Hoa mai trong thơ trung đại Việt Nam

Mai (梅) là một trong bốn loài cây/hoa được xếp vào hàng “tứ quý danh hoa” (四 季 名 花) ở nước ta. Tứ quý danh hoa là bốn loài cây/hoa tượng trưng cho bốn mùa trong năm, bao gồm: Mai - 梅 (mùa Xuân), trúc - 竹 (mùa Hạ), cúc - 菊 (mùa Thu), tùng - 松 (mùa Đông).
Song, người Việt thường có cách đọc ngược lại, thay vì mai - trúc - cúc - tùng, sẽ đọc thành: Tùng - cúc - trúc - mai. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đưa ra quan điểm khác về biểu tượng của bốn mùa (tứ thời), với ông, đó là “mai điểu - liên (sen) áp - cúc điệp - trúc hạc”. Cho dù là quan điểm nào thì mai cũng không thể vắng mặt. Bốn loài cây/hoa trong bộ tứ quý danh hoa chẳng những trở thành tín hiệu của bốn mùa trong năm mà còn tượng trưng cho từng phẩm chất, cốt cách khác nhau của con người Việt Nam. Trong đó, mai (梅) là loài hoa được nhắc đến rất nhiều, đặc biệt là vào mùa Xuân. Hoa mai vàng chính là “sứ giả” của mùa Xuân phương Nam, một biểu tượng đẹp đẽ và cao khiết của văn hoá dân tộc.
Hoa mai trong thơ trung đại Việt Nam

Hán tự của mai là 梅 - đứng đầu là bộ mộc 木, chỉ cây mai, hoa mai, quả mai, họ Mai (ở Trung Quốc, chữ 梅 còn được hiểu là mơ trong quan niệm về tứ quý của dân tộc họ). Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài (số 6, 2018), nhóm tác giả Phạm Ngọc Hàm và Lê Thị Kim Dung viết: “Từ sự ghi nhận về đặc tính của mai, người xưa đã liên hệ đến phẩm chất và đời sống tinh thần của con người. Màu trắng và màu hồng của hoa mai khiến cho mai mang ý nghĩa biểu trưng cho sự thanh khiết và tao nhã. Sức sống mãnh liệt vượt lên giá rét để có thể nở hoa vào cả những ngày Đông giá và báo hiệu Xuân sang đã khiến cho hoa mai được ví với sức sống mãnh liệt của con người. Dáng vẻ thanh mảnh của cây mai, nhành mai khiến người ta liên tưởng đến thân hình thon thả của người con gái. Cành mai nảy lộc, đơm hoa, toả hương sắc ngày Xuân khiến người ta liên tưởng đến một năm mới với biết bao hạnh phúc”. Bởi tính chất cao quý, tượng trưng cho sự khảng khái, cương trực, thanh khiết, tinh thần vượt lên nghịch cảnh... của cây mai, hoa mai nên sinh thời Cao Bá Quát thốt lên rằng: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (一 生 低 首 拜 梅), nghĩa là: một đời cúi đầu bái hoa mai. Có thể nói, mai là loài cây/hoa đại diện cho những điều đẹp đẽ, cao quý, tinh hoa, khí phách quý báu của con người trong suốt chiều dài lịch sử.

Trong thơ trung đại, mai thường được các tác giả lấy làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp của con người. Tuỳ vào đặc trưng nét đẹp, phẩm chất, giới tính nam/nữ, mục đích của người cầm bút mà cách sử dụng biểu tượng mai cũng khác nhau. Khi miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều, Thuý Vân, Nguyễn Du đã dùng mai với tư cách của hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho cốt cách của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Vịn vào dáng vẻ thanh cao, mảnh khảnh nhưng vững chãi của cây mai, Nguyễn Du đã gợi tả cốt cách tao nhã, quyền quý, đài cac mà không kém phần dịu dàng, uyển chuyển của Thuý Kiều, Thuý Vân. Trong khi đó, mai trong thơ Nguyễn Trãi lại tượng trưng cho khí tiết, phẩm chất trong sạch, tính tình cương trực, liêm chính của người quân tử: Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi/ Ưa mai vì tiết sạch hơn người (Mai - bài 1). Ở phần Môn hoa mộc, trong “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi viết rất nhiều về tứ quý danh hoa, đặc biệt ông có ba bài thơ viết về hoa mai, được đánh số thứ tự 1, 2, 3. Bằng những cảm nhận tinh tế và tấm lòng trân quý hoa mai, Nguyễn Trãi đã phát hiện và gợi tả hương thơm thanh tao của loài hoa được mệnh danh là sứ giả của mùa Xuân: Bóng thưa ánh nước động người vay/ Lịm đưa hương, một nguyệt hay/ Huống lại bảng xuân xưa chiếm được/ So tam hữu chẳng bằng mày (Mai - bài 3).

Với Trần Nguyên Đán, hoa mai tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, trượng phu của kẻ sĩ yêu nước: Tùng quan nại tuyết thương nhan cụ/ Mai phán trùng xuân lão bút khai (Hạ Giới Hiên công trừ nhiếp hữu bộc xạ) (Dịch nghĩa: Như cây tùng không ngại tuyết vẻ xanh vẫn như cũ. Tựa cây mai gặp lại Xuân, ngọn bút lão luyện muốn vịnh).

Thời Lý, Trần, Trần Nhân Tông - người sáng lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng từng say đắm hoa mai: Ngũ xuất viên ba kim niễn tu/ San hô trầm ảnh hải lân phù/ Cá tam đông bạch chi tiền diện/ Tá nhất biện hương xuân thượng đầu (Tảo mai - kì 1) (Dịch nghĩa: Năm cánh hoa tròn nhị điểm vàng. Như bó san hô chìm, như vảy cá biển nổi. Cành hoa trắng xoá suốt trong ba tháng Đông. Sang đầu Xuân chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ). Đó là những dòng thơ gợi tả vẻ đẹp của hoa mai, song đến khi bài thơ sắp sửa kết thúc thì vẻ đẹp ấy mới được thi nhân gọi tên: “Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ” (Dịch nghĩa: Nếu Hằng Nga biết được vẻ đẹp thanh nhã của hoa mai). “Hoa giai xứ” - loài hoa thanh nhã, mang nét đẹp thanh cao, đài các đã vương vấn tâm trí thi nhân, là sự thôi thúc cho Tảo mai - kì 2 ra đời, Trần Nhân Tông viết: Nhất chi mê nhập cố nhân mộng/ Giác hậu bất kham trì tặng nhân (Dịch nghĩa: Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân. Tỉnh dậy không thể hái đem tặng người). Bài ngũ ngôn cổ phong của Nguyễn Văn Siêu là áng thơ tuyệt bút viết về mai, là sự tổng hợp tuyệt vời những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của mai để từ đó thi nhân tỏ niềm tôn kính: Ngã ái nhất thụ mai/ Độc phụ không sơn tháo/ Thẩn thử băng ngọc tư/ Khẳng hướng tuyết sương lão/ Hà thụ bất sinh hoa/ Đá đầu thanh đạm hảo (Ái mai trúc di Ngô Dương Đình) (Dịch nghĩa: Ta yêu một cây mai. Không phụ tình với núi non. Ta yêu cái tính băng ngọc của mai. Luôn mang nét tuyết sương già lão. Cây nào mà không nở hoa. Cuối cùng thì rõ rệt là sự thanh đạm). Thuỷ chung, đài các, từng trải, thanh đạm chính là những tính cách của loài mai được Nguyễn Văn Siêu ngợi ca qua những dòng thơ trên.

Không chỉ thế, mai trong thơ trung đại còn ẩn dụ, tượng trưng cho những điều tốt đẹp, tích cực, biểu tượng của sự lạc quan, sinh sôi. Chẳng thể quên bài kệ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư, trong đó, sự xuất hiện của hoa mai ở cuối bài kệ như một điều nhiệm màu, một tín hiệu vui, một hi vọng mới: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Dịch nghĩa: Đừng tưởng Xuân đi qua là hoa tàn rụi hết. Đêm qua có một cành mai rụng trước sân). “Nhất chi mai” không chỉ là một chi tiết nghệ thuật mà trở thành hình tượng chủ đạo của bài kệ gửi gắm thông điệp về sự an lạc, tích cực giữa cuộc đời, mặc kệ sự biến chuyển của vũ trụ và quy luật sinh - lão - bệnh - tử theo quan niệm Phật giáo. Sắc mai cuối bài như gieo một tia hi vọng mới, thắp lên niềm vui mới trong tâm hồn thanh sạch của vị Thiền sư. Ta cũng bắt gặp niềm vui đó trong “Ái sơn” của Nguyễn Phong: Mai trào hiểu nhật tri xuân noãn (Dịch nghĩa: Hoa mai cười tuyết, biết khí Xuân ấm đã đến). Rõ ràng, mai là tín hiệu của mùa Xuân. Trong thơ trung đại, hoa mai xuất hiện thường là mai màu trắng (bạch mai, tuyết mai) hoặc mai vàng, chiếm ưu thế là mai trắng. Hình ảnh hoa mai màu trắng và quan niệm về loài mai trắng trong thơ trung đại ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Tuy nhiên, cũng có cơ sở để khẳng định trong thơ trung đại, ý niệm về mai không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi quốc gia “núi liền núi, sông liền sông” với chúng ta.

Như vậy, từ lâu, mai đã trở thành một biểu tượng đẹp trong văn hoá dân tộc. Hiểu về ý nghĩa, giá trị của loài cây/hoa này, ta không chỉ biết rằng mai là biểu tượng của mùa Xuân phương Nam mà còn tượng trưng cho phẩm chất, cốt cách của con người hoặc biểu trưng cho những kiểu người, những tính cách văn hoá. Mai là một phần không thể thiếu trong bức tranh tứ quý Việt Nam, loài cây/hoa đi sâu vào tâm hồn dân tộc, được người đời nhìn bằng đôi mắt nâng niu, trân trọng, ngưỡng phục. Hơn nữa, mai còn là đại diện của cái đẹp mà không chỉ riêng Cao Bá Quát, bất cứ ai yêu cái đẹp đều muốn được “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.

ThS Phạm Khánh Duy
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương để công trình xây dựng sai phạm gây bức xúc cho Nhân dân

Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương để công trình xây dựng sai phạm gây bức xúc cho Nhân dân

Bà Nguyễn Thị Hồng, 69 tuổi, trú tại số 47, Chương Dương, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội nhiều lần có đơn gửi đến UBND xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội tố cáo công trình xây dựng vi phạm nhưng không được cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm, để công trình ngang nhiên tồn tại đến nay khiến Nhân dân và dư luận bức xúc…
UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị cơ quan chức năng xử lý đơn của ông Đỗ Tịnh

UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị cơ quan chức năng xử lý đơn của ông Đỗ Tịnh

Liên quan đến vụ “Giám đốc là người cao tuổi có đơn kêu cứu khẩn cấp” tại TP Biên Hòa, UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn gửi cơ quan chức năng đề nghị làm rõ...
Người cao tuổi mong được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét toàn diện nội dung vụ án

Người cao tuổi mong được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét toàn diện nội dung vụ án

Bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Định xử: bị cáo Nguyễn Đình Kim 3 năm tù về phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Luật sư bào chữa và bị cáo Kim mong được Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa phúc thẩm xem xét lại toàn diện nội dung vụ án …
Người cao tuổi có đơn đề nghị cơ quan Công an xem xét, làm rõ

Người cao tuổi có đơn đề nghị cơ quan Công an xem xét, làm rõ

Cho rằng quy trình thực hiện đấu thầu hồ Đầm Biển có nhiều “khuất tất”, vi phạm pháp luật và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho gia đình, ông Nguyễn Văn Tuấn, 65 tuổi, ở thôn 4, xã Đông Dư (nay là xã Bát Tràng) làm đơn tố cáo đến Cơ quan Công an...
Một giám đốc là người cao tuổi có đơn cứu khẩn cấp

Một giám đốc là người cao tuổi có đơn cứu khẩn cấp

Trong lúc TAND tỉnh Đồng Nai đang thụ lí vụ ông Đỗ Tịnh kiện Công ty TNHH Cường Hưng về việc “công nhận phần vốn góp” thì những người có liên quan đã làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh của công ty này đến 4 lần...

Tin khác

Cưỡng chế, giải phóng mặt bằng, cần bảo vệ mồ mả của người dân

Cưỡng chế, giải phóng mặt bằng, cần bảo vệ mồ mả của người dân
Nhiều người dân ở thôn Ao, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm phản ánh, trong quá trình tổ chức cưỡng chế khu vực đất có hàng trăm ngôi mộ của các hộ dân đã phá dỡ, san phẳng nhiều ngôi mộ; trong khi các cơ quan chức năng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ hay di chuyển các ngôi mộ trên…

Người cao tuổi mong chờ phán quyết của Chánh án TAND Tối cao

Người cao tuổi mong chờ phán quyết của Chánh án TAND Tối cao
Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận được đơn (lần 3 ngày 1/6/2025) của ông Tăng Bửu, 69 tuổi, ở số 1 ấp khu 4, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp, phản ánh việc ông Thái Rết, Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng (kí Quyết định số: 161/QĐ-TCCB ngày 12/5/2021) nhằm bảo vệ hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của bà Bùi Thị Đẹp, nguyên Chánh án TAND huyện Mỹ Xuyên; và mong chờ có phán quyết đúng pháp luật của Chánh án TAND Tối cao…

Ông Lê Ân 88 tuổi tố cáo: Đất của VCSB để thi hành án, nhưng tuỳ tiện cấp giấy CNQSDĐ, cho phép chuyển nhượng và bồi thường cho người khác

Ông Lê Ân 88 tuổi tố cáo: Đất của VCSB để thi hành án, nhưng tuỳ tiện cấp giấy CNQSDĐ, cho phép chuyển nhượng và bồi thường cho người khác
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn (kèm theo hồ sơ) của ông Lê Ân, đại diện Hội đồng tự xử lí, thanh lí và giải thể Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB), địa chỉ 414/27 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP Vũng Tàu có đơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Giấy biên nhận ngày 10/6/2025 của Ban Tiếp công dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tố cáo: Tự ý lấy đất của VCSB cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), cho phép chuyển nhượng và bồi thường cho người khác khi đã có Văn bản ngăn chặn của Cơ quan Thi hành án tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2004…

Cần quan tâm đến tín ngưỡng tâm linh của người dân thôn Mỹ Thôn

Cần quan tâm đến tín ngưỡng tâm linh của người dân thôn Mỹ Thôn
Nhiều người cao tuổi ở thôn Mỹ Thôn, xã Xuân Lai thông tin tới Tạp chí Người cao tuổi về những vấn đề liên quan đến văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong việc di dời mồ mả, giải phóng mặt bằng. Nhóm phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi đã có mặt tại xã Xuân Lai để ghi nhận toàn cảnh sự việc…

Cho thuê xưởng sản xuất đá mĩ nghệ trong khai trường khai thác đá có đúng quy định?

Cho thuê xưởng sản xuất đá mĩ nghệ trong khai trường khai thác đá có đúng quy định?
Chiều 9/6/2025, tại một xưởng đá mĩ nghệ (nằm trong khai trường khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng của Công ty CP Toàn Minh), tại núi Nhót, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, khiến một người bị thiệt mạng…

Phản hồi của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm

Phản hồi của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm
Sau khi Tạp chí Người cao tuổi số 110 (3984) ra ngày 3/6/2025 đang bài: “Cần làm rõ quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Nam Từ Liêm”, Tạp chí Người cao tuổi nhận được Công văn phản hồi báo chí số: 1381/CCTHADS ngày 5/6/2025 của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho rằng: Thông tin trong bài báo: “Cần làm rõ quyết định thi hành án của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm” chưa chính xác, đề nghị được đăng tải thông tin khách quan, đa chiều mà cơ quan chức năng cung cấp theo quy định…

Cần bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người dân khi thu hồi đất

Cần bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người dân khi thu hồi đất
Ông Nguyễn Minh Chiến, 66 tuổi và bà Hoàng Hải, 75 tuổi, là người đang sinh sống trực tiếp sử dụng đất tại khu vực cuối phố Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, có đơn khiếu tố ông Trần Đình Cường, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy kí ban hành Quyết định hành chính trái quy định pháp luật, cưỡng chế phá dỡ nhà của các hộ dân tại tổ dân phố (TDP) 5 để thực hiện dự án “Khu đô thị Thành phố giao lưu”…

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận đơn của cụ Phan Thị Mến, 84 tuổi, ở 1413 Lê Hồng Phong, khu phố 5, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, phản ánh việc 1 thửa đất, với 3 mảnh trích đo có số liệu khác nhau trong vụ kiện dân sự.

Cần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân

Cần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân
Hiện quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đang tiến hành cưỡng chế thu hồi đất để giao cho một doanh nghiệp làm dự án du lịch và đô thị nghỉ dưỡng trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, tuy nhiên lại không nhận được sự đồng tình của nhiều hộ dân…

Bằng truy tặng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Túc cần ghi đúng địa chỉ

Bằng truy tặng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Túc cần ghi đúng địa chỉ
Phản ánh đến Tạp chí Người cao tuổi, ông Nguyễn Quang Hiển, 82 tuổi, ở khu phố 1 Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, cho biết, cụ Nguyễn Thị Túc (mẹ ông Hiển) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) từ năm 2017, nhưng địa chỉ ghi trên Bằng truy tặng không đúng. Đã nhiều lần ông Hiển kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm…

Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét bố trí ngân sách chống sạt lở

Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét bố trí ngân sách chống sạt lở
Sau khi tạp chí Người cao tuổi có bài viết phản ánh về sạt trượt tại núi Chí Phúc, nằm trong quần thể thắng cảnh Hàn Sơn, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo giao các Sở, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu hỗ trợ kinh phí đầu tư bằng một dự án chống sạt lở…

Cần làm rõ và xử lí nghiêm vụ học sinh đánh bạn dẫn đến chấn thương sọ não

Cần làm rõ và xử lí nghiêm vụ học sinh đánh bạn dẫn đến chấn thương sọ não
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn, thư của gia đình bà Tạ Thị Giang, ở xã Tràng Lương, TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, phản ánh về việc con bà là cháu B, học sinh lớp 5B, Trường THCS Tràng Lương bị bạn học đánh nhưng Ban giám hiệu (BGH) nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tắc trách, dẫn đến cháu bị chấn thương não, nguy hiểm đến tính mạng...

Cần giải quyết triệt để việc tranh chấp đất tại thôn Ngãi Cầu

Cần giải quyết triệt để việc tranh chấp đất tại thôn Ngãi Cầu
Bà Nguyễn Thị Phấn, 76 tuổi, ở thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội gửi đơn đến Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh việc phần ngõ đi duy nhất vào nhà (sử dụng ổn định từ năm 1971), hiện đang bị xâm lấn xây dựng khi chưa được giải quyết tranh chấp ranh giới. Dù đã nhiều lần gửi đơn nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lí dứt điểm…

Người cao tuổi bức xúc việc đất được cấp sổ đỏ đúng quy trình, ở gần 20 năm, nay bị cho là cấp sai

Người cao tuổi bức xúc việc đất được cấp sổ đỏ đúng quy trình, ở gần 20 năm, nay bị cho là cấp sai
Mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo đúng trình tự, thủ tục, có xác nhận nguồn gốc đất của thôn xóm, được UBND xã và được chính UBND huyện Hiệp Hòa cấp. Tuy nhiên, UBND huyện Hiệp Hòa dựa vào một lá đơn khiếu nại để tiến hành thu hồi giấy chứng nhận với lí do “cấp không đúng nguồn gốc”, khiến người dân vô cùng bức xúc...

Đủ cát để cung ứng cho Dự án đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh

Đủ cát để cung ứng cho Dự án đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh
Dự án vành đai 3 có tổng chiều dài 76,3km, đi qua 4 địa phương gồm: TP Hồ Chí Minh (47,35km), tỉnh Đồng Nai (11,26km), tỉnh Bình Dương (10,76km), tỉnh Long An (6,81km). Tổng mức đầu tư ban đầu được công bố khoảng 75.400 tỉ đồng.
Xem thêm
Quyết liệt xử lý vi phạm đất đai trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Quyết liệt xử lý vi phạm đất đai trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Hiện nay, huyện Vĩnh Tường đang trong giai đoạn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Đây là giai đoạn rất dễ xảy ra “ khoảng trống trong quản lý” đặc biệt là lĩnh vực đất đai, tình trạng vi phạm đ
Cưỡng chế hộ dân vi phạm đất đai tại xã Minh Quang

Cưỡng chế hộ dân vi phạm đất đai tại xã Minh Quang

Sáng 30/5, UBND xã Minh Quang (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) tổ chức cưỡng chế đối với hộ ông Trần Văn Trưởng, thôn Xạ Hương vi phạm pháp luật về đất đai.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về người cao tuổi

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về người cao tuổi

Hiện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 180.000 NCT, chiếm khoảng 13% dân số tại địa phương. Trong đó, hơn 65.000 người ở độ tuổi từ 60–69; khoảng 5.000 người từ 90 tuổi trở lên; trên 17.500 người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, gần 100% được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, và hơn 95% được khám sức khỏe định kì hằng năm. Để làm tốt công tác NCT, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến NCT.
Cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Lê Cao Phấn

Cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Lê Cao Phấn

Sau nhiều năm ông làm thủ tục giấy tờ để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng UBND thành phố Sầm Sơn không giải quyết. Nhiều lần ông Phấn làm đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền.
Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …
Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Phản ánh đến Tạp chí Người cao tuổi, cụ Phạm Tiến Đạt (82 tuổi, gia đình chính sách, con liệt sỹ, sinh sống tại Tổ dân phố số 1, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông rất hoang mang, lo lắng khi không vi phạm hành chính nhưng bị chính
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận đơn của cụ Phan Thị Mến, 84 tuổi, ở 1413 Lê Hồng Phong, khu phố 5, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, phản ánh việc 1 thửa đất, với 3 mảnh trích đo có số liệu khác nhau trong vụ kiện dân sự.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Cụ Lê Ân, 88 tuổi, địa chỉ 414/27 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đơn gửi Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh đã bị chiếm đoạt nhiều tài sản…
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Phạm Văn To, 60 tuổi, ở xã Lê Trì, huyện tri Tôn, tỉnh An Giang, bị đơn trong vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu tài sản; yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu; yêu cầu tuyên Hợp đồng tặng cho tài sản vô hiệu; yêu cầu bồi thường thiệt hại; yêu cầu hủy Giấy chứng nhận QSDĐ; yêu cầu di dời tài sản trên đất giao trả đất; yêu cầu công nhận QSDĐ”; nguyên đơn: Bà Phạm Thị Quang (Bản án sơ thẩm số 96/2024/DS-ST (Bản án 96) ngày 18/7/2024 của TAND tỉnh An Giang).
Cách tra cứu thông tin quy hoạch đất đai

Cách tra cứu thông tin quy hoạch đất đai

Hỏi: Sau thời gian tìm hiểu, gia đình tôi đang dự tính mua một mảnh đất ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, theo dư luận địa phương, khu vực này có nhiều lô đất thuộc diện quy hoạch. Xin hỏi kiểm tra thửa đất có thuộc diện quy hoạch như thế nào? Đào Xuân Tường (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)
Chưa trả tiền sử dụng đất, có được sang tên GCNQSDĐ không?

Chưa trả tiền sử dụng đất, có được sang tên GCNQSDĐ không?

Hỏi: Gia đình tôi mua một thửa đất nhưng chủ cũ chưa trả tiền sử dụng đất. Xin hỏi gia đình tôi có được sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) không? Hoàng Văn Đáng (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn)
Quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc

Hỏi: Tôi có thửa đất rộng 350m2. Do 2 con gái tôi lấy chồng ở xa, nên tôi muốn lập di chúc cho cháu (con anh trai) một phần đất để làm nhà thờ khi qua đời. Xin hỏi, tôi có thể lập di chúc cho cháu trai tôi 50m2 đất mà không cần ý kiến của 2 con gái có được không? Chu Văn Thông (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Phiên bản di động