Tình trạng lạm dụng NCT

Nghiên cứu - Trao đổi 04/06/2025 09:35
Trả lời 6. Các báo cáo của tỉnh Quảng Nam và Bảo tàng Quảng Nam nhận định mộ 1856 Phan Thị và mộ 1850 ông Huỳnh là song mộ vợ chồng vì có con là hiếu tử Văn Dục lập bia mộ.
Nhà nghiên cứu cho rằng nhận định trên là không có căn cứ. Và đưa ra 5 căn cứ khoa học để chứng minh, Hiếu tử Văn Dục không phải con của vợ chồng cụ Huỳnh và cụ Phan Thị. Mộ 1850 và 1856 không phải song mộ vợ chồng mà là mộ vợ cả, vợ thiếp như nội dung trong báo cáo ngày 15/5/2025, chúng tôi đã trình bày rõ.
Trả lời 7. TS Hà Thị Sương cho rằng, hướng mộ 1850 là hướng người dân địa phương chọn xây mộ theo hướng đầu gối núi phía Tây, chân đạp sông phía Nam, không phải là hướng riêng cho tuổi người nằm dưới mộ 1850.
Bà Nghiêm Thị Hằng không đồng thuận với ý kiến này và lí giải: Việc chôn cất người xưa thường chôn trong vườn nhà, không phải là đất nghĩa địa của làng, do đó không tuân theo hướng chung trong nghĩa địa. Những nghĩa địa cổ và ngay cả nghĩa địa mới, hướng các ngôi mộ cũng không đồng nhất một hướng chung. Điều này được giải thích ngoài hướng phong thủy đầu gối núi, chân đạp sông, các gia đình đã xem tuổi người chết để tìm hướng mộ chôn cất cho phù hợp. Theo cách chọn hướng mộ “Những người mất vào năm Dần - Ngọ - Tuất nên chọn quay đầu vào hướng Đông hoặc Tây. (Nữ sĩ Hồ Xuân Hương mất năm 1822 Nhâm Ngọ), hướng thuộc Tây tứ trạch bao gồm: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương hướng Đông Bắc, phù hợp với người nằm dưới mộ 1850. Đây là căn cứ khoa học để lí giải hướng phần mộ của bà Phan Thị 1856 và hướng phần mộ 1850 cùng chôn trong vườn nhà nhưng hướng mộ khác nhau vì năm mất khác nhau, cụ Phan Thị mất năm 1856, nữ sĩ Hồ Xuân Hương mất năm 1822.
![]() |
Mộ 1850 bị đào trộm ngày 7/3/2012 lấy đi cổ vật là chiếc tráp, vứt xương trắng xốp lên vườn. Đây là căn cứ mộ người phụ nữ cải táng từ miền Bắc đưa vào Tam Kỳ. |
Trả lời 8. TS Hà Thị Sương cho rằng không có căn cứ mộ 1850 là mộ cải táng.
Nhà nghiên cứu cho rằng, nhận định này không có căn cứ. Viện dẫn mộ 1850 bị đào trộm ngày 7/3/2012, hiện trường có xương cốt sạch và chiếc tráp đồ tùy táng bị lấy đi. Đây là căn cứ các nhà nghiên cứu nhận định: Mộ 1850 là mộ cải táng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, sau năm 1842 được đưa từ hồ Tây (ở miền Bắc) vào Tam Kỳ chôn cất trong vườn đất nhà chồng. Phù hợp với chiếc tráp bị trộm lấy đi là căn cứ phần mộ của người phụ nữ chôn theo chiếc tráp đựng đồ trang sức là đồ tùy táng; Phù hợp với nội dung minh bia 1850 người nằm dưới mộ là người chết trẻ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương mất năm 1822, tuổi mệnh hưởng dương 49 tuổi.
Việc mộ 1850 là mộ cải táng, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam thì: “Cải táng là tập quán lâu đời của người Việt chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, còn từ miền Trung, miền Nam hầu như không có tập quán cải táng mà chôn mộ dài một lần”.
Trả lời 9. Về những hình con dơi trên 3 bia mộ, theo TS Hà Thị Sương, tôn giáo hình con dơi thể hiện là con dơi ngũ phúc ở đình chùa và cả trên lăng mộ, không liên quan đến tên ông Trần Phúc Hiển và hình con dơi trên 3 ngôi mộ.
Bà Nghiêm Thị Hằng không đồng thuận ý kiến này. Bởi qua nghiên cứu, bà ghi nhận nhiều hình ảnh con dơi ở đình chùa đều có nét chung: Con dơi ngậm chữ thọ; chữ phúc, đồng tiền, ngậm khánh và tọa trái đào. Hình ảnh con dơi trên phần mộ rất hiếm và không có hình con dơi bị xâu miệng bằng nửa khuyên tròn (vòng tròn xích tay tử tù) như ảnh con dơi trên bia mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 và mộ 1850. Đây là hình con dơi cá biệt, không có trong biểu tượng ngũ phúc con dơi trong đền chùa. Trong trường hợp cá biệt tên ông Trần Phúc Hiển có chữ Phúc (tên đệm) đồng âm với con dơi. Người viết bia mộ và minh bia 3 ngôi mộ này là ông Trần Hòa Phủ, người họ Trần ở Tam Kỳ (cùng họ với tử tù Trần Phúc Hiển), hiểu rất rõ mối quan hệ vợ chồng giữa những người nằm dưới mộ, để khi xây dựng 3 lăng mộ vợ chồng ông Hiển, đã lấy biểu tượng con Dơi (tên ông Phúc Hiển là tử tù kí hiệu là con dơi bị xâu miệng bằng nửa vòng khuyên tròn khắc lên 3 bia mộ làm kí hiệu liên kết mộ của 3 vợ chồng.
Chưa hết, trên hình khắc rìa bia mộ Giày Thầy Lánh (mộ người chồng) có hình người mặt dơi với 2 dây thắt cổ, là kí hiệu (mặt dơi tên ông Phúc Hiển bị chết do hành xử giảo thắt cổ), được khắc lại trên bia mộ 1856 và bình phong tiền mộ 1856 Phan Thị (vợ cả). Đây là kí hiệu liên kết 2 ngôi mộ của vợ chồng tử tù Trần Phúc Hiển, qua hình tượng người chồng bị thắt cổ chết. Chúng tôi đã nghiên cứu các bia mộ cổ trong vùng, không có bia mộ nào trang trí hình cơn dơi bị xâu miệng bằng nửa khuyên tròn và khắc người mặt dơi có 2 dây thắt cổ, như mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 Phan Thị và mộ 1850. (Nội dung này, báo cáo ngày 15/5/2025 đã chứng minh)
Trả lời 10. TS Hà Thị Sương cho rằng, hình trang trí hình xoáy ốc trên lăng mộ, bia mộ 3 ngôi mộ trên là hình trang trí thông dụng trong cuộc sống không có liên quan gì đến bài thơ “Ốc nhồi” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Nhà nghiên cứu cho rằng, nhận xét trên là thiếu căn cứ. Và chứng minh: Mộ ông Kum người Nhật Bản ở Hội An, 2 tay ngai mộ có trang trí hình xoáy ốc. Mộ bà họ Lê (mả xóm 3) thôn Đồng Nà, tay ngai vòng lăng mộ trang trí ốc xoáy. Còn mộ 1850 ông Huỳnh (nghi là mộ bà Hồ Xuân Hương) có 2 phù điêu ốc nổi và 2 cột trụ cổng hình xoáy ốc lớn, so sánh không có ngôi mộ cổ nào trong vùng có phù điêu và trụ cổng giống như mộ 1850. Đây chính là kí hiệu khẳng định lăng mộ 1850 là phần mộ Hồ Xuân Hương bởi nữ sĩ là tác giả bài thơ “Ốc nhồi”: “Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi”. Liên quan đến từ “ốc” trong thơ Hồ Xuân Hương, chỉ ra mộ 1850 là mộ của nữ sĩ. Viện dẫn này giống như bài thơ “Ngọn nước Tam Kỳ chảy lại đâu?” liên quan đến từ “Tam Kỳ”, thơ của nữ sĩ đã chỉ ra quê hương ông Trần Phúc Hiển. Từ căn cứ kí hiệu phù điêu ốc, cột trụ cổng xoáy ốc lăng mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, liên quan đến những kí hiệu trang trí xoáy ốc trên mộ Giày Thầy Lánh và mộ 1856 Phan Thị, là kí hiệu chỉ dẫn mối liên quan giữa 3 ngôi mộ này là mộ vợ chồng, theo đó mộ Giày (là mộ chồng), mộ 1856 Phan Thị (mộ vợ cả) và mộ 1850 (mộ vợ thiếp nữ sĩ Hồ Xuân Hương). (Còn nữa)
![]() |