Xã Nghi phương, huyện Nghi Lôc, tỉnh Nghệ An:

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng. Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và nhân xã Nghi Phương luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển
Công trình chào mừng ngày thành lập xã

Nghi Phương được thành lập năm 1954, tách ra từ xã Thần Lĩnh xưa gồm 3 xã (Nghi Hưng, Nghi Phương, Nghi Đồng). Vị trí địa lý nằm về phía Tây Bắc của huyện Nghi Lộc, thuộc xã đồng bằng Trung du, địa hình nghiêng dần về phía Sông Cấm. Nghiêng về phía Đông Nam, Nghi Phương có dòng sông cấm uốn mình bao bọc lấy cảnh vật và con người nơi đây.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cùng với nhân dân miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Nghi Phương bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới và làm hậu phương vững chắc chi viện cho chiến trường miền Nam, thành lập các tổ đổi công, các Hợp tác xã quy mô được hình thành chuyển tư liệu sản xuất cá thể sang tập thể, đây là một điều kiện căn bản, một động lực to lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng cung cấp lương thực chi viện cho chiến trường miền Nam.

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển
Xây dựng nông thôn mới nâng cao thành công bởi nhờ sức dân

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước họa xâm lăng, lớp lớp người con xã Nghi Phương nối tiếp nhau lên đường chiến đấu trên các chiến trường. Trong số đó có nhiều người đang là thiếu niên đã tự nguyện khai thêm tuổi để tòng quân đánh giặc. Nhiều người tham gia Thanh niên xung phong anh dũng làm nhiệm vụ trên các tuyến lửa. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt căng go với kẻ thù, nhiều người đã anh dũng hy sinh khi tuổi xuân còn phơi phới và nhiều người ngày trở về mang trên mình vết thương của chiến tranh.

Với những thành tích xuất sắc trong 2 cuộc kháng chiến trường chinh của dân tộc Việt Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tháng 6 năm 1999 Nghi Phương được Đảng và Nhà nước tặng thưởng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Xã có 04 đồng chí Đảng viên Lão thành cách mạng, 03 đồng chí Cán bộ Tiền khởi nghĩa, 04 bà Mẹ Việt Nam anh hùng”, 96 liệt sỹ, 04 tử sỹ 63 đồng chí thương và bệnh binh, 750 dân công hỏa tuyến, 64 thanh niên xung phong. trên 600 người được tặng thưởng huân huy chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, hàng trăm người được tặng bằng khen các loại..

71 năm, kể từ ngày thành lập đến nay, qua 31 kỳ Đại hội, Đảng bộ và nhân dân Nghi Phương luôn chung sức, đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương không ngừng khởi sắc về mọi mặt.

Sau 13 năm triển khai thực hiện nông thôn mới và trong 5 năm thực hiện nông thôn mới nâng cao (2020 - 2025), Nghi Phương đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Xuất phát từ một nền kinh tế thuần nông, đến nay đã thay thế cơ bản bằng ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chiếm tỷ trọng trên 70% giá trị sản xuất. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt bình quân 11,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng/ người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1%. Kết cấu hạ tầng nông thôn như: Điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, thiết chế văn hóa cơ sở, dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời, trụ sở làm việc được đầu tư theo hướng hiện đại.

Đến cuối năm 2024, xã đã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Điểm nổi bật của Nghi Phương là tiêu chí số 02 về giao thông được đầu tư, nâng cấp trên 35 km, được bê tông hóa, có bề bặt và nền đường đủ rộng chủ yếu là đường cấp A đạt tiêu chuẩn. Tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người, đã đạt trên 62 triệu đồng /người/ năm; tiêu chí về nhà ở nông thôn được nhân dân đầu tư xây dựng mới, nhiều nhà cao tầng, kiên cố mọc lên san sát, khang trang đẹp đẽ. Hệ thông Giao thông thủy lợi nội đồng, được đầu tư khép kín, đảm bảo phục vụ tưới tiêu sản xuất thuận lợi, cả hai vụ lúa được trải rộng trên các cánh đồng tươi tốt, hứa hẹn mùa vàng bội thu. Từ những kết quả trên, năm 2020, xã đã được công nhận về đích nông thôn mới. Tháng 1 năm 2025 đã được UBND tỉnh ra quyết định số 212/QĐ-UBND về việc công nhận "Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao".

Trên lĩnh vực Văn hóa - Xã hội có nhiều tiến bộ; phong trào thể dục thể thao, bóng đã, bóng chuyền, văn nghệ, thể dục dân vũ, thể dục dưỡng sinh.. trong hội người cao tuổi, hội phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên thu hút đông đảo quần chúng tham gia, vừa giữ được truyền thống, vừa có tính đổi mới. Tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 92%, có trên 70% số hộ dân trong xã có mức sống từ khá trở lên, 100% các gia đình chính sách, gia đình có công có mức sống bằng hoặc trên mức trung bình ở khu dân cư; 7/8 xóm đạt danh hiệu Làng văn hóa; cả 3 hệ học đều đạt chuẩn Quốc gia và đơn vị văn hóa; xã đạt bộ tiêu chí quốc gia y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiệm xã hội đạt 95,4%.

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển
Xây dựng khối đoàn kết là chìa khóa của mọi thành công

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới; phát huy vai trò tích cực của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; Đảng bộ xã nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh”, công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ; Quốc phòng - An ninh được giữ vững; chất lượng xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu được nâng lên; phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ngày càng hiệu quả. Bà con lương giáo đoàn kết một lòng, sống phúc âm giữa lòng dân tộc, góp phần xây đựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Tự hào về giá trị lịch sử, văn hóa, về thành tích vẻ vang của các thế hệ cha ông trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; phấn khởi về những thành tích xuất sắc mà Đảng bộ và nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Phát huy truyền thống 71 năm qua, Đảng bộ, Chính quyền xã nhà tiếp tục đổi mới, nỗ lực, phấn đấu vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của cấp trên, đặc biệt là những thành quả trong tiến trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hiền Mai

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin khác

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa
Đoàn công tác của Ban Chăm sóc NCT (Hội NCT Việt Nam) vừa đến thăm, làm việc, tặng quà Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội. Đoàn do ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng ban Chăm sóc NCT làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, chuyên viên của Ban.

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già
60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang. Với những chiến sĩ bảo vệ cầu ngày ấy "Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”...

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn
Vào một chiều đầu Xuân ấm áp, chúng tôi về thăm Tịnh xá Linh Sơn nằm ở chân núi Ngàn Nưa thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm in đậm dấu son trong những trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền. Thượng tọa Thích Giác Hoàng dẫn chúng tôi thăm một vòng tịnh xá và giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu ngàn năm trường tồn linh thiêng nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh thuở đầu tụ nghĩa cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh giặc Ngô.

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay
Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ
Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân
Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Xem thêm
Tỏa sáng tài năng tại hội thi "Tiếng hát từ trái tim"

Tỏa sáng tài năng tại hội thi "Tiếng hát từ trái tim"

Ngày 6/5, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật TP Hồ Chí Minh lần 3 - năm 2025 với chủ đề "Tiếng hát từ trái tim". Cuộc thi nhằm động viên, khuyến khích người khuyết tật và trẻ em mồ côi tự tin, vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân

Bộ Y tế: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí cho Nhân Dân

Bộ Y tế định hướng mục tiêu từ 2026 - 2030, 100% người dân được khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm một lần, được lập sổ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe trong suốt vòng đời.
Chợ quê 0 đồng - Tân Hưng Thuận nghĩa tình

Chợ quê 0 đồng - Tân Hưng Thuận nghĩa tình

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức “Chợ quê 0 đồng – Tân Hưng Thuận nghĩa tình”, để chăm lo cho các hộ khó khăn trên địa bàn.
Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Cần dạy trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

Cần dạy trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

Sống thời hiện đại, nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Dễ nhìn thấy nhất là việc họ thường xuyên vứt xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Không ít người phân bua là do thói quen, và nhiều người quanh họ cũng có hành vi như vậy.
Trao 305 suất Học bổng Vừ A Dính cho học sinh Đà Nẵng

Trao 305 suất Học bổng Vừ A Dính cho học sinh Đà Nẵng

Sáng 20/4/2025, tại TP Đà Nẵng, Quỹ Học bổng Vừ A Dính cùng CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” đã tổ chức buổi gặp mặt các hội viên đến từ tỉnh Quảng Nam, TP Huế và TP Đà Nẵng. Tham dự buổi gặp mặt có bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính kiêm Chủ nhiệm CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”.
Phiên bản di động