TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Nhịp sống 27/04/2025 14:38
![]() |
Một góc TP. Cần Thơ nhìn từ trên cao
![]() | |
|
Ngày 30/4/2025, ĐBSCL đã đi qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, diện mạo vùng “Đất 9 Rồng” đã nhiều đổi thay. Sau 30/4/1975, nông dân ĐBSCL chân lắm tay bùn, cày, cấy, gặt, đập đều bằng thủ công, tay chân… nhưng hôm nay đã cơ giới hóa, biết dùng máy cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng drone (phương tiện bay không người lái) và thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp…
Không thể nào quên, đó là năm 1989, đánh dấu cột mốc lịch sử xuất khẩu gạo Việt Nam. Năm này, sau bao năm thiếu gạo ăn đã xuất khẩu gần 1,4 triệu tấn gạo, trị giá 310 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới, mở ra trang sử mới xuất khẩu gạo Việt Nam. Bởi năm 1975, Việt Nam còn phải nhập khẩu 223.532 tấn gạo.
Gạo xuất khẩu tiếp tục phá kỷ lục. 9 năm sau (1998), Việt Nam xuất khẩu hơn 3,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD. Gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai xuất khẩu gạo thế giới. Đến năm 2009, xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, mang về đất nước 2,5 tỷ USD. Năm 2024, xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới về cả sản lượng và giá trị. Lần đầu tiên xuất khẩu gạo 9 triệu tấn mang về cho đất nước 5,8 triệu USD, tăng gấp hơn 18 lần so với kim ngạch xuất khẩu gạo năm đầu tiên.
Hôm nay, “Đất 9 Rồng” khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng, kỳ vọng Đề án “Phát triển bền vững 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, không chỉ xuất khẩu gạo chất lượng cao mà bán tín chỉ carbon. Ông Lê Minh Hoan, Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng: “Nhiều thập niên về trước, “chạy gạo từng bữa” từng là nỗi lo toan thường nhật. Giờ đây, “cây lúa hôm nay” mở ra “đường lớn”, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về sản lượng và cả chất lượng. Gạo Việt Nam được vinh danh trong nhóm gạo ngon nhất thế giới.”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cho biết: Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng và phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Đây cũng là một nhiệm vụ mang tính toàn dân, toàn cầu; thể hiện Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu khi xây dựng một nền nông nghiệp phát thải thấp.
Đi đôi với đổi mới tư duy từ nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nhiều năm nay, ĐBSCL dốc sức đầu tư hạ tầng cơ sở từ đường giao thông đến phố thị làm bộ mặt ĐBSCL ngày càng khang trang hơn. Nhớ ngày nào đến với “Đất 9 Rồng” qua sông phải lụy phà (phà Cần Thơ, phà Mỹ Thuận, phà Rạch Miễu, phà Hàm Luông, phà Vàm Cống…) và chỉ có đường độc đạo Quốc lộ 1 (TP. Hồ Chí Minh-Cà Mau), vậy mà bây giờ cầu Mỹ Thuận đã bắc qua sông Tiền (cầu Mỹ Thuận 1, Mỹ Thuận 2), cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, Quốc lộ 1 đã nối liền đến tận đất mũi Cà Mau. Các cầu Rạch Miễu, Hàm Luông đã bắc qua sông, Bến Tre không còn là “ốc đảo” đang là điềm đến đầu tư và du lịch hấp dẫn. Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu mở đường cho Đồng Tháp không còn “khuất nẻo” Đường cao tốc đã hoàn thành từ TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ rút ngắn thời gian di chuyển từ 3,30-4 giờ xuống còn 2,30-3 giờ. Tương lai gần, đường cao tốc Cần Thơ-Cà Mau, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng sẽ hoàn thành nữa thì “xe ta bon bon trên dặm đường dài”...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đang chỉ đạo quyết liệt, với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “xuyên lễ xuyên Tết” xây dựng công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trănng. Tại buổi tiếp xúc cử tri tại TP. Cần Thơ vào cuối năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, thông tin cho biết: Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là phát triển cả 5 phương thức giao thông vận tải (đường bộ, hàng không, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa), phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường cao tốc và trên 1.000 km đường ven biển, trong đó khu vực ĐBSCL phải phấn đấu hoàn thành 400-500 km đường cao tốc.
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các đề án lớn về phát triển ĐBSCL nhanh, bền vững như các dự án chống sạt lở, sụt lún, xâm nhập mặn; Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; đào tạo nhân lực; triển khai Dự án Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến nông sản; triển khai các dự án lớn về phát triển hạ tầng giao thông cả về đường bộ cao tốc, các cảng hàng không, cảng biển lớn, đường thủy nội địa và đường sắt. Trong đó, về đường sắt, Thủ tướng cho biết cùng với Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ và kéo dài xuống tận Cà Mau.
Đường lớn đã mở, phố thị được nâng cấp đầu tư xây dựng nhiều hơn. Nhiều huyện, thị xã nay đã trở thành thị xã, thành phố, đô thị loại I, loại II… Cần Thơ mệnh danh “Tây Đô” trước đây là thành phố nhỏ trực thuộc tỉnh Hậu Gianng nay đã “vươn vai” trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Diện mạo thành phố Cần Thơ - Đô thị miền sông nước đã nhiều đổi thay. Xây dựng nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên, hình thành các khu đô thị mới, dân cư mới hiện đại khang trang hơn. TP Rạch Giá, TP. Phú Quốc đã vươn mình trở thành đô thị loại I. Nhiều đô thị trước đây (ngày 30/4/1975) là thị xã, đô thị chật hẹp nay đã được thay “áo mới” thành đô thị sầm uất như: TP. Tân An (Long An), TP. Bền Tre, TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), TP. Long Xuyên (An Giang), TP. Cà Mau…
![]() |
Nông dân ĐBSCL thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. |
Hôm nay, “Đất 9 Rồng” đã trở thành điểm đến du khách trong và ngoài nước. Bởi đó là miệt vườn sông nước miền Tây, nơi làng quê thanh bình, đã chấm dứt chiến tranh từ 50 năm nay. Nơi đó có những con người cần cù, nông dân chất phác đã biến miếng ruộng, mảnh vườn của mình thành sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước. Rough Guides đã giới thiệu đoạn clip với các cảnh quay “đậm chất” ĐBSCL. Cảnh miền quê và những con người chịu khó “hòa quyện” trong tiếng đàn bầu hiện lên trong clip gợi lên những cảm xúc khó tả, ai đi xa cũng nhớ về. Đoạn clip được thực hiện bởi vợ chồng nhiếp ảnh gia người Mỹ Mat Szwajkos và Erin Wigger trong chuyến du lịch của họ tới ĐBSCL. Anh Mat Szwajkos viết trên trang web cá nhân: “Tôi ấn tượng về cuộc sống đầy sắc màu tại vùng ĐBSCL một cảm nhận rất đặc biệt không giống với bất kỳ nơi nào tôi đã viếng thăm”.
Không chỉ riêng Tạp chí Rough Guides bình chọn ĐBSCL là điểm đến “giá trị nhất” mà Tạp chí du lịch Travel + Leisure (Mỹ) cũng đã từng chọn khu vực sông Mekong vào top 50 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Một trong những tiêu chí Travel + Leisure lựa chọn là những điểm đến này “có sự chuyển mình, ngày càng thu hút và có sức sống mới” trên bản đồ du lịch thế giới. Khu vực sông Mekong được xếp ở vị trí thứ 11/50 điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.Theo nữ phóng viên tự do chuyên viết về du lịch Stirling Kelso, nhịp sống khu vực sông Mekong đang “thay da đổi thịt”, du khách dễ dàng đến khám phá phong cảnh, tìm hiểu văn hóa và cuộc sống con người nơi đây thông qua loại hình du lịch du ngoạn trên du thuyền ngày càng phát triển.
Năm 2024, ĐBSCL đón 52.117.637 lượt khách, tăng 15,94% so với năm 2023. Trong đó, khách quốc tế 2.809.748 lượt, tăng 49,44% so với năm 2023; khách nội địa 49.307.889 lượt tăng 14,47% so với năm 2023. Doanh thu ước khoảng 62.239 tỷ đồng, tăng 36,06 % so với năm 2023.
Theo Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL; là trung tâm đô thị của vùng, thúc đẩy phát triển toàn bộ vùng ĐBSCL, là trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistiscs, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao của cả vùng; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng và liên vận quốc tế. Tầm nhìn đến năm 2050, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng ĐBSCL thuộc nhóm các thành phố phát triển khá ở châu Á.
Để hiện thực hóa khát vọng, hiện nay, toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ nỗ lực, nâng cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, quyết tâm huy động các nguồn lực nhất là các nguồn lực của xã hội, của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài thành phố, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, thương mại; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, trở thành “Thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hoá sông nước vùng ĐBSCL; là trung tâm của vùng về công nghiệp công nghệ cao; về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hoá, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc” như Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
![]() |
Một góc TP. Cần Thơ nhìn từ trên cao |
Với mục tiêu đó, Cần Thơ đang hiện thực hóa quy hoạch, kế hoạch, khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng, xây dựng xứng tầm là đô thị miền sông nước, thành phố đáng sống. Tại Hội nghị sơ kết “Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2023-2024 và triển khai Kế hoạch năm 2024-2025” tại Cần Thơ vào tháng 11/2024, Chính quyền TP Cần Thơ đã bày tỏ khát vọng: “Cần Thơ là thành phố giàu tiềm năng, có lịch sử hình thành khá lâu đời, giữ vai trò rất quan trọng cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, là động lực phát triển của vùng ĐBSCL. Nhân dân Cần Thơ giàu lòng yêu nước và cách mạng, có truyền thống lịch sử rất đáng tự hào. Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ trên mọi lĩnh vực. Những định hướng, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương; sự chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong quản lý, điều hành của TP. Hồ Chí Minh; sự đồng hành của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, tất cả đã hỗ trợ, tạo nên điều kiện và động lực để Cần Thơ bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển thành phố Cần Thơ nói riêng, vùng ĐBSCL nói chung, đặc biệt là sự chủ động tích cực góp phần chung với đất nước vào “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.”