Rộn rã khi về Cao Phong - xã NTM nâng cao

Cao Phong - xã “Nông thôn mới (NTM) nâng cao” đầu tiên của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên 714,45ha, được chia thành 13 thôn dân cư. Toàn xã có trên 3.000 hộ với trên 10.000 nhân khẩu. Đảng bộ xã có trên 500 đảng viên, trong đó có gần 200 đảng viên là NCT, đang sinh hoạt ở 19 chi bộ...

Nửa nhiệm kì thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI (2020 - 2025) với nhiều đột phá mới

Phải nói là, ngay sau Đại dịch Covid-19 được khống chế, tỉnh Vĩnh Phúc cùng huyện Sông Lô có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, sát thực tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội cho các xã, thị trấn trong huyện, trong đó có xã Cao Phong. Nội tại, người Cao Phong có truyền thống “tư duy nhạy bén, khát vọng, sáng tạo” cùng mặt bằng kinh tế đang phát triển là điểm tựa vững chắc để Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể cùng Nhân dân đoàn kết, đồng tâm, linh hoạt tiến về phía trước.

Điều cốt lõi là Đảng bộ xã phải mạnh, phải nâng tầm để xứng tầm lãnh đạo và chỉ đạo. Do vậy, một trong những “đột phá” là ngay từ sau Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI (2020 - 2025), Đảng bộ xã có Nghị quyết Chuyên đề về công tác xây dựng phát triển đảng viên theo lộ trình 5 năm. Triển khai Nghị quyết chuyên đề này, Đảng ủy xã có kế hoạch cụ thể giao cho từng chi bộ, từng đoàn thể từ xã đến mỗi thôn. Mỗi chi bộ, mỗi đoàn thể đều có chương trình hành động sát thực để tuyên truyền, vận động, kí giao ước thi đua, khơi dậy sự tự tôn, yêu kính, tin tưởng vào Đảng, đồng thời nhận thức rõ hơn về niềm tin, nghĩa vụ của cá nhân góp sức kiến thiết quê hương.

Một tuyến đường “sáng - xanh - sạch - đẹp”  của thôn Nông Xanh, xã Cao Phong.
Một tuyến đường “sáng - xanh - sạch - đẹp” của thôn Nông Xanh, xã Cao Phong.

Một cách làm riêng của Đảng ủy xã Cao Phong là kết hợp với Trung tâm Chính trị huyện Sông Lô mở lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng ngay tại xã mỗi năm (trước đó, các đối tượng của xã đều về học tập trung tại huyện). Năm 2020, lớp đầu tiên mở tại xã cho 56 đối tượng và trong năm kết nạp được 12 đảng viên; năm 2021, mở được 2 lớp cho 100 đối tượng và trong năm kết nạp được 48 đảng viên; năm 2022, mở được 1 lớp cho 35 đối tượng và kết nạp được 43 đảng viên; 6 tháng đầu năm 2023, kết nạp được 24 đảng viên. Rõ ràng, với cách làm này, nguồn bổ sung đảng viên trẻ cho Đảng bộ xã dồi dào về số lượng và chắc chắn về chất lượng.

20 năm, xã Cao Phong không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp

Sự thực này khẳng định cách làm bài bản của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể của xã cùng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể 13 thôn dân cư, đồng thời chứng tỏ sự nhận thức, ý thức, nghĩa tình của Nhân dân xã Cao Phong.

Không phải trong chừng ấy năm, Nhân dân xã Cao Phong không có đơn thư khiếu kiện nào, trái lại, năm nào cũng có và có những vụ việc rất phức tạp, nhất là về lĩnh vực “muôn thuở” đất đai. Song, với phương châm “vì dân, trọng dân” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, mọi vụ việc khiếu kiện lớn, nhỏ đều được giải quyết “thấu lí, đạt tình” ngay tại thôn dân cư. Tùy từng loại khiếu kiện và mức độ giải quyết, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ chuyên môn của xã kịp thời cùng đại diện của thôn nắm tình hình, bàn bạc thấu đáo cách tháo gỡ, giải quyết bằng tình cảm, vận động và tôn trọng luật pháp, kỉ cương, khoa học, minh bạch. Góp phần vào sự bình yên này, có vai trò rất lớn của cán bộ, hội viên NCT trong xã.

Đa dạng các loại hình phát triển kinh tế để dân giàu, xã mạnh

Cao Phong là một xã thuần nông, nhưng nhiều năm trở lại đây có sự chuyển đổi cơ cấu tích cực, đa dạng. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cao Phong nhanh nhạy đổi mới cách nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kĩ thuật, tận dụng thế mạnh địa hình (có mấy thôn ven bờ Sông Lô), có nghề truyền thống, hệ thống giao thông thuận tiện... nên chính họ đã và đang tạo dựng phát triển nhiều mô hình kinh tế trên quê hương.

Sản xuất nông nghiệp trở thành kinh tế nông nghiệp, kinh tế xanh, hàng hóa. Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 2.700 tấn/năm, thực sự là “trụ đỡ”. Dự án cánh đồng “1 lúa, 1 cá” rất mới mà cũng rất hiệu quả, cho thu nhập cao. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là mũi nhọn chiếm tỉ trọng gần 55%. Thương mại - dịch vụ đa dạng, phong phú, chiếm gần 24%. Nghề truyền thống mây tre đan, nghề vận tải đường thủy cùng mấy bến bãi cát sỏi, nghề trồng hoa cảnh, nghề cá thính gia truyền... vẫn rộn ràng, phát đạt, lợi nhuận cao... Tổng thu NSNN của xã hằng năm tăng 15% trở lên. Hàng ngàn lao động của xã vươn khỏi lũy tre làng vào các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm công nhân, dịch vụ đem nguồn tiền lớn cho gia đình mỗi năm. Hiện tại, ở xã Cao Phong đang có trên 20 tổ xây dựng, mỗi tổ đều có trên dưới 50 thợ lành nghề tỏa đi các nơi trong và ngoài tỉnh nhận xây dựng các công trình của tư nhân, của Nhà nước; vất vả suốt năm mà cũng hái ra tiền... Kinh tế phát triển, nên Cao Phong hiện có trên 70% hộ gia đình có mức sống khá và giàu. Đây cũng là nguồn đóng góp của Nhân dân chung tay xây dựng xã “NTM nâng cao” và thôn “NTM kiểu mẫu” theo phương châm “lấy sức dân mà lo cho dân”.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”

Trên 500 đảng viên của xã đang hằng ngày bám trụ cùng nhau đoàn kết, đồng lòng, nêu gương, năng động, kiến tạo; luôn tìm cách mới, cách hay để xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện. Đảng viên nào cũng tự giác, nghiêm cẩn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để góp phần hoàn thiện “Đảng bộ xã Cao Phong là đạo đức, là văn minh”.

Năm 2021, 10/13 thôn của xã Cao Phong được công nhận thôn “NTM kiểu mẫu” và năm 2022, Cao Phong được công nhận xã “NTM nâng cao” đầu tiên của huyện Sông Lô. Đây là một “kì tích” của Đảng bộ và Nhân dân xã Cao Phong.

Vai trò của đảng viên được Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Vị thế của người đứng đầu được phát huy rõ nét, bài bản, đó là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch các đoàn thể của xã; đó là Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, trưởng các đoàn thể của 13 thôn; đó là Bí thư Chi bộ, trưởng các ban, ngành của xã. Họ thực sự có Tâm, thực hiện “6 dám”, nghiệm thu và đánh giá bằng kết quả “sản phẩm”... Đạo đức cốt lõi là luôn trọng dân, kính dân, gần dân, vì dân.

Cả 19 chi bộ đều tiêu biểu, nhỉnh hơn là chi bộ các thôn dân cư: Nông Xanh, Sơn Phục, Cây Gạo, Ngọc Bật, Phan Lãng, Tổ Gà... và 3 chi bộ trường học.

Vị thế của Hội NCT xã và vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” được tôn vinh

Ông Kiều Văn Khiển, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã khẳng định sự tôn vinh vị thế của Hội NCT xã cùng vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” của hàng nghìn NCT trong xã. Sự đóng góp thật to lớn, toàn diện, hiệu quả và thật tự hào khi lớp lớp NCT xã Cao Phong đều thành tâm mong muốn, gây dựng để “thế hệ sau phải hơn thế hệ trước”, “con cháu phải hơn ông cha”...

Chia tay Cao Phong mà rộn rã lòng...

Gặp và trò chuyện cùng các ông Lê Văn Sơn, Kiều Văn Khiển, Bí thư và Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; ông Trịnh Tuấn Anh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cao Phong thấy ai cũng chân tình, điềm đạm mà đầy ắp nghị lực, khát vọng, niềm tin.

Người Cao Phong, đất Cao Phong là thế. Đảng với dân Cao Phong là thế. Chia tay Cao Phong mà rộn rã lòng.

Bài và ảnh Lê Đôn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái

Đức Phật dạy: Hiếu thảo với cha mẹ là cái gốc để làm người lương thiện. Không có loại ân huệ nào trên thế giới có thể lớn hơn sự nuôi dưỡng của mẹ cha, không có tình yêu nào trên thế giới này lớn hơn tình yêu giữa cha mẹ và con cái.
Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông

Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông

Cuối năm 1987, sau khi tốt nghiệp khóa y sĩ tại Trường Trung học y tế Đồng Tháp, ông Trần Hữu Trí, sinh năm 1963, kết duyên với bà Lan Hương, quê ở TP Cao Lãnh, bạn học chung trường. Mặc dù, được phân công làm việc tại tỉnh, nhưng vợ chồng ông Trí tình nguyện về huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, và họ được phân công nhiệm vụ tại Trạm y tế xã Phú Hiệp!
Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá

Sinh ra ở một vùng quê yên bình, sau khi học hết cấp 3 trường huyện, do không thi đỗ vào đại học, Nam xin bố mẹ cho đi làm nghề mộc ở cơ sở làm đồ gỗ ở cách nhà 5km.
Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Ngày 16/6, tại TP. Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng một số cơ quan ở Trung ương và địa phương tổ chức trao giải vòng thi chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát người khuyết tật lần thứ III năm 2025, với chủ đề ‘‘Tiếng hát từ trái tim”. Đoàn TP. Hồ Chí Minh đạt giải Nhất toàn đoàn,
Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cách báo chí độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, nhà văn hóa lớn của thế giới, Người còn là nhà báo kiệt xuất. Trong hành trình đấu tranh gian khổ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm xác định báo chí là một vũ khí sắc bén để tiến công kẻ thù và Người đã sử dụng “thành công” vũ khí đó để đạt mục đích lớn lao của cuộc đời mình...

Tin khác

Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề

Thủy Xuân - thơm mãi một làng nghề
Làng hương Thủy Xuân, TP Huế ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Nay làng hương còn trở thành địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước...

Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc

Hồn quê trong các tác phẩm làm từ tre, trúc
Vừa qua, chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, một “nghệ nhân” ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Ngay từ cổng vào, những tác phẩm được làm từ tre, lồ ô, giang... xuất hiện khắp nơi, từ những góc nhỏ trong nhà cho đến khoảng sân rộng,… trông chẳng khác gì một khu vườn cổ tích.

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo
Hơn 10 năm qua, doanh nhân Đàm Ngọc Yến, chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Quang Hưng (thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ các cấp, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.

Người tiên phong trồng dưa chuột ở Kim Sơn

Người tiên phong trồng dưa chuột ở Kim Sơn
Ông Đặng Văn Điểm, 70 tuổi, ở khu Nhuệ Hổ, phường Kim Sơn, TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là NCT dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư trồng dưa chuột bằng phân hữu cơ mỗi năm cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen
Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.

Người soi sâm Ngọc Linh

Người soi sâm Ngọc Linh
Bảo vệ cho “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh, những người soi sâm đã giữ cho cây thuốc quý được toàn vẹn, không bị những loại sâm giả trà trộn làm mất đi giá trị đích thực. Bằng cái tâm và kinh nghiệm, họ bảo vệ quyền lợi không chỉ cho người bán, người mua mà cho cả giá trị của cả một xứ sở...

Người cao tuổi Hội An góp phần giữ cho di sản thêm xanh

Người cao tuổi Hội An góp phần giữ cho di sản thêm xanh
Với nhiều hoạt động cùng các biện pháp bảo vệ môi trường, NCT TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đang góp phần giữ cho Di sản thêm xanh, góp phần thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới...

Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.
Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2 (2023 - 2025) và Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2025 được UBND tỉnh giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện đã nhận được sự đồng thuận trong hội viên, phụ nữ và nhân dân

Tỉnh Quảng Ninh: Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em

Tỉnh Quảng Ninh: Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em
Hằng năm, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra từ 7 - 10 vụ học sinh bị đuối nước. Những vụ việc trên cho thấy công tác phòng, chống cũng như tuyên truyền, giáo dục kĩ năng về phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh ở một số cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế.

“Đánh vật” trên con đường đau khổ

“Đánh vật” trên con đường đau khổ
Mặc dù dự án nâng cấp mở rộng đường Lò Lu tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh dài 2,53km, đoạn từ nút giao đường Lã Xuân Oai tới nút giao đường Nguyễn Xiển) đã được khởi công từ vài tháng nay, nhưng do tiến độ thi công ì ạch, chậm trễ, cùng với sự xuống cấp cực kì nghiêm trọng của con đường, khiến cho hằng ngày người tham gia giao thông trên tuyến đường này không khỏi ngao ngán lắc đầu khi họ như “đánh vật” khi đi qua tuyến đường này.

Về Đông Xá tìm lại hương vị đường non

Về Đông Xá tìm lại hương vị đường non
Làng Đông Xá, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nơi còn lại một lò ép mía đường mật truyền thống. Đây cũng là một trong những nơi sản xuất đường bát thủ công truyền thống hiếm hoi còn tồn tại cho đến ngày nay...

Tuyến đường bộ cao tốc kết nối 3 tỉnh Bình Thuận – Lâm Đồng – Đắk Nông, đoạn qua tỉnh Bình Thuận: Mở lối tương lai!

Tuyến đường bộ cao tốc kết nối 3 tỉnh Bình Thuận – Lâm Đồng – Đắk Nông, đoạn qua tỉnh Bình Thuận: Mở lối tương lai!
Một trong những vấn đề quan trọng khi sáp nhập tỉnh được quan tâm là giao thông thuận tiện để đi lại. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã chủ trì cuộc họp nghe đơn vị Tư vấn báo cáo phương án tuyến đường bộ cao tốc kết nối 3 tỉnh Bình Thuận – Lâm Đồng – Đắk Nông , đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Ấm áp với “Bữa trưa không đồng”

Ấm áp với “Bữa trưa không đồng”
4 tháng qua, Chương trình “Bữa trưa không đồng”, do CLB Áo dài thiện nguyện TP Đà Nẵng phối hợp cùng Nhà may Tuấn Thi và La La Quán thực hiện đều đặn vào ngày 16 và 29 âm lịch hằng tháng, giúp những người bán vé số, xe ôm, sinh viên xa nhà, nhặt ve chai,... xua đi cái mỏi mệt trong cuộc mưu sinh.

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Mỗi lần bạn bè ới nhau đi họp lớp tôi lại thấy tâm hồn trẻ lại như những ngày còn là học trò tuổi 18. Gặp nhau trong giây phút hân hoan tưởng thấy mình vẫn là những cậu học trò tuổi mới lớn, ngoài những cái bắt tay và cho nhau những nụ cười động viên tôi chợt phát hiện trên mái đầu của bạn đã điểm thêm những sợi tóc bạc, những nét nhăn gợn lên trên khuôn mặt, tôi bổng thấy cay cay trên khóe mắt rồi thầm nghĩ "mình đã già ...!".

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 31% dân số hiện thiếu kẽm và kết quả khảo sát mới tại 14 quốc gia cũng cho thấy hơn 20% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nồng độ kẽm trong cơ thể thấp. Trong khi đó, khoáng chất này rất cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzyme liên quan đến các phản ứng sinh hóa quan trọng để tổng hợp prôtêin, sản xuất hormone…
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen

Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.
Người soi sâm Ngọc Linh

Người soi sâm Ngọc Linh

Bảo vệ cho “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh, những người soi sâm đã giữ cho cây thuốc quý được toàn vẹn, không bị những loại sâm giả trà trộn làm mất đi giá trị đích thực. Bằng cái tâm và kinh nghiệm, họ bảo vệ quyền lợi không chỉ cho người bán, người mua mà cho cả giá trị của cả một xứ sở...
Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Bình Thuận: Đề án 938 và Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2 (2023 - 2025) và Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 – 2025 được UBND tỉnh giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Thuận chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện đã nhận được sự đồng thuận trong hội viên, phụ nữ và nhân dân
Phiên bản di động