Chợ quê 0 đồng - Tân Hưng Thuận nghĩa tình

Xã hội 21/04/2025 09:30
Mấy năm gần đây, từ chú trọng phát triển mạnh cây quế và hướng tới xây dựng vùng hữu cơ đã đem lại giá trị kinh tế cao; trở thành cây mũi nhọn giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số xã vùng cao Cốc Lầu.
Bản Giàng là một trong những thôn mới trồng quế với diện tích lớn của xã Cốc Lầu, hiện có 130ha quế, trong đó có 7ha mới trồng năm 2024. Nhờ trồng cây quế, trong 2 năm 2022 và 2023, thôn có 8 hộ thoát nghèo. Ông Quan A Chuyển, Trưởng thôn Bản Giàng cho biết: “Thời gian qua được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhất là hỗ trợ giống quế, lúa lai, phân bón cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên. Hiện trong thôn chủ yếu trồng cây quế hữu cơ là chủ lực giảm nghèo với diện tích hơn 130ha đã và đang cho thu hoạch đem lại nguồn thu lớn cho bà con. Thời gian tới theo chủ trương của xã, thôn tiếp tục tuyên truyền vận động người dân trồng quế hữu cơ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây quế, tạo động lực giảm nghèo bền vững”.
![]() |
Xã Cốc Lầu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã nỗ lực thực hiện. Để nâng cao thu nhập cho người dân, xã tập trung phát triển nông - lâm nghiệp, dịch vụ, trọng tâm cây quế theo hướng sản xuất hữu cơ, liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.
Ông Lý Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Lầu cho biết, với hiệu quả lớn từ cây quế, thời gian qua, xã Cốc Lầu đã và đang xác định cây quế là cây mũi nhọn, giúp nhiều hộ giảm nghèo bền vững. Hiện, Cốc Lầu đã phát triển được 1.600ha quế. Năm 2024, cây quế đã mang lại nguồn thu khoảng 13 tỉ đồng. Cùng với cây quế, lĩnh vực chăn nuôi cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương định hướng cụ thể, tạo sinh kế cho người dân, như phát triển nuôi lợn đen bản địa, gà đồi... Cùng với đó, địa phương sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ xã tích cực vận động Nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; hằng năm tổ chức cho các thôn kí cam kết thi đua giữ gìn vệ sinh nông thôn. Hiện 100% hộ đang được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, gần 80% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 63% hộ chăn nuôi có chuồng nuôi nhốt gia súc kiên cố, 100% hộ có hố rác, thùng để rác và thường xuyên đổ rác đúng nơi tập kết theo quy định. Trong 10 năm qua, Ủy ban MTTQ xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong xã tuyên truyền, vận động người dân tham gia 14.000 ngày công, 168 hộ hiến đất, đóng góp hơn 16,2 tỉ đồng làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn và các công trình phúc lợi xã hội khác; vận động 357 hộ chỉnh trang, làm mới nhà ở, 320 hộ xây dựng chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh...
Đến nay 100% thôn, bản trong xã có nhà văn hóa, không còn hộ dân sống trong nhà tạm; 100% đường trục xã được bê tông hóa và đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa; 7/7 thôn, bản được đầu tư điện lưới quốc gia. Có thể thấy, diện mạo nông thôn mới của xã Cốc Lầu đã và đang đổi thay rõ rệt, trong đó có sự chung tay, góp sức của Nhân dân. Cốc Lầu phấn đấu giữ vững xã nông thôn mới, hướng tới thực hiện thành công xã nông thôn mới nâng cao ở vùng cao Bắc Hàn