch UBND xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết, ở các khu vực có nhân công từ các nơi khác về để lao động mùa vụ, chính quyền và công an địa phương vẫn thường chủ động đến các lán trại hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật, giúp bà con làm thủ tục lưu trú, để họ an tâm đi thu mùa cho người dân.