Trăm năm đá hóa vàng son

Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Đá núi - phận người

Những tiếng leng keng chan chát, những tiếng máy chói tai xoắn xuýt vào vân đá, những đôi tay sần chai vì búa đục, vì đá núi, những khoảng hở da thịt vương trắng bụi đá, người thợ đá Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) miệt mài tạc dựng những sản phẩm mĩ nghệ đặc biệt riêng có của xứ sở nổi danh này. Non Nước ngũ hành sơn là danh thắng cấp quốc gia, ở đó có những di sản của tiền nhân để lại như lễ hội Quán Thế Âm thu hút hàng vạn du khách, là chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, là phong cảnh đẹp cùng nhiều hang động huyền bí như động Âm Phủ, Huyền Không, Huyền Vi, Vân Thông, Vọng Giang Đài… cả Ma Nhai Ngũ Hành Sơn, một Di sản tư liệu thuộc chương trình Kí ức thế giới. Và ở đó, có cả một làng nghề thủ công gần 400 năm tuổi được định danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trăm năm đá hóa vàng son

Phận đá gắn với đời người, những nỗi cực nhọc của nghề đá chẳng mấy người hiểu được. Dưới bàn tay lành nghề của các nghệ nhân tại Làng đá Non Nước Đà Nẵng, những khối đá khổng lồ được gọt giũa, chăm chút và điêu khắc thành những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ nhân Mai Thanh Thiện, người có nhiều năm gắn mình với đá núi ở Ngũ Hành Sơn này bộc bạch, để tạo ra một sản phẩm đá mĩ nghệ hoàn chỉnh cần rất nhiều thời gian và có cả quá trình. Nhiều công đoạn phức tạp như tìm mặt phẳng tạo chân đế, xác định điểm chuẩn để tạo hình, vẽ phác thảo lên giấy rồi mới vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp trên đá. Đối với những sản phẩm kì công mang tính nghệ thuật cao, đòi hỏi người thợ phải thực hiện chúng trên đất sét, sau đó mới bắt đầu chính thức khắc. Sau khi phôi hoàn thiện, thợ sẽ chạm hình nét trang trí hoa văn, đánh bóng sản phẩm. Ở bước này, quan trọng nhất là tạo nét sản phẩm và trang trí, yêu cầu thợ khắc thực hiện thật chính xác và tỉ mỉ và phải có kĩ thuật điêu luyện.

Trăm năm đá hóa vàng son

Ẩn sau vẻ đẹp tinh xảo của những bức tượng đá trắng là bao giọt mồ hôi nhọc nhằn của những người thợ điêu khắc tài hoa. Một ngày bắt đầu khi những tia nắng đầu tiên len lỏi qua những mái xưởng phủ đầy bụi đá trắng xóa. “Lúc mới bắt đầu, tôi thường bị búa xoẹt vào tay, đá dăm văng vào mặt hay những tai nạn nghề nghiệp khác diễn ra như cơm bữa. Có những trường hợp tai nạn như bị đá nghiêng đổ đè vào người, vào chân tay đã xảy ra. Và nguy hiểm nhất vẫn chính là bụi đá phải hít thở vào dù có trang bị bảo hộ khiến sức khỏe bị suy giảm nếu làm lâu ngày”, nghệ nhân chạm khắc đá Phan Thiên chia sẻ.

Sống lại những huy hoàng

Mấy trăm năm thịnh suy của làng nghề, giữ được cho mai sau đâu phải ngày một ngày hai mà được đắp đổi bằng nhiều đời, bằng nỗ lực của từng người, bằng xương máu, mồ hôi công sức, bằng cả những ý tưởng và những đôi tay tài hoa. Nghề đá khởi nguyên từ cụ Huỳnh Bá Quát di cư từ xứ Thanh Hóa vào, lập làng Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp từ thế kỉ XVIII. Rồi nối tiếp đó là những dòng họ như tiền hiền tộc Huỳnh, tiền hiền tộc Lê, tiền hiền tộc Nguyễn Quang… cùng với đó là những thợ đá nổi danh khắp trong Nam ngoài Bắc, như cụ Huỳnh Bá Triêm (còn gọi là ông Cửu Đàn), cụ Hương Sum (tức cụ Huỳnh Đàn) cùng hàng ngàn người thợ đá khác tiếp nối biết bao thế hệ với những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề hôm nay như Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Việt Minh, Nguyễn Sang, Lê Bền…. Từ những sản phẩm thông dụng ban đầu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của đời sống như cối đá, ấm chén, các tượng nhỏ để trang trí... đến pho tượng đá cực kì ấn tượng như tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Nữ thần Chămpa, sư tử đá, tì hưu hay những bức tượng đá cao 5-7m được đục đẽo, chạm khắc sống động đến từng chi tiết nhỏ, cùng với đó là những sản phẩm đá trang trí xây dựng độc đáo, đẹp mắt.

Trăm năm đá hóa vàng son

Nhọc nhằn mà khéo léo, miệt mài mà dụng tâm, tài hoa mà bụi bặm, những người thợ đá Non Nước đã định hình cho xứ sở mình một làng nghề, một di sản trao truyền từ đời trước cho đời này và cả nhiều đời sau nữa. Từ vài người thợ đá ban đầu mấy trăm năm trước, đến bây giờ Non Nước đã có hơn 20 doanh nghiệp và 475 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ, cùng với đó là hơn 3.000 người làm công việc chế tác đá mĩ nghệ. Các sản phẩm của làng đá Non Nước không chỉ được nhiều người dân trong nước biết đến và đặt mua, mà còn được xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Hiện nghề đá mĩ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Hằng năm, làng nghề xuất ra thị trường khoảng 100.000 sản phẩm, doanh thu khoảng từ 700 đến 1.000 tỉ đồng, đóng góp hiệu quả vào kinh tế địa phương.

Ông Lưu Vạn Tâm Anh, Trưởng ban Quản lí làng nghề đá mĩ nghệ Non Nước cho biết, để bảo vệ môi trường và giúp Làng nghề đá phát triển mạnh mẽ hơn, chính quyền địa phương đã quy hoạch các hộ sản xuất nhỏ lẻ vào một khu sản xuất cách nơi cũ khoảng 2km. Làng mới được xây dựng trên diện tích 35ha, với kinh phí đầu tư 154 tỉ đồng để mọi người tập trung sản xuất.

Trước đây nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề được khai thác từ núi Ngũ Hành Sơn, nhưng trước nguy cơ mất đi một danh thắng lịch sử văn hóa, TP Đà Nẵng đã nghiêm cấm việc khai thác đá. Nguồn đá nguyên liệu được đưa về từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Ninh Bình và nhập khẩu từ nước ngoài về. Bây giờ cái tên “Đá Non Nước” hiểu một cách đơn giản là tượng đá được sản xuất tại làng đá Non Nước, chứ không phải tượng đá được làm bằng chất liệu từ đá núi Non Nước. Nhưng cũng có một thực trạng khiến nhiều người băn khoăn, đó là trên thị trường có nhiều cửa hàng lấy tên thương hiệu “Đá Non Nước” để buôn bán. Trên sản phẩm đá mĩ nghệ hầu như không có ai để logo thương hiệu là Đá Non Nước hoặc tên cơ sở sản xuất ra sản phẩm. Đây cũng là vấn đề mà chính quyền địa phương và các cơ sở tại Làng nghề Non Nước đang tìm cách giải quyết.

Nằm nép mình bình yên dưới chân Ngũ Hành Sơn, làng đá Non Nước như một nét vẽ mộc nhưng đầy sức sống để tạo nên bức tranh hoàn hảo của sông núi hữu tình. Không những thế, từ bàn tay tài hoa của những con người nơi đây, đã biến những khối đá từ núi Ngũ Hành xù xì thành những tác phẩm chạm khắc tinh tế đầy sức sống.

Tiêu Dao

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá

Sinh ra ở một vùng quê yên bình, sau khi học hết cấp 3 trường huyện, do không thi đỗ vào đại học, Nam xin bố mẹ cho đi làm nghề mộc ở cơ sở làm đồ gỗ ở cách nhà 5km.
Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Ngày 16/6, tại TP. Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng một số cơ quan ở Trung ương và địa phương tổ chức trao giải vòng thi chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát người khuyết tật lần thứ III năm 2025, với chủ đề ‘‘Tiếng hát từ trái tim”. Đoàn TP. Hồ Chí Minh đạt giải Nhất toàn đoàn,
Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của thế giới, Người còn là nhà báo kiệt xuất. Trong hành trình đấu tranh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm xác định báo chí là một vũ khí sắc bén để tiến công kẻ thù và Người đã sử dụng “thành công” vũ khí đó để đạt mục đích lớn lao của cuộc đời mình...
Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề

Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề

Làng hương Thủy Xuân, TP Huế ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Nay làng hương còn trở thành địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước...
Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc

Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc

Vừa qua, chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, một “nghệ nhân” ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Ngay từ cổng vào, những tác phẩm được làm từ tre, lồ ô, giang... xuất hiện khắp nơi, từ những góc nhỏ trong nhà cho đến khoảng sân rộng,… trông chẳng khác gì một khu vườn cổ tích.

Tin khác

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo
Hơn 10 năm qua, doanh nhân Đàm Ngọc Yến, chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Quang Hưng (thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ các cấp, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.

Người tiên phong trồng dưa chuột ở Kim Sơn

Người tiên phong trồng dưa chuột ở Kim Sơn
Ông Đặng Văn Điểm, 70 tuổi, ở khu Nhuệ Hổ, phường Kim Sơn, TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là NCT dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư trồng dưa chuột bằng phân hữu cơ mỗi năm cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen
Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.

Người soi sâm Ngọc Linh

Người soi sâm Ngọc Linh
Bảo vệ cho “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh, những người soi sâm đã giữ cho cây thuốc quý được toàn vẹn, không bị những loại sâm giả trà trộn làm mất đi giá trị đích thực. Bằng cái tâm và kinh nghiệm, họ bảo vệ quyền lợi không chỉ cho người bán, người mua mà cho cả giá trị của cả một xứ sở...

Người cao tuổi Hội An góp phần giữ cho di sản thêm xanh

Người cao tuổi Hội An góp phần giữ cho di sản thêm xanh
Với nhiều hoạt động cùng các biện pháp bảo vệ môi trường, NCT TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đang góp phần giữ cho Di sản thêm xanh, góp phần thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới...

Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.
Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2 (2023 - 2025) và Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2025 được UBND tỉnh giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện đã nhận được sự đồng thuận trong hội viên, phụ nữ và nhân dân

Tỉnh Quảng Ninh: Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em

Tỉnh Quảng Ninh: Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em
Hằng năm, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra từ 7 - 10 vụ học sinh bị đuối nước. Những vụ việc trên cho thấy công tác phòng, chống cũng như tuyên truyền, giáo dục kĩ năng về phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh ở một số cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế.

“Đánh vật” trên con đường đau khổ

“Đánh vật” trên con đường đau khổ
Mặc dù dự án nâng cấp mở rộng đường Lò Lu tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh dài 2,53km, đoạn từ nút giao đường Lã Xuân Oai tới nút giao đường Nguyễn Xiển) đã được khởi công từ vài tháng nay, nhưng do tiến độ thi công ì ạch, chậm trễ, cùng với sự xuống cấp cực kì nghiêm trọng của con đường, khiến cho hằng ngày người tham gia giao thông trên tuyến đường này không khỏi ngao ngán lắc đầu khi họ như “đánh vật” khi đi qua tuyến đường này.

Về Đông Xá tìm lại hương vị đường non

Về Đông Xá tìm lại hương vị đường non
Làng Đông Xá, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nơi còn lại một lò ép mía đường mật truyền thống. Đây cũng là một trong những nơi sản xuất đường bát thủ công truyền thống hiếm hoi còn tồn tại cho đến ngày nay...

Tuyến đường bộ cao tốc kết nối 3 tỉnh Bình Thuận – Lâm Đồng – Đắk Nông, đoạn qua tỉnh Bình Thuận: Mở lối tương lai!

Tuyến đường bộ cao tốc kết nối 3 tỉnh Bình Thuận – Lâm Đồng – Đắk Nông, đoạn qua tỉnh Bình Thuận: Mở lối tương lai!
Một trong những vấn đề quan trọng khi sáp nhập tỉnh được quan tâm là giao thông thuận tiện để đi lại. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã chủ trì cuộc họp nghe đơn vị Tư vấn báo cáo phương án tuyến đường bộ cao tốc kết nối 3 tỉnh Bình Thuận – Lâm Đồng – Đắk Nông , đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Ấm áp với “Bữa trưa không đồng”

Ấm áp với “Bữa trưa không đồng”
4 tháng qua, Chương trình “Bữa trưa không đồng”, do CLB Áo dài thiện nguyện TP Đà Nẵng phối hợp cùng Nhà may Tuấn Thi và La La Quán thực hiện đều đặn vào ngày 16 và 29 âm lịch hằng tháng, giúp những người bán vé số, xe ôm, sinh viên xa nhà, nhặt ve chai,... xua đi cái mỏi mệt trong cuộc mưu sinh.

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Mỗi lần bạn bè ới nhau đi họp lớp tôi lại thấy tâm hồn trẻ lại như những ngày còn là học trò tuổi 18. Gặp nhau trong giây phút hân hoan tưởng thấy mình vẫn là những cậu học trò tuổi mới lớn, ngoài những cái bắt tay và cho nhau những nụ cười động viên tôi chợt phát hiện trên mái đầu của bạn đã điểm thêm những sợi tóc bạc, những nét nhăn gợn lên trên khuôn mặt, tôi bổng thấy cay cay trên khóe mắt rồi thầm nghĩ "mình đã già ...!".

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 31% dân số hiện thiếu kẽm và kết quả khảo sát mới tại 14 quốc gia cũng cho thấy hơn 20% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nồng độ kẽm trong cơ thể thấp. Trong khi đó, khoáng chất này rất cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzyme liên quan đến các phản ứng sinh hóa quan trọng để tổng hợp prôtêin, sản xuất hormone…

Nhớ Tết Đoan ngọ

Nhớ Tết Đoan ngọ
Mùng 5/5 âm lịch, Tết Đoan ngọ. Ở xứ Quảng quê tôi, Tết này còn được gọi là “cúng mùng 5”. Đó không chỉ là một ngày Tết bình thường mà còn là ngày sum họp, mọi thành viên trong gia đình dù bận rộn cách mấy cũng đều mong về nhà.

Người cao tuổi Đà Nẵng với phong trào ngày Chủ nhật xanh

Người cao tuổi Đà Nẵng với phong trào ngày Chủ nhật xanh
Với tinh thần chủ động sáng tạo, quyết tâm cao xứng đáng vai trò quan trọng trong cộng đồng xã hội, NCT TP Đà Nẵng luôn đi đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường ở thành phố.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen

Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.
Người soi sâm Ngọc Linh

Người soi sâm Ngọc Linh

Bảo vệ cho “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh, những người soi sâm đã giữ cho cây thuốc quý được toàn vẹn, không bị những loại sâm giả trà trộn làm mất đi giá trị đích thực. Bằng cái tâm và kinh nghiệm, họ bảo vệ quyền lợi không chỉ cho người bán, người mua mà cho cả giá trị của cả một xứ sở...
Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2 (2023 - 2025) và Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2025 được UBND tỉnh giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện đã nhận được sự đồng thuận trong hội viên, phụ nữ và nhân dân
Phiên bản di động