“Chiến lược vaccine” và “Ngoại giao vaccine”!

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019, lây lan khắp toàn cầu là thảm họa của thế kỉ XXI, đe dọa sức khỏe, tính mạng nhân loại bởi đã hơn 200 triệu người mắc, hàng triệu ca tử vong, làm đảo lộn mọi hoạt động trên hành tinh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng cho hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vì thế, chiến lược vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra từ năm 2020 khi đại dịch bùng phát khắp năm châu.

Tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 24/3/2021 Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) (VNHRC) họp lần thứ 46 thông qua nghị quyết kêu gọi tiếp cận công bằng, giá cả hợp lí với vaccine Covid-19 được 130 quốc gia, vùng lãnh thổ tán thành, khẳng định quyền của các nước trong sử dụng linh hoạt quy tắc hiện hành của WHO và sở hữu trí tuệ với vaccine Covid-19. Trước đó, LHQ và WHO đã hình thành Chương trình COVAX Facility (Cơ chế toàn cầu bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine Covid-19), công bố viện trợ cho 62/92 nền kinh tế thu nhập thấp (trong đó Việt Nam sẽ được cung cấp 38,9 triệu liều).

Ấn Độ là nước sản xuất nhiều vaccine nhất (năm 2020 sản lượng gần 60% toàn thế giới) cam kết cung cấp cho các nước 90 triệu liều AtraZeneca. Hoa Kỳ cũng sản xuất nhiều vaccine Covid-19. Chính phủ Hoa Kỳ tổ chức sự kiện công bố cơ hội đầu tư vào COVAX AMC của Ga-vi 2021 để thúc đẩy cam kết hỗ trợ. COVAX AMC huy động thêm 2 tỉ USD, mua 1,8 tỉ liều vaccine phân phối miễn phí cho các nước.

Trong chiến lược vaccine, WHO và các nước sản xuất đã cấp phép cho một số vaccine đưa vào sử dụng khẩn cấp.

Bộ Y tế nước ta đã cấp phép có điều kiện sử dụng khẩn cấp 8 loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 mà WHO và các nước công nhận. Hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đã tiếp nhận vaccine do COVAX Facitily cung cấp.

“Chiến lược vaccine” và “Ngoại giao vaccine”!
Ảnh minh họa

Việt Nam có vị trí cận kề ổ dịch đầu tiên của thế giới nên ngay từ tháng 1 năm 2020 đã có dịch. Trải qua 4 đợt dịch lớn, nghiêm trọng nhất là từ ngày 27/4/2021 bùng phát ở TP Hồ Chí Minh rồi hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Nam, rải rác hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước… gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề về sức khỏe, tính mạng, tinh thần người dân và kinh tế, xã hội.

Ròng rã gần 2 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm chiến lược của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt ngành Y tế, Quân đội, Công an cùng Nhân dân thực hiện “Chống dịch như chống giặc”, đẩy lùi và kiểm soát các đợt dịch bùng phát. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, có thể còn kéo dài… yêu cầu cấp bách là phải tiêm chủng vaccine cho toàn dân.

Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/ QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khẳng định: Đẩy mạnh “Ngoại giao vaccine” bằng mọi biện pháp thúc đẩy viện trợ, mua, nhập khẩu, sản xuất trong nước; nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao, sản xuất, cấp phép sử dụng có điều kiện, sản xuất vaccine, thuốc, thiết bị y tế… đáp ứng yêu cầu nhanh nhất, sớm nhất với giá thấp nhất có thể, tạo thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bảo đảm công bằng về vaccine.

Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 18/5/2021 về mua, nhập khẩu, sản xuất vaccine nhằm phòng, chống Covid-19. Riêng vaccine của Trung Quốc, Chính phủ có Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 21/9/2021 “về mua 20 triệu liều vaccine phòng Covid-19 vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc”. Bộ Y tế cũng thỏa thuận, đàm phán với hãng Pfizer (Hoa Kỳ) để cung ứng bổ sung 20 triệu liều vaccine tiêm cho trẻ em 12-18 tuổi.

Để có nguồn lực mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vaccine, ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư 12.100 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của năm 2020 còn huy động Nhân dân, các doanh nghiệp đóng góp, thu được gần 10.000 tỉ đồng…

Thời gian qua, hoạt động “Ngoại giao vaccine” rất hiệu quả. Trong các cuộc điện đàm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các nhà lãnh đạo khác đều đề cập, kiến nghị nước bạn ủng hộ Việt Nam về chia sẻ, cung cấp vaccine Covid-19. Cho đến tháng 8, Chính phủ và Bộ Y tế đã đàm phán, tiếp cận với các nước, các hãng sản xuất để được cung ứng ít nhất 150 triệu liều đủ tiêm chủng 2 mũi cho 70 - 75% số dân cả nước trong năm nay.

Chuyến đi Châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, qua báo cáo của Đại sứ 6 nước cho thấy nhiều nước thuộc EU rất tích cực ủng hộ Việt Nam. Chính phủ Séc tài trợ 250.000 liều, chuyển nhượng 500.000 liều vaccine. Cộng đồng người Việt tại Séc ủng hộ “Quỹ Vaccine” 1,5 tỉ đồng. Chính phủ Đức ủng hộ 2,5 triệu liều, cộng đồng người Việt tại Đức ủng hộ “Quỹ vaccine” 50.000 Euro, 500.000 bộ xét nghiệm nhanh trị giá 2 triệu Euro. Chính phủ Hungari tặng 100.000 liều vaccine. Chính phủ Slovakia tặng 150.000 liều (đang đàm phán để có thể nhượng lại 2,5 triệu liều), tặng 75 máy thở, 15 màn hình, 20.000 máy đo nồng độ ô-xy, 800.000 bộ xét nghiệm. Chính phủ Ba Lan ủng hộ 500.000 liều vaccine và thiết bị y tế trị giá 4 triệu USD (sẽ nhượng lại 3 triệu liều Pfizer). Bộ Ngoại giao Bỉ trao tặng 100.000 liều AtraZeneca và vật tư y tế trị giá 27 tỉ đồng. Tập đoàn Vingroup tại châu Âu tặng 645 máy thở, 500 máy Monitor trị giá 962.000 Euro (tương đương 480 tỉ đồng). Bà Nguyễn Thị Minh Hồng (Kiều bào ở Đức) tặng 500.000 bộ xét nghiệm nhanh trị giá 2 triệu Euro…

Chuyến thăm Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thu nhiều kết quả “Ngoại giao vaccine”. Cuba là nước sản xuất vaccine Abdala (hiệu quả đạt 99,92%) đã bàn giao cho ta 2 đợt 1,05 triệu liều. Bộ Y tế kí kết mua 5/10 triệu liều, lập dự án hợp tác nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm và vacccine tại Việt Nam. Hoa Kỳ - nước tài trợ lớn nhất thế giới - thông qua COVAX Facitily đã giao cho Việt Nam 5 triệu liều. Trong chuyến thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Kamala Haris tặng 1 triệu liều, nâng tống số lên 6 triệu liều Pfirez, viện trợ Dự án Trung tâm CDC Hoa Kỳ đặt tại Hà Nội. Nhật Bản tặng 3,58 triệu liều AtraZeneca; ngoại trưởng Nhật Kisho Nobuo sang thăm tặng thêm 1 triệu liều. Trung Quốc đã tặng 2,7 triệu liều và chuyến thăm của ngoại trưởng Vương Nghị tặng thêm 3 triệu liều, nâng tống số lên 5 triệu liều vaccine Covid-19...

Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine Covid-19 đã và đang triển khai 5 loại vaccine, trong đó 2 loại do chính Việt Nam chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, 1 loại gia công đóng ống Nano Covax, còn các loại khác đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển. Ngày 24/9/2021, Việt Nam thành công sản xuất lô vaccine Covid-19 đầu tiên hợp tác với SputnikV (Nga) được phân tích, đánh giá đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng. Các loại chuyển giao công nghệ là vaccine VBC-COV19-154, Recombinant SARS–CoV-2 Protein. Công ty CP Công nghệ Sinh học Dược Nanogen và Covivac của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối, sẽ được Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Quốc gia tiếp tục thẩm định để Hội đồng Tư vấn cấp phép lưu hành thuốc và vaccine (Bộ Y tế) cấp phép.

Từ kết quả này, trong thời gian tới nước ta có thể sản xuất số lượng lớn, hoàn toàn tự chủ nguồn vaccine Covid-19 một cách ổn định, lâu dài để ngăn ngừa dịch bệnh.

Kim Quốc Hoa
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “thừa nhận sự thất bại của kinh tế Nhà nước” và “đang hướng lái theo chủ nghĩa tư bản”.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Ngày 15/6/2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng ta đã sử dụng báo chí như một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại để đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Những tờ báo cách mạng đã góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Nhân kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chúng ta cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển các tờ báo tiền thân của Đảng...
Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Nhà thơ Tố Hữu đã dịch bài thơ “Đợi anh về” của nhà thơ Konstantin Simonov vào năm 1947 và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng không chỉ là nhà thơ nổi tiếng, Simonov còn là một phóng viên mặt trận ưu tú của đất nước Xô viết.
Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Tin khác

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong các bài viết, phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị trong nước và quốc tế gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh đến kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc, chống phá...

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi này của Người đã được toàn dân hưởng ứng, tạo thành một sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua những khó khăn và giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng”. Trong bài “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà Người dạy không chỉ là lí tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên noi theo mà còn trở thành chuẩn mực cho mọi người hướng tới”.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 3: Giải mã mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 Phan Thị, mộ 1850 là mộ vợ chồng thay tên đổi họ, chờ kết quả khảo cổ

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là bản thiên anh hùng ca bất diệt cho ý chí tự lực, tự cường dân tộc, trọn cuộc đời hiến dâng cả tuổi thanh xuân và tuổi già cho Tổ quốc và Nhân dân.

Tình trạng lạm dụng NCT

Tình trạng lạm dụng NCT
Các loại lạm dụng NCT thường gặp bao gồm lạm dụng về thể chất, lạm dụng về tâm lí và lạm dụng về tài chính. Mỗi loại lạm dụng NCT có thể là cố ý hoặc vô ý. Lạm dụng thể chất là việc sử dụng vũ lực dẫn tới tổn thương hoặc khó chịu về thể chất hoặc tâm lí.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 2: Mộ 1850 là hài cốt người phụ nữ cải táng từ miền Bắc, xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 1: Xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành đã 13 năm (2012-2025). Tuy vậy hiệu quả của nó rất khiêm tốn. Thuốc lá vẫn bán tràn lan, người hút thuốc nơi công cộng kể cả trẻ em, học sinh phổ thông vẫn xảy ra. Các bệnh tật liên quan tới thuốc lá vẫn làm cho hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng.

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy
Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc
Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Xem thêm
Phiên bản di động