Khí phách Trường Sa

Đời sống 17/04/2025 16:37
Đến nay, toàn tỉnh An Giang có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, gồm: TP Châu Đốc (năm 2017), TP Long Xuyên (năm 2018) và huyện Thoại Sơn (năm 2018). Trong đó huyện Thoại Sơn đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2023. Đồng thời, huyện Châu Thành và thị xã Tân Châu đang thực hiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện NTM/đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024, trình UBND tỉnh thẩm tra.
Tỉnh có 76/110 xã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, đạt tỉ lệ 69,1%. Trong đó, 34 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu (2 xã Định Thành và Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn).
![]() |
An Giang tích cực huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. |
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã giúp chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường… tại An Giang ngày càng được nâng cao. Đồng thời, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được bảo đảm, hệ thống tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy. Trong quá trình triển khai, nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng, góp phần lan tỏa và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuy nhiên, chất lượng công tác duy trì, nâng chất tiêu chí của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế, đặc biệt là các tiêu chí: Môi trường, thu thập, nghèo đa chiều, an ninh trật tự xã hội, tỉ lệ giải quyết thủ tục hành chính... Việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn xã hội hóa, vốn doanh nghiệp tham gia xây dựng NTM chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Chất lượng công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp, do chưa được quan tâm, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Trên tinh thần phát huy thành tựu, khắc phục khó khăn, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “An Giang chung sức xây dựng NTM” trong các cấp, ngành và mọi tầng lớp Nhân dân. Cụ thể, phấn đấu có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số đạt chuẩn NTM đến năm 2025, toàn tỉnh có 87 xã NTM. Trong đó, thêm 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu và 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Đến năm 2025, toàn tỉnh có 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 1 đơn vị đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.
Cùng với đó, tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu: Bình quân toàn tỉnh đạt ít nhất 18 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân khu vực nông thôn của xã NTM đạt 90 triệu đồng/người/năm; mức giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân 0,5%/năm; bảo hiểm y tế toàn dân đạt 90%; tỉ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch 95%, nước hợp vệ sinh 100%.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trong cán bộ, người dân về thực hiện xây dựng NTM gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân, chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến.
Đồng thời, tiếp tục triển khai giải pháp huy động tối đa nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM. Quản lí, sử dụng nguồn vốn ngân sách được giao bảo đảm hiệu quả, phù hợp quy định của pháp luật. Tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện xây dựng NTM ở các cấp, ngành. Phối hợp chặt chẽ MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, lấy ý kiến người dân đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM. Kịp thời khen thưởng tổ chức, cá nhân làm tốt, song song với phòng ngừa, ngăn chặn biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lí nghiêm vi phạm trong khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM.