Nhân dân và phật tử cao tuổi mong muốn có sư thầy trụ trì chùa Khai Nguyên

Pháp luật - Bạn đọc 06/02/2025 09:56
Khoảng tháng 10/2024, từ nguồn tin của người dân, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thái Nguyên xác định một nhóm đối tượng chuyên sử dụng điện thoại gọi điện đến người dân, tự xưng là “cô đồng” của một số cơ sở tín ngưỡng, lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thái Nguyên lập chuyên án đấu tranh. Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định, các đối tượng phạm tội sinh sống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Ngày 27/12/2024, Công an tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Công an tỉnh Tuyên Quang tiến hành kiểm tra hành chính, khám xét khẩn cấp chỗ ở, địa điểm, phương tiện của 3 đối tượng là: Đỗ Ngọc Anh (SN: 1996), Đinh Thế Anh (SN: 1993), Nguyễn Thị Lựu (SN: 1986) cùng trú tại tỉnh Tuyên Quang và 26 đối tượng có liên quan (là các nhân viên trực tiếp gọi điện cho người dân).
![]() |
Đối tượng Đỗ Ngọc Anh tại cơ quan điều tra. |
Qua khám xét, Cơ quan điều tra đã phát hiện, tạm giữ 14 máy tính và 32 tai nghe, 96 điện thoại di động các loại, 197 sim điện thoại, các tài liệu là kịch bản lừa đảo để các nhân viên gọi điện cho người dân. Để lừa đảo, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh đưa cho các nhân viên gọi đến khách hàng.
Khi gọi điện, các đối tượng tự nhận là “cô đồng” tại các nhà chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ có các vấn đề về tâm linh như: Có vong theo, có vận hạn liên quan đến sức khỏe, tài chính,… qua đó mời chào, dụ dỗ người dân làm lễ giải hạn hoặc nhận các vật phẩm phong thủy. Các đối tượng đưa ra thông tin về việc các vật phẩm phong thủy này đã được làm lễ, “trì chú”, “mở cung tài lộc”… tại các đền, chùa và có khả năng hỗ trợ người dân được bình an, mạnh khỏe, thuận lợi và yêu cầu người dân phải trả “tiền công đức, ủng hộ nhà chùa, nhà đền” với số tiền 200.000-500.000 đồng/vật phẩm phong thủy.
Qua điều tra, cơ quan Công an xác định từ tháng 4 đến 12/2024, Đỗ Ngọc Anh đã điều hành 3 nhóm với trên 30 người để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thành công của 28.000 trường hợp trên địa bàn cả nước, với tổng số tiền chiếm đoạt của các bị hại hơn 8 tỉ đồng.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ, dữ liệu thu thập được, Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố vụ án hình sự tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố 25 đối tượng trong vụ án và đang tiếp tục điều tra mở rộng.
Dưới góc độ pháp lí, luật sư Nguyễn Văn Đồng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
“Có thể thấy, tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có thể bị xử phạt tù thấp nhất là 6 tháng, cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”, luật sư Đồng nêu.