Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Đời sống 05/01/2023 09:06
Sách giáo khoa phục vụ cho năm học mới 2022-2023 được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo giám sát chặt chẽ trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh học sinh bức xúc khi phải mua SGK bộ Cánh Diều có giá thành cao hơn so với SGK cùng loại của NXB Giáo dục Việt Nam.
Chênh lệch giá quá cao
Trên thị trường những năm gần đây có đến 5 NXB cùng tham gia xuất bản SGK. Trong đó NXB thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (doanh nghiệp nhà nước) đã chủ động tổ chức biên soạn, xuất bản, in và phát hành 2/3 bộ sách đang lưu hành.
Bộ sách còn lại do đơn vị tư nhân (xã hội hóa) tổ chức bản thảo, biên tập rồi tìm NXB để đăng kí xuất bản, đối tác in, đối tác phát hành. Nhiều NXB tham gia xuất bản bộ sách này gồm: NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Huế. Các NXB này thực tế chỉ đóng vai trò quản lí (xin giấy phép), không tham gia vào các công đoạn tổ chức bản thảo, in và phát hành; thực hiện công tác biên tập một cách hình thức...
![]() |
Khi tư nhân tham gia vào xã hội hóa SGK nhận được nhiều sự kì vọng và chờ đợi của xã hội, đặc biệt là về chất lượng sách, giá sách.
Và thực tế thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội yêu cầu kiểm soát chặt chất lượng và giá SGK. Tuy nhiên, vấn đề này hiện mới chỉ tập trung vào đơn vị xuất bản SGK lớn nhất là NXB Giáo dục Việt Nam mà chưa đề cập tới đơn vị tư nhân đang thực hiện bộ SGK theo hình thức xã hội hoá.
Chuẩn bị vào năm học mới 2022-2023, nhiều bậc phụ huynh, thậm chí là giáo viên không khỏi ngỡ ngàng, giật mình trước thực trạng giá SGK của 4 NXB khác lại có giá cao hơn rất nhiều so với giá sách của NXB Giáo dục Việt Nam.
Chỉ đơn cử so sánh Bảng giá in trên bìa sách của bộ sách Cánh diều (sách xã hội hóa) và bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam (Lớp 1,2,3,6,7,10) đã cho thấy tỉ lệ chênh lệch đúng như phản ánh của các phụ huynh.
Nếu như bộ sách Cánh diều lớp 1 có giá là 199.000 đồng, thì giá bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ có giá là 179.000 đồng (chênh lệch 20.000 đồng, tỉ lệ hơn 11%).
Bộ sách Cánh diều lớp 2 có giá 203.000 đồng thì sách Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ là 186.000 đồng (chênh lệch 17.000 đồng, tỉ lệ hơn 9%).
Đặc biệt có những bộ sách lớp 3, lớp 6 tỉ lệ chênh lệch giữa bộ sách Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống lên đến từ 20-23%. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 3 có giá bìa là 183.000 đồng, thì bộ sách Cánh diều lớp 3 lại có giá 220.000 đồng (chênh lệch số tiền 37.000 đồng, tỉ lệ 20%). Tương tự bộ sách lớp 7 Tri thức với cuộc sống có giá bìa 208.000 đồng, thì bộ sách Cánh diều lớp 7 có giá 255.000 đồng (chênh 47.000 đồng, tỉ lệ cao hơn 23%)…
![]() |
Bảng so sánh giá các bộ SGK của NXBGDVN và Cánh diều (Lớp 1,2,6,3,7,10) có tỷ lệ chênh lệch tương đối cao, khiến cho nhiều bậc phụ huynh bức xúc. |
Lời giải thích liệu có chấp nhận được?
Cuối tháng 9/2022, tại Hội thảo và Trưng bày sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam, gọi tắt là VEPIC (đơn vị đầu tư bộ sách giáo khoa Cánh diều) chỉ ra 5 nguyên nhân khiến giá SGK mới cao hơn SGK cũ.
Theo ông Ái, bộ SGK mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, do các NXB, doanh nghiệp tự bỏ vốn hoặc vay ngân hàng để thực hiện tất cả các khâu từ tổ chức biên soạn, mua vật liệu đầu vào, trả tiền nhuận bút, quảng bá, tập huấn giáo viên và không được ngân sách nhà nước chi trả cho một số khâu như trước đây.
Thứ hai, giá nguyên vật liệu, công in, nhuận bút, chi phí quảng cáo, tập huấn giáo viên… đều cao hơn trước. Đặc biệt là giá giấy tăng cao (Ví dụ giấy của nhà máy Bãi Bằng sản xuất hiện cũng cao hơn 25% so với cách đây 5 năm).
Thứ ba, SGK mới có khổ giấy lớn hơn 1,3 lần so với sách cũ, được in 4 màu, chất lượng in tốt hơn. So với các loại sách khác trên thị trường thì SGK vẫn có giá thành thấp hơn.
Ông Ái nêu ví dụ, bộ SGK lớp 3 gồm 12 quyển có giá 220.000 đồng. Nếu chia trung bình, mỗi quyển SGK có giá xấp xỉ 18.000 đồng. Trong khi đó, một quyển truyện có độ dày, giấy in, hình minh họa, màu tương tự với sản lượng hơn 100.000 nghìn bản trên thị trường cũng có giá từ 90.000-100.000 đồng.
“So với giá SGK các nước, một cuốn SGK in 4 màu, số trang tương tự thì giá cũng vào từ 100.000-200.000 đồng (đối với sách của các nước trong khối Asean) và từ 200.000-300.000 đồng (như SGK Nhật Bản, Hàn Quốc). SGK Toán của Singapore giá khoảng 250.000 đồng; SGK Đạo đức và Tự nhiên xã hội của Hàn Quốc, Nhật Bản có giá từ 280.000 đến 300.000 đồng”, ông Ái so sánh.
Bên cạnh đó, theo cơ chế mới hiện nay nhiều NXB, nhiều đơn vị cùng tham gia biên soạn, xuất bản, phát hành SGK nên thị trường cũng bị thu hẹp, sản lượng mỗi đầu sách giảm đi so với thời kì chỉ có một bộ sách của một NXB, điều này làm chi phí tăng lên.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Dư luận cho rằng, việc bộ SGK Cánh diều có giá cao hơn từ 6-23% so với bộ Tri thức với cuộc sống là đang có sự buông lỏng, thiếu cơ chế giám sát của các cơ quan chức năng có liên quan.
Theo TS Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội: Chúng ta thực hiện xã hội hóa là để có SGK tốt hơn, rẻ hơn cho học sinh và giảm chi phí xã hội, nhất là trong bối cảnh hiện nay chứ không phải cho phép mô hình này hoạt động là để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp tư nhân, lợi nhuận lớn hơn cho cổ đông tham gia góp vốn và làm khó cho phụ huynh, học sinh. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục phổ thông không thể tạo ra các yếu tố gây bất ổn xã hội.
“Tại sao lại có chuyện xã hội hóa mà sách của tư nhân lại đắt hơn sách của Nhà nước?
Phải chăng vấn đề quản lí về giá, chất lượng sách xã hội hóa chưa chặt chẽ, chưa toàn diện như đang áp dụng với doanh nghiệp Nhà nước? Trách nhiệm với xã hội, với ngành giáo dục của SGK xã hội hóa là như thế nào? Tôi kiến nghị cần phải giám sát nghiêm túc để có giải pháp phù hợp”-TS Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi?
Trong khi đơn vị tư nhân, ngoài việc phải trình Hội đồng quốc gia thẩm định phê duyệt bản mẫu SGK và kê khai giá với Bộ Tài chính thì các hoạt động khác (in, phát hành) không chịu sự quản lí trực tiếp của cơ quan quản lí Nhà nước nên mới để xảy ra tình trạng giá sách đẩy lên quá cao.
Dư luận cho rằng, việc các NXB đứng tên trên sách thực chất chỉ cấp phép xuất bản bộ SGK, không trực tiếp tham gia đầy đủ, đúng nghĩa vào công đoạn xây dựng nội dung cũng như in và phát hành. Đây phải chăng là kẽ hở, là sự lỏng lẻo trong quản lí hoạt động liên kết xuất bản, thiếu công bằng giữa các đơn vị cùng tham gia xuất bản SGK? (Khi sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều năm 2020 có nhiều sai sót, nhưng NXB không có trách nhiệm gì). Hơn nữa, nếu không có cơ chế giám sát giá SGK đối với bộ sách xã hội hóa như đối với sách của các NXB khác (yêu cầu tiết giảm chi phí, thanh tra, kiểm tra, điều tra…); Không có cơ chế kiểm soát chất lượng in và phát hành đối với bộ sách xã hội hóa (đã có xảy ra tình trạng thiếu sách, sốt sách; lỗi trong khâu in…) thì hệ lụy sẽ rất khó lường và khi đó tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm?