Trăm năm đá hóa vàng son

Đời sống 18/04/2025 09:28
Tại Khoản 1, Điều 12 Luật TCCQĐP năm 2025 quy định: Việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó xác định rõ chủ thể thực hiện, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm các nguyên tắc phân định thẩm quyền và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp quy định tại Luật TCCQĐP.
Có thể thấy, theo Luật TCCQĐP năm 2025, việc phân quyền được mở rộng cụ thể phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội. Trước đây Luật TCCQĐP năm 2015 chỉ quy định việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong luật.
Tại Điều 2 Luật TCCQĐP năm 2025 quy định: Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND.
Bổ sung thêm trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là UBND.
Tại Khoản 3 Điều 5 Luật TCCQĐP năm 2025 bổ sung thêm tiêu chuẩn của Đại biểu HĐND là phải: Cư trú hoặc công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình là đại biểu HĐND.
Sửa đổi cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân.
- Cơ cấu tổ chức của HĐND:
Tại Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định cơ cấu tổ chức của HĐND gồm Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND.
- Về hoạt động của Ủy viên của các Ban của HĐND:
Tại điểm đ, Khoản 3 Điều 27 Luật TCCQĐP năm 2025 quy định Ủy viên của các Ban của HĐND các cấp là đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách, trừ trường hợp Quốc hội có quy định khác.
Về số lượng đại biểu HĐND.
Tại Điều 28 Luật TCCQĐP năm 2025 quy định:
- Bổ sung thêm quy định về việc xác định số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh:
+ Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu:
+ TP Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
- Bổ sung thêm quy định về việc xác định số lượng đại biểu HĐND cấp huyện:
+ Quận có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu;
+ Thị xã có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu;
+ Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ 100.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 100.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu
- Bổ sung thêm quy định về việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã:
+ Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu; có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.
Về bầu các chức danh của HĐND, UBND:
Tại Điều 34 Luật TCCQĐP năm 2025 quy định:
- Sửa đổi về quyền hạn bầu các chức danh của HĐND, UBND:
+ HĐND bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND trong số đại biểu HĐND theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Thường trực HĐND.
+ Tại kì họp thứ nhất, HĐND bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND trong số các đại biểu HĐND theo đề nghị của Thường trực HĐND khóa trước.
- Sửa đổi quy định về bầu các chức danh của HĐND, UBND trong trường hợp khuyết Thường trực HĐND:
Trường hợp khuyết Thường trực HĐND thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tọa kì họp của HĐND cấp tỉnh; Thường trực HĐND cấp trên chỉ định chủ tọa kì họp của HĐND cấp dưới; HĐND bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND trong số đại biểu HĐND theo giới thiệu của chủ tọa kì họp.