Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Đời sống 30/09/2021 17:06
Giữ “vùng xanh” và tạo vùng đẹp ở Long Xuyên
Chuyển hóa thành “vùng xanh” đã khó, giữ được “vùng xanh” càng khó hơn, khi TP Long Xuyên là trung tâm, cửa ngõ của tỉnh An Giang. Song song đó, địa phương phải điều hành, triển khai hàng loạt dự án quan trọng để xứng tầm đô thị loại I. Áp lực càng lớn, trách nhiệm càng cao thì càng phải nỗ lực vượt qua.
Hiện nay, TP Long Xuyên là một trong 3 địa phương trong tỉnh mang màu xanh “bình thường mới”. Trong đó, 8 phường, xã “vùng xanh”, chưa xuất hiện ca bệnh F0 trong cộng đồng 14 ngày; 3 phường “vùng vàng” gồm Mỹ Phước, Mỹ Thới, Bình Đức, còn 1 - 3 ca nhiễm. Còn lại là 2 phường “vùng cam” gồm Mỹ Thạnh và Bình Khánh, có 3 - 4 ca bệnh và khu vực phong tỏa.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Long Xuyên Đặng Thị Hoa Rây thông tin: “Chúng tôi đang đề ra giải pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vùng, từng đơn vị với mục đích bao vây, thu hẹp “vùng cam”, từng bước chuyển hóa sang “vùng vàng” và tiến đến xanh hóa toàn vùng. Đối với “vùng vàng” cũng mở rộng dần sang “vùng xanh” theo địa bàn khóm, ấp. Mốc thời gian thực hiện đến hết ngày 30/9/2021”.
Đại tá Nguyễn Nhật Trường, Phó Giám đốc Công an tỉnh chia sẻ: “Thời điểm này, đừng để bị “thủng lưới”, đừng chạy sau dịch bệnh, vì chắc chắn chạy không kịp với tốc độ lây lan. Thay vào đó, cần chú trọng “3 trụ cột” (kịch bản cảnh báo - xét nghiệm - quản lý); xây dựng bộ tiêu chí thích ứng với điều kiện bình thường mới: doanh nghiệp, nhà trường, cơ sở sản xuất - kinh doanh… hoạt động thế nào để an toàn, hiệu quả”.
![]() |
Cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe người cao tuổi có bệnh lí nền tại Trạm Y tế lưu động. |
Quyết tâm bảo vệ “vùng xanh”, xanh hóa “vùng cam”, “vùng vàng” thì phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể; phải tuyên truyền để người dân tự phòng dịch bằng cách thức dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, đi thẳng trọng tâm. Song song đó là cải tiến phương pháp xét nghiệm (test nhanh, khoanh vùng vừa phải khi xuất hiện F0 trong cộng đồng); nâng cao phương pháp điều trị, không để lây nhiễm chéo trong khu cách li. Cần bảo đảm an sinh xã hội, không để sót người nào” - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh một số nội dung chính cho TP Long Xuyên nghiên cứu, thực hiện.
Đến nay, UBMTTQ TP Long Xuyên đã tiếp nhận gần 4 tỉ đồng do cán bộ, công chức, viên chức, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, Nhân dân và nhiều NCT trên địa bàn đóng góp Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19, để mua trang thiết bị y tế, hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ, người dân khó khăn trong và ngoài địa phương bị ảnh hưởng dịch bệnh...
Để chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh kịp thời cho NCT có bệnh lí nền, Trạm Y tế lưu động phường Mỹ Bình được thành lập gồm: 1 bác sĩ phụ trách, 1 y sĩ đa khoa và 1 dược sĩ trung học thực hiện nhiệm vụ quản lí, theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà và cộng đồng. Trang bị có 1 xe ô-tô chuyên dụng với bình ô-xy, xe đẩy hoặc băng-ca, thiết bị đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, lấy mẫu bệnh phẩm, đồ bảo hộ, sinh phẩm xét nghiệm nhanh và thuốc theo quy định.
![]() |
Lãnh đạo phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên và ê kíp Trạm Y tế lưu động cùng phương tiện chăm sóc người cao tuổi tại nhà. |
Nhiều phường, xã như Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Bình Khánh, Bình Đức, Mỹ Thới, xã Mỹ Khánh… triển khai mô hình “Gian hàng văn phòng phẩm 0 đồng” có sự tham gia của nhiều NCT. Phường Mỹ Thới trao 4 đợt quà cho 451 em, tổng kinh phí trên 145 triệu đồng. Tính đến ngày 17/9, có 1.437 em được hỗ trợ gần 800 bộ sách giáo khoa, 15.000 quyển tập. Ngoài ra, Phòng Giáo dục và Đào tạo đang rà soát để hỗ trợ trang thiết bị học trực tuyến cho học sinh theo chương trình “Sóng và máy tính cho em” theo phát động của Chính phủ…
![]() |
Tặng thẻ BHYT cho học sinh nghèo phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên. |
Kết hợp phát triển kinh tế.
Với trên 570ha đất sản xuất cù lao Ông Hổ, các hội gia đình (trong đó phần lớn là các hộ nông dân NCT) nhân rộng nhiều mô hình làm ăn tăng giá trị từ 100 triệu lên138 triệu đồng/ha. Nông dân ở đây khai thác lợi thế sông nước, thu hút khách du lịch, nuôi trồng xen canh “Xoài+Mai+Lá” đạt hiệu quả ổn định. Xã Mỹ Hoà Hưng và cù lao Ông Hổ là 2 vùng tập trung sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày cho lợi nhuận 64% tổng doanh thu. Thành lập các xã rau ăn an toàn công nghệ cao cung cấp cho các vùng trong khu vực có hoạt động du lịch, khu nhà vườn sinh thái đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh mùa du lịch tạm thời ngưng hoạt động, còn kinh tế Vườn-ao-chuồng vẫn được hộ nông dân duy trì. Cũng do ảnh hưởng dịch bệnh, việc lưu thông không thuận lợi do đó lượng rau củ sản xuất không tiêu thụ hết dẫn đến giá thành hạ. Đây cũng là khó khăn chung rất mong được sự quan tâm của tỉnh để giúp tiêu thụ đũng vụ để giảm bớt khó khăn cho nông dân (trong đó có nhiều hộ NCT).