Công văn “ưu ái” doanh nghiệp, người dân tiếp tục “kêu cứu”

Pháp luật - Bạn đọc 04/01/2020 19:42
![]() |
Tóm tắt nội dung đơn kêu oan
Theo đơn anh Quỳnh: “Lợi dụng chúc vụ quyền hạn có hành vi “hình sự hóa vụ việc dân sự" ra lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Bố/Mẹ của tôi ông Nguyễn Xuân Thanh, bà Nguyễn Thị Năm chỉ vì lý do bà Nguyễn Thị Năm tranh dành lấy 7 bao cà phê tươi, mỗi bao khoảng 35kg, giá thị trường là 6.000đồng/kg, tại rẫy cà phê đang có tranh chấp, trong khi đó có mặt lực lượng Công an xã; do bị hại là bà Nguyễn Thị Điệp, địa chỉ: Thôn Châu Thành, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp gọi điện mời đến để làm nhiệm vụ an ninh. Viện KSND huyện Đắk R’Lấp không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại theo quy định, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R’Lấp không giải quyết “đơn đề nghị được đặt tiền để bảo đảm” theo quy định, vi phạm thủ tục tố tụng hình sự nghiêm trọng. Có dấu hiệu bố mẹ của tôi bị “hình sự hóa vụ việc dân sự” bằng lệnh, phê chuẩn bắt tạm giam 3 tháng, chỉ vì tranh giành 7 bao cà phê tươi tại rẫy cà phê đang có tranh chấp; và trong lúc có mặt lực lượng Công an xã do bị hại gọi điện mời đến để làm nhiệm vụ an ninh. Nguyên nhân sâu xa, được anh Quỳnh lí giải từ 2 vụ án dưới đây.
Vụ án thứ nhất:
Ngày 5/1/2008, gia đình anh Quỳnh có lập “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ)” với vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh, bà Trần Thị Na đối với 21.138m2 đất thửa số 29, tờ bản đồ số 06, và 1.952m2 đất thửa số 14, tờ bản đồ số 07, tọa lạc tại thôn Châu Thành, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp. Đồng thời ông Thanh, bà Na giao bản chính GCNQSDĐ số AI475093 và GCNQSDĐ số AI475095 do UBND huyện Đắk R’Lấp cấp cho ông Thanh, bà Na, ngày 18/9/2007.
Sau khi ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ”, ông Thanh, bà Na bàn giao 2 GCNQSDĐ số AI475093, GCNQSDĐ số AI475095 bản chính và giao 2 thửa rẫy trên cho gia đình anh Quỳnh quản lý canh tác, trồng cây cà phê.
Ngày 18/5/2008, vợ chồng ông Thanh, bà Na lại tiếp tục lập “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ” (lần 2) đối với “thửa đất số 29, tờ bản đồ số 06, diện tích 21.138m2 và thửa đất số 14, tờ bản đồ số 07, diện tích 1.952m2, tọa lạc tại thôn Châu Thành, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Nhận chuyển nhượng đất này là bà Nguyễn Thị Điệp, ngụ thôn Châu Thành, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp.
Đến tháng 4/2011, gia đình anh Quỳnh phát sinh tranh chấp rẫy với gia đình bà Nguyễn Thị Điệp.
Ngày 3/4/2011, Gia đình anh Quỳnh như thường ngày đi vào rẫy nhặt điều thị bị gia đình bà Điệp, tổ chức người đánh ông Nguyễn Xuân Thanh sẹo vết thương da đầu vùng trán trái kèm bị lõm sương sọ tỷ lệ 23%; bà Nguyễn Thị Năm bị sẹo vết thương da đầu tỷ lệ 5%; ông Trần Bá Năm bị sẹo vết thương phần mểm tỷ lệ 4%.
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Thanh sẹo vết thương da đầu vùng trán trái kèm bị lõm sương sọ tỷ lệ 23%
![]() |
Bà Nguyễn Thị Năm bị sẹo vết thương da đầu tỷ lệ 5%
Tuy nhiên, đến tận 3 tháng sau Cơ quan CSĐT mới ra quyết định khởi tố vụ án và 2 năm sau Cơ quan CSĐT mới ra quyết định trưng cầu giám định tại Bản kết luận giám định pháp y số 148/BVT-GĐPY ngày 21/3/2013 và Bản kết luật giám định pháp y số 132/BVT-GĐPY ngày 27/6/2013 của Phòng Giám định pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông.
Ngày 19/12/2014, TAND huyện Đắk RLấp ra Quyết định số 26/2014/HSST/QĐ “HĐXX, xét thấy nguyên nhân dẫn đến bị cáo gây thương tích cho gia đình người bị hại là do bà Điệp gọi bị cáo đến cứu giúp và thực tế bị cáo đã dùng vũ lực đối với nhiều người. Ngoài ra những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có đồng phạm khác cùng với bị gây thương tích với gia đình người bị hại Trần Bá Năm 5%,; Nguyễn Thị Năm 5%; Nguyễn Xuân Thanh 23%; Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Tôn Hùng bị thương. Tuy nhiên quá trình điều tra Công an huyện Đắk R’Lấp và Viện KSND huyện Đắk R’Lấp chỉ khởi tố và truy tố đối với bị cáo Phạm Hữu Điệt về tội cố ý gây thương tích với bị hại Trần Bá Năm là không phù hợp theo quy định của pháp luật, chưa phản ánh đúng sự thật khách quan, toàn diện của vụ án và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Do vậy HĐXX yêu cầu Viện kiểm sát điều tra làm rõ các đồng phạm khác và xử lý theo đúng quy định pháp luật”.
![]() |
![]() |
Quyết định số 26/2014/HSST/QĐ ngày 19/12/2014, của TAND huyện Đắk RLấp yêu cầu Viện KSND điều tra làm rõ các đồng phạm khác và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Ngày 1/7/2011, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R’Lấp mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố duy nhất bị can Phạm Hữu Điệt, nhưng vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đắk R’Lấp tạm đình chỉ vụ án.
Ngày 10/3/2015, Cơ quan điều tra hình Viện KSND Tối cao ra Công văn số 273/VKSTC gửi Viện KSND tỉnh Đắk Nông yêu cầu làm rõ nội dung đơn tố cáo của bố, mẹ anh Quỳnh. Ngày 15/1/2015, Cơ quan điều tra hình sự Viện KSND Tối cao ra Công văn số 127/VKSTC gửi Viện KSND tỉnh Đắk Nông yêu cầu làm rõ nội dung số 102 Báo Công lý có bài “Cơ quan điều tra tắc trách hay cố tình làm sai lệch vụ án”. Ngày 16/1/2015, Cơ quan điều tra hình sự Viện KSND Tối cao ra Công văn số 1334/VKSTC Viện KSND tỉnh Đắk Nông yêu cầu làm rõ nội dung số 102 Báo Bảo vệ pháp luật có bài “Bị hại than khóc, nghi can nhởn nhơ”.
Ngày 15/1/2016, TAND huyện Đắk R’Lấp đưa vụ án ra xét xử bị cáo Phạm Hữu Điệt dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho ông Trần Bá Năm tỷ lệ 4%; tại Bản án hình sự sơ thẩm số 03/2016/HS-ST và Bản án hình sự phúc thẩm số 55/2016/HS-PT ngày 10/5/2016 của TAND tỉnh Đắk Nông áp dụng Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Phạm Hữu Điệt 2 năm tù, bị cáo Phạm Thị Điệp với vai trò chủ mưu, tổ chức, nhưng Tòa án chỉ xử phạt 1 năm 6 tháng tù và cho hưởng án treo; còn lại đối tượng gây thương tích cho ông Nguyễn Xuân Thanh tỷ lệ 23% và bà Nguyễn Thị Năm tỷ lệ 5% là các cơ quan tiến hành tố tụng chưa xác định ai gây án. Mặc dù, tại các bút lục trong vụ án hình số 42, 122, 125, 140, 142, 158, 165, 168, 204, 288 thể hiện rõ ngay từ đầu xảy ra vụ án Cơ quan CSĐT đã xác định tất cả các nghi can tham gia gây án và Cơ quan CSĐT đã triệu tập để điều tra; nhưng không hiểu sao Công an huyện Đắk RLấp trả tự do các nghi can và sau đó vụ án được tạm đình chỉ. Mặt khác đối với tài sản bị nhóm bà Điệp đánh chiếm đoạt số tài sản gồm: 1 cặp táp màu đen bên trong có máy ảnh samsung, 4 giấy đăng ký xe máy, 2 sổ ghi nợ, giấy giao nhận tiền, 1 đồng hồ casio, 25.000.000 tiền mặt và 1 nhẫn 5 chỉ vàng 9999 hiện tại Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk RLấp đang giữ nhưng không tiến hành điều tra làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sàn để trả lại bị hại.
Như vậy, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần thiết phải làm rõ, để kết luận chính xác nội dung những tình tiết này của vụ án! Đây là những cơ sở thể hiện có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án và bỏ lọt tội phạm, cho nên bố, mẹ anh Quỳnh tiếp tục làm đơn tố cáo những hành vi này của những người tiến hành tố tụng ở các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đắk RLấp.
Ngày 24/8/2016, Cơ quan điều tra hình sự Viện KSND Tối cao ra Công văn số 1278/VKSTC yêu cầu Viện KSND tỉnh Đắk Nông làm rõ nội dung đơn tố cáo của bố, mẹ anh Quỳnh.
![]() |
Văn bản số 1278/VKSTC VKSND ngày 24/8/2016, của Cơ quan điều tra hình sự Viện KSND Tối cao, tiếp tục yêu cầu tỉnh Đắk Nông làm rõ nội dung đơn tố cáo của bố, mẹ anh Quỳnh
Vụ án thứ hai:
Sau khi gia đình của anh Quỳnh bị bà Nguyễn Thị Điệp tổ chức người quay đánh gây thương tích và chiếm đoạt tài sản thì bố, mẹ của anh Quỳnh mới phát hiện ông Thanh, bà Na có dấu hiệu lửa đảo thực hiện chiếm đoạt tài sản bằng hành vi đem “thửa đất số 29, tờ bản đồ số 06, diện tích 21.138m2 và thửa đất số 14, tờ bản đồ số 07, diện tích 1.952m2, tọa lạc tại thôn Châu Thành, xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông bán 2 lần cho 2 người. Bố, mẹ của anh Quỳnh làm đơn tố cáo gửi đến Cơ quan CSĐT Công an Huyện Đắk RLấp yêu cầu khởi tố ông Thanh, bà Na về hành vi có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, Công an Huyện Đắk RLấp không khởi tố vụ án.
Bố, mẹ của anh Quỳnh tiếp tục làm đơn tố cáo, trong thời gian gia đình anh Quỳnh tố cáo ông Thanh, bà Na thì bà Phạm Thị Điệp đề nghị ông Thanh, bà Na khởi kiện yêu cầu TAND huyện Đắk RLấp hủy “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ” cho gia đình anh Quỳnh vào ngày 5/1/2008.
Ngày 22/7/2015, Cơ quan CSĐT Công an Huyện Đắk RLấp có Công văn số 262/CV- CSĐT trả lời quá trình điều tra xác minh không thu được tài liệu chứng cứ khởi tố vụ án.
Ngày 6/12/2015, TAND huyện Đắk RLấp ra Quyết định số 07/2015, buộc ông Thanh, bà Na thực hiện các thủ tục để hoàn thiện về hình thức hợp đồng 2008 cho bà Nguyễn Thị Năm và ra quyết định trưng cầu giám định chữ ký trên hợp đồng ngày 5/1/2008.
Ngày 26/9/2016, Phân viện KHHS Tổng cục cảnh sát Bộ Công an tại TP Hồ Chí Minh có Kết luận giám định số 2974/C54B như sau: (5). 5.1. Chữ viết, chữ ký mang tên Trần Thị Na dưới mục: “Người vợ ký” trên “ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ” đề ngày 5 tháng 1 năm 2008 (Ký hiệu A1) so với chữ viết, chữ ký dùng làm mẫu so sánh đứng tên Trần Thị Na trên tài liệu M1, M2 là do cùng một người viết, ký ra. Và tại (5). 5.2. Chữ viết, chữ ký mang tên Nguyễn Văn Thanh dưới mục: “Người chồng ký” trên “ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ” đề ngày 5/1/2008 (Ký hiệu A1) “Chủ sử dụng đất ký, ghi rõ họ tên” trên “Biên Bản V/v xác định ranh giới thửa đất” đề ngày 5 tháng 1 năm 2008, (Ký hiệu A2) so với chữ viết, chữ ký dùng làm mẫu so sánh đứng tên Nguyễn Văn Thanh trên tài liệu M1, từ M3 đến M7 là do cùng một người viết, ký ra.
![]() |
![]() |
Kết luận giám định số 2974/C54B ngày 26/9/2016, của Phân viện KHHS tại TP Hồ Chí Minh, thể hiện chữ viết và chữ ký trong “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ” là của ông Nguyễn Văn Thanh và bà Trần Thị Na.
Ngày 19/2/2017, TAND huyện Đắk RLấp thông báo Công văn số 36/CV-TV; Căn cứ vào Kết luận giám định số 85/GĐTL/PC54 (giám định lần 1) ngày 12/12/2013 thì chữ viết và chữ ký trong “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ” là của ông Nguyễn Văn Thanh và bà Trần Thị Na.
Như vậy, “với 02 lô đất nhưng ông Nguyễn Văn Thanh và bà Trần Thanh Na đã sang nhượng 2 lần cho chị Nguyễn Thị Năm và chị Phạm Thị Điệp, anh Trần Thanh Hà; và nhận của chị Điệp, anh Hà 355.000.000đồng; nhận của bà Năm 30.000.000đồng (theo hợp đồng chuyển nhượng là 30.000.000đ). Từ những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì hành vi của ông Nguyễn Văn Thanh và bà Trần Thanh Na có dấu hiệu của tội phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cho nên Tòa án đã làm Công văn số 01/2014/CV-TA ngày 28/5/2014 về việc “Chuyển hồ sơ vụ án” cho Công an huyện Đắk RLấp, tỉnh Đắk Nông diều tra làm rõ theo quy định pháp luật”.
Ngày 6/12/2017, Công an huyện Đắk RLấp Thông báo số 23/TB-CSĐT V/v không khởi tố vụ án hình sự với nội dung như sau; “Cơ quan CSĐT - Công an huyện Đắk RLấp xác định không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Nguyễn Văn Thanh và bà Trần Thị Na đối với bà Phạm Thị Điệp”. Trong khi đó bố mẹ anh Quỳnh tố cáo là bị hại của ông Nguyễn Văn Thanh và bà Trần Thị Na lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bố mẹ anh Quỳnh. Từ những cơ sở nêu trên mà bố mẹ của anh Quỳnh đã làm đơn tố cáo gửi Cơ quan điều tra hình sự Viện KSND Tối cao về hành vi vi phạm tố tụng và bỏ lọt tội phạm trong 2 vụ án trên.
Nhiều dấu hiệu sai phạm
Theo đơn, anh Quỳnh phản ánh: Ngày 7/11/2019, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk RLấp ra Giấy triệu tập số 139 và 140 triệu tập bố mẹ anh Quỳnh đến cơ quan điều tra để làm việc. Theo nội dung được ghi rõ trong các Giấy triệu tập là “Để làm việc liên quan đến đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Năm đối với bà Nguyễn Thị Điệp và xác minh nội đơn tố cáo của bà Năm tố cáo ông Nguyễn Xuân Quang – Điều tra viên Công an huyện Đắk RLấp”. Nhưng khi bố mẹ anh Quỳnh đến làm việc là bị bắt và bị di lý về nhà để thực hiện lệnh bắt và một số công an đến khám xét nhà của anh Quỳnh nhưng không đọc lệnh khám xét nhà. Cùng ngày 7/11/2019, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk RLấp thông báo số 1008 và 1009 về việc bắt bị can để tạm giam. Vì có hành vi: Sử dụng nhiều người uy hiếp tinh thần chiếm đoạt tài sản của người khác, phạm vào Điều 170 Bộ luật Hình sự.
Căn cứ pháp lý Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tội cưỡng đoạt tài sản: 1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội cưỡng đoạt tài sản phải được thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
Khách thể: Hành vi trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Mặt khách quan: (1) Có hành vi đe doạ dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe dọa sẽ thực hiện một hành động hoặc đe doạ sẽ sử dụng sức mạnh vật chất để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe doạ này là làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên. (2) Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó. (3) Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe doạ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ. Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ lúc người phạm tội thực hiện xong hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác kèm theo đòi hỏi về giao tài sản để với mục đích chiếm đoạt.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác.
Chủ thể: Người có năng lực sẽ chịu trách nhiệm hình sự “Tội cưỡng đoạt tài sản”. Xét về mặt bản chất, giá trị về tài sản bị cưỡng đoạt chính là định lượng trong quan hệ này. Quy định này nhằm khắc phục sự không phù hợp khi vừa áp dụng tình tiết định khung và vừa áp dụng tình tiết dựa trên giá trị tài sản bị cưỡng đoạt; theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Tòa án Nhân dân tối cao - Viện KSND Tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật sửa đổi 2009 được áp dụng bởi Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Về thời hiệu hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo số 5003/VKSTC-V14 ngày 02/12/2016 của Viện KSND Tối cao V/v hướng dẫn áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như vậy, căn cứ dấu hiệu pháp lý của tội “cưỡng đoạt tài sản” và các yếu tố thỏa mãn cấu thành tội phạm như đã phân tích, viện dẫn nêu trên; đồng thời căn cứ thông báo số 1008, số 1009 thì Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk RLấp khởi tố bố mẹ anh Quỳnh có hành vi sử dụng nhiều người uy hiếp tinh thần chiếm đoạt tài sản của người khác theo tình tiết định khung tại Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và căn cứ các quy định về tố tụng sau đây: Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015. (Đ9) Phân loại tội phạm quy định phân thành 4 loại tội phạm: (1) Tội phạm ít nghiêm trọng; (2) Tội phạm nghiêm trọng; (3) Tội phạm rất nghiêm trọng; (4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; Quy định, thời hạn điều tra vụ án hình sự được tính kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra như sau: (1) Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; (2) Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; (3) Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện Kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.Căn cứ điều 9 về phân loại tội phạm.
Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. (1) Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Bởi các lẽ trên:
Việc thứ nhất, Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đắk RLấp khởi tố bố mẹ anh Quỳnh là không có cơ sở; và đồng thời ra lệnh, phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bố mẹ anh Quỳnh 3 tháng là thể hiện dấu hiệu vi phạm Điều 172, Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Việc thứ hai, ngày 11/11/2019, anh Quỳnh nộp “Đơn đề nghị được đặt tiền để bảo đảm” và “Giấy cam đoan” để bảo lĩnh thay đổi biện pháp ngăn chặn được tại ngoại phục vụ điều tra cho bố mẹ tại Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R’Lấp và nộp Đơn khiếu nại hành vi vi phạm tố tụng tụng tại VKSND huyện Đắk R’Lấp. Việc không có văn bản phúc đáp đơn của Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R’Lấp và Viện KSND huyện Đắk R’Lấp không thông báo thụ lý, giải quyết khiếu nại của anh Quỳnh theo quy pháp luật là: (1) Vi phạm khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số; 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, ngày 7/8/2018 Quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tam giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm: “Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các giấy tờ có liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì ra Thông báo cho bị can, bị cáo, người thân thích hoặc người đại diện của bị can, bị cáo theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để làm thủ tục đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp thấy không đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị biết trong đó nêu rõ lý do”; (2) Vi phạm Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điểm đ KHOẢN 2 Điều 22. Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm Thông tư liên tịch số: 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, ngày 19 tháng 10 năm 2018, quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; (3) Vi phạm khoản 5 Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm”, theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số: 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, ngày 7/8/2018 Quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tam giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm.
Việc thứ ba, có dấu hiệu thể hiện khi bố mẹ của anh Quỳnh tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Xuân Quang nên mới bị Công an huyện và Viện KSND huyện Đắk RLấp hình sự hóa vụ việc dân sự để khởi tố bắt tạm giam. Nhưng tại thông báo số 1008 và 1009 về việc bắt bị can để tạm giam “Khi cần thiết liên hệ với điều tra viên thụ lý vụ án Nguyễn Xuân Quang số điện thoại liện hệ 0987 677 877”.
![]() |
![]() |
![]() |
Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk RLấp gửi giấy Triệu tập vợ chồng ông Nguyễn Xuân Thanh, bà Nguyễn Thị Năm để giải quyết đơn tố cáo, nhưng bắt rồi di lý về nhà riêng.
Yêu cầu giải quyết đơn xin kêu oan
Theo ý kiến của nhiều luật sư: Căn cứ Chương IV về phối hợp trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thông tư Liên tịch số: 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT, ngày 5/9/2018 Quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015. Những hành vi bị nghiêm cấm; “Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội”.
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.“Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra; Viện Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động Điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động Điều tra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này, phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động Điều tra”.
Căn cứ Khoản 2 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự về “Hành vi không cấu thành tội phạm”.
Căn cứ Điều 158 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: “Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu đã khởi tố thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết”.
Để chứng cứ để chứng minh tội “cưỡng đoạt tài sản” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt; Để bảo đảm tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật trong các trường hợp phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ phạm tội, căn cứ hậu quả do tội phạm gây ra để định khung, từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và truy tố oan sai người vô tội.
“Trong vụ án này thể hiện có nhiều uẩn khúc. Có dấu hiệu thể hiện việc các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đắk R’Lấp hình sự hóa vụ việc dân sự; khởi tố vụ án không đủ cơ sơ, ra quyết định, phê chuẩn bắt tạm giam bố mẹ anh Quỳnh 3 tháng là có dấu hiệu của loại tội phạm Xâm phạm hoạt động tư pháp. Liệu có phải các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Đắk R’Lấp khởi tố vụ án, khởi bị can bắt tạm giam bị can (bố, mẹ) tôi là có tư thù cá nhân, là vì bố mẹ tôi “dám” tố cáo hành vi bỏ lọt tội phạm và làm sai lệch hồ sơ vụ án của nhưng người tiến hành tố tụng các cơ quan tố tụng của huyện Đắk R’Lấp? Nay tôi làm đơn kêu oan này, kính mong lãnh đạo các cơ quan Đài truyền hình, các cơ quan thông tấn báo chí kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết”- Anh Quỳnh nêu vấn đề!
.Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.