Công tác cán bộ phải từ nội lực

Từ xưa trong dân gian đã có thành ngữ “Đẻ non, chín ép” để nói về những hiện tượng gượng ép, không thuận theo quy luật tự nhiên và cũng được dùng để phê phán tình trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ bất chấp người đó có đủ năng lực, trình độ, đức tài hay không đã xảy ra ở một số địa phương... mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ hiện tượng cán bộ “chín ép”, “thăng tiến thần tốc”, “đỏ vỏ xanh lòng” không phải là hiếm gặp, gây nhiều bức xúc trong dư luận.

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kì 2020-2025 ngày 19/11/2020, trong phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra hạn chế: “Có nơi chuẩn bị nhân sự chưa thật kĩ, còn biểu hiện cục bộ địa phương, bố trí người nhà, người thân chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, uy tín tham gia cấp ủy”…

Những cán bộ này thường ít tuổi, ít năm công tác nên chưa có kinh nghiệm làm việc, tài năng không xuất sắc lại được giao đảm nhận những vị trí lãnh đạo đứng đầu một cơ quan, đơn vị,... Họ thường được “nhúng”, “tráng qua” thực tiễn, “thổi phồng thành tích” để “đánh bóng” và có quá trình lên chức rất nhanh dù chưa đủ các tiêu chí đề bạt, bổ nhiệm. Do “chín ép”, thiếu năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn nên thường đưa ra các quyết định không đúng, lợi dụng chức quyền, không có khả năng quy tụ, gây mâu thuẫn mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, địa phương, làm cho niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền bị giảm sút…

Công tác cán bộ phải từ nội lực
Ảnh minh họa

Tạo hóa sinh ra muôn loài đều tuân theo quy luật tự nhiên. Thực tế cho thấy, một số trường hợp là hậu duệ, con cháu, thậm chí vì tiền, mối quan hệ… có những người được bổ nhiệm vào chức vụ cao rất nhanh, thậm chí “thần tốc”, được người chống lưng che chắn nên kiêu căng, tự mãn, vi phạm pháp luật, vừa leo cao đã ngã đau, dẫn tới bị cách chức vụ trong Đảng, chính quyền, có người phải vào vòng lao lí.

Trong “Kinh thi” có câu “Tảo khai, tảo lạc”, nghĩa là hoa nở sớm, rụng sớm. Do đó, “đẻ non, chín ép” là một thông điệp cho người có chức quyền cần phải coi trọng quy luật tự nhiên, nếu coi thường ắt phải chịu hậu quả xấu. Những cán bộ “chín ép” chính là nạn nhân, lại vừa là nguyên nhân gây ra những hậu quả đáng tiếc vừa đau xót, vừa cười ra nước mắt.

Chuyện về cán bộ còn dài, nhiều kì. Xin kể câu chuyện sau: Một người tình cờ thấy một cái kén bướm. Ông ta để ý và một hôm xuất hiện trên chiếc kén một cái lỗ nhỏ. Ông kiên nhẫn theo dõi con bướm khi nó cố vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó nhưng hình như nó đã cố hết sức vẫn không thể làm gì được nữa. Thấy vậy, ông ta quyết định giúp con bướm bằng cách dùng kéo cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra nhưng thật tội nghiệp vì nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Ông ta tiếp tục theo dõi với hi vọng đến một lúc nào đó đôi cánh của con bướm sẽ to lên, xòe rộng ra để nâng đỡ thân hình và phần thân sẽ nhỏ đi. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra, trong quãng đời còn lại con bướm chỉ bò quanh quẩn với một cái thân sưng phồng và những chiếc cánh nhăn nhúm vì không bao giờ có thể bay được.

Người đàn ông tốt bụng nhưng không hiểu rằng, chiếc kén chật chội và sự chật vật của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà tạo hóa buộc con bướm phải trải qua, chất lỏng trong thân con bướm sẽ chảy vào cánh để giúp cho cánh cứng đủ sức bay ngay khi thoát khỏi cái kén.

Đôi khi nếu quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, có thể sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có và theo quy luật tự nhiên thì sẽ không bao giờ có thể “bay” được. Vì thế, ai đó thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực đầy căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó sẽ trưởng thành hơn. Sự nỗ lực vượt qua khó khăn sẽ tạo thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công. Do đó, không được bỏ cuộc mà phải luôn vươn lên thực hiện ước mơ của mình. Nếu ai có quyền thế cần cân nhắc thật kĩ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau như người đàn ông vì thiếu hiểu biết đã tác động “giúp” con bướm nhỏ không để nó trưởng thành theo quy luật tự nhiên nên vô hình trung đã làm hại nó.

Thanh An

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).
Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Khắc sâu lời Bác căn dặn 70 năm trước

Cách đây 70 năm, trong cuộc gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ) vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Nhà báo và những thách thức trong cơn lốc truyền thông mới

Thế kỉ XX chứng kiến bước phát triển sôi động của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông,... đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại

Các nền văn minh của nhân loại đều bắt nguồn từ các dòng sông lớn. Dòng chảy của sông cũng là dòng chảy của lịch sử nhân loại…
Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Xây dựng cho thiếu nhi đời sống thái bình, tự do, sung sướng

Cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (1948) của tác giả Trần Dân Tiên đã viết lại những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến về đời sống của thiếu nhi ở Liên Xô, khi Người đặt chân lên đất nước này.

Tin khác

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh

Nhận diện để đấu tranh đẩy lùi, loại trừ thói xu nịnh
Thói xu nịnh nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, quyết định không đúng. Kẻ xu nịnh và kẻ ưa nịnh đều tự hủy hoại nhân cách của mình, làm hại người tốt, thậm chí đây là một trong những căn nguyên gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực… Nhận diện và quyết tâm đấu tranh, đẩy lùi thói xu nịnh là việc cấp bách hiện nay.

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...
Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân
Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...
Xem thêm
Phiên bản di động