Tội “Nhận hối lộ” và chế tài pháp luật hiện hành
Pháp luật - Bạn đọc 26/12/2023 09:06
Theo đó, biện pháp tố tụng với ông Hải được đưa ra trong quá trình mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ”; “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil) và một số cơ quan liên quan.
Liên quan đến vụ án, Cơ quan An ninh đã bắt ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”; ông Lê Duy Minh, cựu Cục trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh bị điều tra tội “Nhận hối lộ”.
Dưới góc độ pháp lí, luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng luật sư Nhân Chính, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, Điều 354 BLHS quy định: Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Ông Đỗ Thắng Hải. |
Người nhận hối lộ thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:
Một, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Hai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Ba, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Bốn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác lợi ích phi vật chất, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định, đồng thời phải là người có chức vụ, quyền hạn.
“Chức vụ, quyền hạn phải liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ sẽ không coi là tội “Nhận hối lộ” mà phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Tội “Nhận hối lộ” được quy định với 4 khung hình phạt chính (4 Khoản). Theo đó, Khoản 1 có mức phạt tù từ 2 đến 7 năm; Khoản 2 có mức phạt tù từ 7 đến 15 năm; Khoản 3 có mức phạt tù từ 15 đến 20 năm; Khoản 4 quy định, người nào nhận của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỉ đồng trở lên; gây thiệt hại về tài sản 5 tỉ đồng trở lên sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”, luật sư Đồng nêu