Ba ở lại dòng sông

Tám năm sau, tôi trở lại sông Chanh. Trong chuyến đi thực tế cùng đoàn văn nghệ sĩ về lại miền đất đã từng hứng chịu bao nhiêu trận thiên tai khốc liệt, bao nhiêu cuộc đổi đời.

Ngồi trong xe lòng tôi chộn rộn. Mảnh đất nơi đây đối với tôi không phải là xa lạ, dường như tháng năm nào thuở tôi còn bé xíu, cái hình ảnh con sông Chanh uốn lượn, bến phà qua sông và những vạt lau phơ phất ven bờ đã ăn sâu vào tâm trí tôi.

Lạ lẫm chăng cũng bởi cảnh vật nơi đây đã thay đổi ít nhiều. Con đường được nới rộng, nhà cửa mọc lên san sát. Chiếc xe chạy lên dốc cầu qua sông Chanh, khoảnh khắc ở điểm cao của chiếc cầu để gió sông phần phật lùa vào cửa kính khiến lòng tôi se lại, nhấp nhỏm.

Không phải vì tôi sợ gió, sợ độ cao, mà vì cầu qua sông Chanh để lại trong tôi vệt kí ức u buồn, đau thương và ngổn ngang giữa những kí ức ấu thơ ngọt bùi. Mọi thứ hỗn độn như những chiếc phà chở cần cẩu, máy xúc, máy khoan… đang lô nhô, xé nát con sông Chanh.

Ngần ấy năm trôi qua, có lúc tôi đã ngỡ mình sẽ không đủ can đảm để trở lại dòng sông Chanh thêm một lần nào nữa. Hồi tôi quyết định rời khỏi mảnh đất này, tôi biết lòng má đau như cắt. Tôi cũng đau. Má tôi - nửa muốn đi, nửa lại muốn ở lại, má nói: - Hay thôi con ạ! Má thấy lo lo, bồn chồn trong bụng, không chịu nổi!

Tôi ứa nước mắt. Đi thì đau mà ở lại cũng đau. Nhưng, ở lại sông Chanh chắc má đau hơn gấp bội phần, nhất là những buổi chiều má bắc ghế ra hàng ba ngồi ngẩng mặt nhìn về chiếc cầu uy nghi tắm nắng, dưới chân cầu rớt lại mấy giọt buồn thỉu buồn thiu như nước mắt má tôi.

- Đi thôi má! Đi để… chạy trốn nỗi đau.

Nói đến đây, má tôi bật khóc. Hôm dọn nhà, má trân trọng từng món đồ nhỏ nhoi như cái li, cái chén, cả bộ đồ nghề thợ mộc, thợ hồ của ba tôi. Tôi nói với má cái nào mang được thì mang, không thì cho hàng xóm dùng, mang theo lỉnh kỉnh, nhọc lòng lắm. Mắt má buồn buồn. Sau mấy ngày dọn dẹp má cũng chỉ gom được ít đồ gọi là đem theo làm kỉ niệm, mai mốt nhớ quê, nhớ nhà cũ, nhớ sông Chanh má lấy ra ngắm nghía mà hồi tưởng về những năm tháng xa xưa…

- Đem gì thì đem, chứ nước sông Chanh sao mà đem được, con ha?

Má tôi nói vậy. Sông Chanh làm sao mang theo được? Cả nước sông cũng thế. Má con tôi đâu thể rót nước sông Chanh đầy lòng dạ của mình mà mang theo suốt hành trình biệt xứ. Buổi chiều cuối cùng ở lại sông, má ra bờ sông ngồi nhìn từng cánh sóng bạt ngàn, thuở ấy ghe tàu qua lại ít hơn, mặt sông bao giờ cũng bình yên và đêm đêm lại văng vẳng “Điệu hò sông Chanh” ngọt ngào mà sao nghe rưng rưng nước mắt. Má vốc nước sông Chanh rửa mặt, kì cọ chân tay. Má nghiêng đầu để nước sông đẫm ướt mái tóc sợi đen sợi trắng xen lẫn nhau, để mùi sông Chanh thấm vào da thịt má.

Thế đấy, con sông Chanh che chở chúng tôi. Con sông Chanh ngủ yên trong tâm hồn chúng tôi từ lúc rời quê. Có những đêm nằm mơ, tôi thấy mình bồng bềnh trên sông. Nước trôi. Tôi trôi. Tôi lạc vào bờ bãi sông Chanh rợp màu xanh đỏ tím vàng của hoa dại và màu xanh của cỏ. Đẹp lắm! Và, tôi thấy ba tôi. Ba ngồi trên bờ sông Chanh, người ba ướt sũng. Ba dang tay về phía tôi, mỉm cười. Rồi ba khuất dạng giữa dòng sông. Nước trôi chầm chậm…

Minh họa Trần Nhương

Minh họa Trần Nhương

Tôi lớn lên bên sông Chanh. Ngoại nói hồi mới sinh tôi ra, má nấu nước sông Chanh tắm gội cho tôi sạch sẽ, sáng nào cũng bồng tôi ra vạt cỏ ngoài bờ tắm nắng để đến chừng tôi lớn lên đôi chân được khỏe mạnh, thịt da rắn chắc. Nước sông quê đã tiếp thêm nguồn sức mạnh cho tôi, có lẽ vì vậy mà chưa bao giờ tôi gục ngã trên quãng đường đời.

Mùa Hè, mực nước sông Chanh hạ xuống. Cứ mấy hôm tôi lại thấy có đám lục bình trôi tấp vào bờ rồi nấn ná ở đó, đêm nước lớn mới thong dong ra đi. Dòng sông Chanh bắt nguồn từ đâu tôi không biết, đổ về đâu tôi cũng không biết. Má không biết, ngoại không biết. Trong nhà, chỉ ba tôi là biết. Đêm đêm, ba nằm trên võng giăng ngoài thềm ba hút thuốc, ho sù sụ rồi kể cho tôi nghe chuyện dòng sông này rẽ ngoặt thành những dòng sông khác, mang nước về những miền đất khác.

Hồi ấy ba đã từng ra đi, chí làm trai vùng vẫy bốn phương, sông ba đã qua mà biển ba cũng đến. Vậy rồi ba mỏi chân, ba về lại quãng sông này dựng nhà dựng cửa, dựng lại cuộc đời với mảnh vườn nhỏ đầy cây trái phía sau. Rễ cây vươn dài hút phù sa sông Chanh mà lớn nhanh như thổi. Ngày vườn cây sai trái là lúc ba nổ máy koler chạy qua bên kia sông đón má tôi về làm vợ.

Lời thề của ba má tôi có sông Chanh chứng giám – lời thề ghi khắc vào sông. Mùa đông, nước sông dềnh dàng. Mấy lần có người qua sông khuya, đắm ghe, tiếng la hét thất thanh cùng tiếng quẫy đạp nước giữa bao la sóng gợn, ba tôi tức tốc lao nhanh xuống bãi sông nhổ mái dầm bơi xuồng ra cứu những người xa lạ. Tôi thường hỏi từ ấy tới nay ba đã cứu được bao nhiêu người chết đuối trên quãng sông này. Ba tôi ngồi tính rồi lắc đầu, bảo “Không nhớ, nhiều lắm!”. Thế là mỗi đêm ba thường bơi xuồng qua lại trên sông, tôi gọi ba về ngủ thì ba nói không yên lòng chợp mắt… Ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ rọi vào mắt tôi. Tôi giật mình thức giấc, nghe má gọi: - Bo ơi, ra đây mà xem, nhanh lên, Bo. Tôi bước xuống giường, xỏ đôi dép vào chân rồi vừa chạy vừa dụi mắt. Má trỏ tay về phía Nam sông Chanh, trời ơi, tôi trố mắt rồi dụi thêm lần nữa để nhìn cho rõ: - Trời ơi, cái gì… cái gì sừng sững vậy má? - Móng cầu đó. Họ đổ từ mấy hôm trước mà má con mình không trông thấy. Tôi trầm trồ: - Đẹp quá! Vậy là từ nay muốn sang nhà ngoại má con mình không còn phải bơi xuồng nữa, má ha. - Ừ! Con thấy ai không - Má tôi lại chỉ đám người lô nhô phía trên nhịp cầu xây dở, nói tiếp - Ba con đó. Hóa ra mấy hôm nay ba con đi xây cầu.

Vậy mà má tưởng ba bỏ má đi đâu, trách lầm ba, tội ba. Tôi cười mỉm. Đám người trông xa chỉ bé bằng con kiến, nhưng tôi vẫn cố mường tượng ra đó là ba của tôi. Người ba hiền lành. Người ba chân chất, yêu thương má con tôi rất mực. Tôi nhớ ba. Mấy hôm nay ba không về nhà, tôi đã khóc ròng vì tưởng mình làm nên lầm lỗi gì mà ba giận bỏ nhà ra đi. Trời ơi, tôi muốn chạy đến đó mà ôm lấy ba, mà hôn ba. Nhưng má nói: - Thấy vậy chứ xa lắm, Bo ạ! Rồi mai mốt ba sẽ về.

Tôi gật đầu. Từ hôm đó, mỗi ngày tôi đều ngồi bó gối trên thảm cỏ xanh dưới bờ sông trông về phía cây cầu đang xây, lòng vui. Tôi nhớ mỗi lần muốn qua sông, tôi với má phải ngồi trên chiếc xuồng chòng chành, sóng dập dềnh như muốn úp ngược chiếc xuồng lại, nhấn chìm má con tôi. Tôi sợ lắm. Bến đò chị Thắm ngày mấy lượt qua sông. Nhiều lúc thấy bóng chị với bóng xuồng nhỏ như con thoi giữa mịt mù sóng nước sông Chanh, tôi thấy thương chị quá đỗi.

Chị chèo đò không phải vì mưu sinh mà vì tâm hồn chị đã gắn liền với bến nước này, dòng sông này. Chị quý từng bước chân về với quê hương nặng trĩu phù sa của mình, chị đưa đò mặc kệ ngày mưa tháng nắng… Rồi mai này cầu sông Chanh được xây xong, chắc chị Thắm buồn lắm, con đò buồn thiu nhưng cũng đành chịu, má nói mọi thứ rồi cũng đổi thay, bằng cách này hay cách khác, quy luật thời gian sẽ xóa bỏ những thứ cũ xưa để thay thế vào bằng những điều xứng đáng hơn… Đã bao nhiêu năm trôi qua, những lần thâm nhập cuộc sống khiến tôi hiểu thêm về nỗi khổ của con người. Đằng sau những thứ hiện đại, bền vững kia là vô vàn sự hi sinh, máu xương và nước mắt của con người, như chiếc cầu mà chúng tôi đang đi qua.

Anh bảo vệ nể chúng tôi là đoàn văn nghệ sĩ về đây thâm nhập đời sống nên cho chúng tôi dừng xe trên cầu ít phút nhìn ngắm cảnh vật, nhìn ngắm sông Chanh.

Phương lay: - Bo, sao không xuống ngắm cảnh, sông Chanh đẹp và rộng lắm!

Mắt tôi hơi cay, không biết tại gió hay tại điều gì khác mà nó cay đến thế. Tôi nói: - Phương xuống đi, tôi không xuống đâu.

Phương nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lẫm rồi xuống xe. Tôi ngồi một mình, lòng ngổn ngang với những kí ức nhuốm màu xưa cũ. Nhịp cầu sông Chanh đã chứng kiến một dấu vết đau thương, đó là khoảnh khắc chộn rộn tiếng la hét, tiếng khóc, tiếng rên rỉ xót xa, tiếng người còn sống kêu gào lục tìm thân xác người thân trong đống đổ nát khi cầu sập nhịp. Má tôi tìm chồng. Còn tôi tìm ba. Má hóa điên…

Đó là buổi hoàng hôn chập choạng, một âm thanh kinh hoàng tưởng như rung rinh bờ đất bên kia sông, sóng cuồn cuộn sóng. Má con tôi đang lúi húi chẻ củi sau nhà hớt hải chạy ra nhìn về phía cầu sông Chanh. Má tôi chỉ kịp hét lên: “Trời ơi, cầu sập. Bo ơi, chồng ơi…”, rồi má khuỵu xuống. Mắt tôi đầm nước. Tôi đỡ má dậy rồi dìu má chạy về phía Nam, nơi có cây cầu chưa xong một nhịp dẫn đã sập vì một lí do nào đó, chôn vùi mấy chục mạng người trong đống bê tông đổ nát dưới chân cầu.

Hì hụp. Vật vã. Khóc. Ngất. Chúng tôi cào xới đống bê tông sắt nhọn bằng đôi bàn tay xương thịt của mình đến toát máu mà vẫn không tìm thấy xác ba. Xác những người khác đã được đưa lên bờ, đắp chiếu, thắp hương, chờ người nhà đến nhận mặt tử thi. Cảnh tượng ấy thật đau lòng.

- Má ơi, con mệt mỏi quá rồi, má ơi, ba ơi! Tôi bất lực ngồi xuống đống bê tông, khóc ròng, vừa đau vừa tủi. Nước mắt tôi rơi rơi trên mảnh vụn bê tông. Chiều đau thương. Chiều li biệt…

- Phương biết không, hồi trước con sông Chanh không rộng thế đâu, hai bên bãi bờ xanh um, đẹp lắm! Giờ thì sông bị người ta nạo vét, tàu bè chạy qua sóng đánh sạt lở bờ sông.

Sông không còn yên bình như trước.

Tôi kìm lòng bước xuống cầu sông Chanh, đứng cạnh Phương. Tôi chỉ tay về phía xóm nhỏ hiền lành, nói khẽ: - Phương thấy không, nhà tôi ngày xưa ở đó. Từ lúc ba tôi qua đời, má con tôi không còn ở đó nữa mà chuyển hẳn lên thành phố. - Tôi biết, thôi Bo đừng mãi đớn đau, máu ba Bo (cùng những người khác) nhuộm thắm chân cầu, để hôm nay chúng ta đi qua, chiếc cầu sừng sững nối hai bờ sông rộng. - Hồn ba tôi đã hóa vào sông Chanh. Ba ở lại sông.

Chúng tôi đứng trên cao, trời đầy gió. Tôi nhìn xuống sông. Ở đó là ba. Sông là ba. Tôi thèm những giấc mơ mình được trôi bồng bềnh trên sông, như trôi trong tấm lòng êm ái của ba. Ba là vĩnh cửu.

Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Chị em dâu

Chị em dâu

Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.
Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi

Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Tin khác

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

Hoa hồng Vu lan...

Hoa hồng Vu lan...
Chị mới dọn về xóm, xây cái nhà nhỏ, định cư luôn. Con trai chị với con tôi chung lớp 5, ngày nào cũng qua nhà chơi. Thằng nhỏ lễ phép, chỉ phải cái hơi… sa đà: Sa vô chơi là quên luôn trời đất; bữa cơm nào mẹ cũng phải vác roi đi kiếm! Vài lần trò chuyện xã giao mới biết: Té ra chị Hân cũng mẹ đơn thân.
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Trong trận ra quân tại VCK U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam đụng độ đối thủ U23 Kuwait. Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait sẽ diễn ra lúc 22h30 tối nay 17/4 (theo giờ Việt Nam), trên sân Al Janoub tại Al Wakrah (Qatar).
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động