Bộ sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và những bất cập cần quan tâm giải quyết (bài 2)

Chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024, ngày 16/8/2023, Thủ tướng Chính phủ có công điện số: 747/CĐ-TTg về việc bảo đảm sách giáo khoa (SGK) và giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024.

Công điện nêu rõ: Để đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 hiệu quả, chất lượng đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ GD&ĐT đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu SGK bảo đảm thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành SGK.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm về việc rà soát công tác biên soạn lựa chọn, cung ứng, sử dụng SGK, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; có phương án hỗ trợ SGK cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi trước thềm năm học mới. Khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo số 584/BC-ĐGS ngày 11/8/2023 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước. Vậy nhưng việc triển khai thực hiện công điện trên của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều bất cập.

Sách giáo khoa  năm học 2023 – 2024 đã được bày bán ở các nhà sách
Sách giáo khoa năm học 2023 – 2024 đã được bày bán ở các nhà sách

Giá SGK tăng quá cao từ 2-4 lần so với SGK chương trình giáo dục phổ thông 2006

Sách giáo khoa là loại hàng hóa thiết yếu mà bất cứ gia đình nào có con em đi học đều phải mua SGK. Năm học 2023-2024, toàn quốc có khoảng gần 18 triệu học sinh sử dụng trực tiếp mặt hàng hết sức đặc biệt này. Vậy nhưng, giá SGK tăng quá cao so với SGK năm 2006. Ví dụ: Với Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, các bộ SGK lớp 1 mới có giá từ 179.000-194.000 đồng/bộ, (khoảng 19.000/cuốn); bộ SGK cũ chi có giá 54.000 đồng,( khoảng 9.000 đồng/cuốn). Tương tự, các bộ SGK lớp 2 mới có giá từ 179.000-186.000 đồng/bộ,( khoảng 18.000/cuốn). Bộ SGK cũ có giá 53.000 đồng…

Giá sách cao, gây khó khăn cho một bộ phận người dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đáng nói là mặc dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm SGK, có nhiều bộ SGK, nhưng giá sách không giảm mà thực tế đang tăng. Giá SGK môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần. Không ít người, nhất là phụ huynh cho rằng: Việc thực hiện xã hội hóa SGK là để có SGK tốt hơn rẻ hơn cho học sinh và giảm chi phí xã hội, chứ không phải để kinh doanh đẩy giá SGK tăng cao nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp tư nhân, làm giàu cho cổ đông tham gia góp vốn, làm khó phụ huynh, học sinh.

Xin nêu ví dụ: Công ty Cổ phần Đầu tư xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) thành lập vào năm 2016. VEPIC chưa năm nào kinh doanh có lãi. Thế nhưng thời gian gần đây đạt doanh thu chưa từng có, lên đến 317 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 30 tỉ đồng; năm 2022, doanh thu gần 616 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 46 tỉ đồng. Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã có báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 với kết quả rất ấn tượng. Trong năm 2022, NXB Giáo dục Việt Nam có sản lượng phát hành sách giáo khoa là 206,6 triệu bản, đạt 122% so với kế hoạch đặt ra.Nhờ đó, doanh thu đạt 2.442,7 tỉ đồng, tăng 34% so với cùng kì 2021 và cao hơn 14% so với kế hoạch Bộ GD&ĐT đề ra. Trong đó, doanh thu bán hàng là 2.387 tỉ đồng, doanh thu hoạt động tài chính là 50,6 tỉ đồng, thu nhập khác là 2,9 tỉ đồng.Khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của nhà xuất bản này đạt 331 tỉ đồng, tăng 15% so với năm ngoái và gấp rưỡi so với kế hoạch cơ quan chủ quản đặt ra. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp NXB Giáo dục đạt mức kỷ lục

Có thể nói, Chương trình giáo dục phổ thông mới đã tạo ra một không gian tự do hơn hẳn cho thị trường SGK với 3 bộ sách lần lượt là Cánh diều; Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo. Theo chương trình SGK 2006 , phụ huynh có con học lớp 4 chỉ tốn độ 87.000đồng tiền SGK. Giờ thì với 3 bộ SGK trên, họ phải trả thêm lần lượt là 230.000 đồng,186.000 đồng, 182000 đồng. Xác định dù khó khăn đến mấy nhưng các bậc phụ huynh học sinh đều cố gắng mua cho con đủ bộ SGK để đảm bảo việc học. Thế nhưng rõ ràng giá sách tăng cao trong bối cảnh thu nhập của đa số người dân bị sụt giảm như hiện nay là chuyện đáng suy ngẫm. Phát biểu tại buổi góp ý thực hiện chương trình, SGK mới do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức vừa qua, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nhấn mạnh giá SGK mới tăng cao đổ khó khăn lên phụ huynh.

Chưa kể, trong trường học, việc phát hành SGK kém tài tài liệu tham khảo, sách bài tập viết một lần rồi vứt đi gây lãng phí lớn cho xã hội. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, cần phải quản lý chặt chẽ cả về giá lẫn cách thức phát hành SGK vì đây là mặt hàng đặc biệt. Trong các năm quadư luận luôn có ý kiến về giá SGK mới cao gấp nhiều lần so với SGK cũ.PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng: "Tỉ lệ phần trăm chi phí phát hành hay còn gọi là tiền “hoa hồng” các NXB đưa ra là nhằm “câu” các đại lý bán được càng nhiều sách càng tốt trong khi chi phí đó sẽ đội vào giá sách. Cuối cùng NXB bán được càng nhiều sách lợi nhuận càng cao, thiệt hại đổ đầu người dân”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ. phân tích, thực tế để phí chiết khấu bán sách lên cao trách nhiệm đầu tiên thuộc về đơn vị quản lý giáo dục. Dù là xã hội hóa nhưng cơ quan quản lý phải có những quy định xem họ làm thế nào, báo cáo ra sao để chấn chỉnh.Trong khi, các năm học phụ huynh kêu các nhà trường bán SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo nhưng cuối cùng các loại sách đó không sử dụng đến thành mớ giấy lộn, lãng phí tiền của người dân rất lớn. Trước đây, sách tham khảo được quản lý chặt nên có rất ít, không tràn lan như hiện nay.

Một nguyên nhân khác khiến cho giá SGK tăng cao một phần do chi phí phát hành sách giáo khoa cao,chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu. Mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) SGK theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023, chiết khấu với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.Theo các chuyên gia, phí phát hành hay gọi là tiền “hoa hồng” bán sách giáo khoa (SGK) 29%, sách bài tập lên đến 35% là con số rất lớn. Không kiểm soát chặt chẽ, các nhà xuất bản tìm mọi cách bán được nhiều sách và không ai khác, chính phụ huynh, học sinh sẽ phải chịu thiệt khi mua sách “cõng” giá “hoa hồng”.

PGS.TS Định Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính cho rằng: Mức chiết khấu phát hành sách từ lâu đã trở thành quy định bất thành văn trong trong hoạt động xuất bản nói chung. Tuy nhiên với mặt hàng đặc thù, phổ biến như SGK, tất cả các gia đình có con đi học đều bắt buộc phải mua thì mức chiết khấu từ 21-25% như hiện tại là quá cao. Điều này làm cho giá SGK trên thực tế sẽ bị “đội” lên và phần hoa hồng phải chi trả cho công tác phát hành này cuối cùng người mua vẫn phải gánh.

PGS.TS, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thì cho rằng: Nếu xét trên yếu tố vì lợi ích của người học, rõ ràng, học sinh phổ thông là đối tượng cần được bảo trợ. Khi đại bộ phận người dân vẫn chưa có thu nhập cao, người dân ở khu vực nông thôn,miền núi còn rất khó khăn, việc tăng giá SGK gấp 2-3 lần như hiện nay thực sự là gánh nặng với họ. Do đó, SGK là mặt hàng mà Nhà nước đặc biệt phải quan tâm.

Giá sách giáo khoa cao sẽ tạo thêm gánh nặng cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp vào đầu năm học mới. (Ảnh minh họa)
Giá sách giáo khoa cao sẽ tạo thêm gánh nặng cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp vào đầu năm học mới. (Ảnh minh họa)

Bất cập, lãng phí trong thực hiện SGK, chương trình mới

Vào đầu năm học mới, các nhà xuất bản phát hành hàng trăm nghìn bộ SGK cho các cấp học. Thực tế là các bộ SGK liên tục được thay thế, bổ sung để theo kịp chương trinh mới và có những cuốn sách thuộc dạng không cần thiết đã gây lãng phí lớn nguồn lực của xã hội. Xin được ví dụ: Trong bộ SGK lớp 4 có 24 cuốn thì có gần một nửa là sách bài tập. Những cuốn sách này, học sinh chỉ dùng một lần rồi phải bỏ.Bởi lẽ khi làm bài tập học sinh phải điền vào những chỗ trống trong bài tập in sẵn trong sách. Vậy nên, những sách bài tập kiểu này chỉ dùng được một lần là bỏ. Trong bộ sách Cánh diều có những cuốn như “ Giáo dục thể chất”, “ Hoạt động trải nghiệm” là môn học mà học sinh ít dùng nhưng vẫn phải mua trong bộ sách.Giá 2 cuốn sách trên tổng là 33 nghìn đồng. Vậy nhưng nếu nhân với số lượng in lần lượt của 2 cuốn sách này là 170 nghìn cuốn và 200 nghìn cuốn thì tổng cộng số tiền phụ huynh học sinh phải bỏ ra mua sách lên tới hơn 12 tỷ đồng- Đây là số tiền không hề nhỏ.

Đề cập về câu chuyện lãng phí SGK, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội từng phải thốt lên: “Tại sao bây giờ khác thế hệ trước, một bộ sách không không dùng được cho 2-3 thế hệ?.Tại sao phải ghi bài tập vào SGK ? Tại sao phải để phí mỗi năm chúng ta xuất bản hơn 1 triệu cuốn SGK, xã hội mất hàng nghìn tỷ đồng, nhưng đến năm sau không dùng được nữa?".

Việc tổ chức chọn SGK cũng có những bất cập

Nghị quyết số 88/2014/QH 13 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông có quy định Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thế nhưng,Thông tư số 25/2000/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông lại do mỗi tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng lựa chọn SGK và đề xuất danh mục SGK sử dụng trong các cơ sở giáo dục ở địa phương.Vậy nên ( cũng theo thông tư nay) có quy định: Cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chon công phu, qua nhiều bước nghiên cứu, đánh giá, thảo luận và bỏ phiếu kín lựa chọn SGK của tổ chuyên môn (gồm các giáo viên), đại diện phụ huynh học sinh để lựa chọn SGK cho mỗi môn học. Tuy vậy, toàn bộ kết quả lựa chọn hết sức công phu đó rất có thể bị Hội đồng tuyển chọn SGK của tỉnh bác bỏ.

Thực tế cho thấy: Quy định trao toàn quyền cho Hội đồng lựa chọn SGK của tỉnh, thành phố sẽ tạo điều kiện cho thành viên hội đồng chỉ thực hiện quyền mà không phải chịu trách nhiệm do cơ chế bỏ phiếu kín. Kẽ hở pháp luật này rất dễ bị lợi dụng, phục vụ lợi ích nhóm, vô hiệu quá quyền dân chủ ở cơ sở, làm thiệt hại cho quyền lợi của giáo viên và học sinh. Thực tế qua 4 năm học thực hiện đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông 2018 cho thấy một thực trạng cần quan tâm là: Để giáo viên ở các cơ sở giáo dục lựa chọn SGK thì các nhà xuất bản sẽ phải đi tới hàng triệu cơ sở giáo dục trên cả nước vận động mua SGK. Còn hiện nay (thực hiện theo Thông tư số 25/2000/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, để UBND tỉnh, thành phố chọn SGK thì các Nhà xuất bản chỉ cần vận động 63 tỉnh, thành phố có cơ quan chuyên môn là Sở GD&ĐT tham mưu thì việc này sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Quy định về lựa chọn SGK tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT chưa chặt chẽ, dẫn tới cách thức triển khai không thống nhất giữa các địa phương; tạo ra kẽ hở để trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh,lợi ích nhóm. Mặt khác, thời gian lựa chọn SGK ngắn, số bản mẫu SGK nhiều (nhất là ở cấp tiểu học), giáo viên gặp khó khăn trong nghiên cứu, đề xuất lựa chọn. Việc phê duyệt kết quả lựa chọn SGK của nhiều tỉnh chậm, ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng SGK.

PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, SGK là mặt hàng có thị trường tiêu thụ rộng lớn nên cần có sự kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ giá thành cuốn sách sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhuận bút tác giả, chi phí in ấn và lợi nhuận tối thiểu ra mức giá. Hiện nay, việc quy định cho phép 63 tỉnh, thành phố thành lập hội đồng chọn sách thay vì giáo viên chọn cũng là cơ hội cho các đơn vị xuất bản SGK “đi đêm” cạnh tranh không lành mạnh.

(Còn nữa)

Quang Hướng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Cứ dịp cuối tháng 5, tháng 6 là học sinh các cấp ở nước ta sẽ bước vào thời điểm thi học kì, thi tốt nghiệp, được xem là có cường độ học tập cao nhất trong năm.
Có một dòng họ học tập như thế!

Có một dòng họ học tập như thế!

Ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1955, nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến việc học hành của gia đình và dòng tộc. Ông Tâm đã đứng ra thành lập Quỹ Khuyến học dòng họ Huỳnh để hỗ trợ về vật chất cho con cháu học hành đến nơi, đến chốn...
Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Cần dạy trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

Cần dạy trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

Sống thời hiện đại, nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Dễ nhìn thấy nhất là việc họ thường xuyên vứt xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Không ít người phân bua là do thói quen, và nhiều người quanh họ cũng có hành vi như vậy.
Trao 305 suất Học bổng Vừ A Dính cho học sinh Đà Nẵng

Trao 305 suất Học bổng Vừ A Dính cho học sinh Đà Nẵng

Sáng 20/4/2025, tại TP Đà Nẵng, Quỹ Học bổng Vừ A Dính cùng CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” đã tổ chức buổi gặp mặt các hội viên đến từ tỉnh Quảng Nam, TP Huế và TP Đà Nẵng. Tham dự buổi gặp mặt có bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính kiêm Chủ nhiệm CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”.

Tin khác

TP Hải Phòng: Động thổ khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

TP Hải Phòng: Động thổ khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong
Tổ hợp giáo dục Tiền Phong được xây dựng theo tiêu chuẩn tiên tiến, bao gồm hệ thống trường liên cấp từ tiểu học đến Trung học phổ thông cùng các khu khảo thí, khu chức năng hỗ trợ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và kỹ năng với tổng mức đầu tư trên 1.162 tỷ đồng.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Ngày 13/4/2025, Trường Đại học Luât, Đại học Huế (số 20 Võ Văn Kiệt, phường An Tây, quận Thuận Hóa, TP Huế) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Đại học Luật, Đại học Huế (3/3/2015 - 3/3/2025); và 68 năm hình thành và phát triển (1957 - 2025); đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Đoàn kết - Trí tuệ - Đổi mới - Sáng tạo - Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự phát triển bền vững

Đoàn kết - Trí tuệ - Đổi mới - Sáng tạo - Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự phát triển bền vững
Ngày 12/4, Đảng bộ Trường Đại học Công đoàn đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025–2030 với chủ đề: “Đoàn kết, trí tuệ, đổi mới, sáng tạo”.

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện
Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.

Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững

Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững
Chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường Học” giúp các em học sinh nhận ra rằng, việc lựa chọn phương tiện di chuyển không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn có tác động lớn đến môi trường.

Trường Mầm non Đại Đồng: Nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Trường Mầm non Đại Đồng: Nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Mầm non Đại Đồng (xã Đại Đồng, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

Giáo dục trẻ bằng... việc làm

Giáo dục trẻ bằng... việc làm
Bằng việc làm, con trẻ có thể bộc lộ những tiềm năng, sở trường, năng khiếu của bản thân để ông bà, cha mẹ thấu hiểu, quan tâm, tạo điều kiện cho quá trình thực hiện hoài bão, ước mơ của bản thân.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Khẳng định vị thế trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của đất nước

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Khẳng định vị thế trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của đất nước
Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học hàng Hải Việt Nam đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển của ngành Giao thông Vận tải, đồng thời là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á về kinh tế biển.

Xây dựng mô hình thư viện xanh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Xây dựng mô hình thư viện xanh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục năng động, sáng tạo, những năm gần đây, trường Tiểu học Nga Phượng 1 đã xây dựng nhiều mô hình thư viện xanh nhằm khuyến khích học sinh đọc sách và học tập. Từ đó, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm hiểu và phân tích thông tin. Đây cũng là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Khơi dậy tình yêu quê hương qua Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”

Khơi dậy tình yêu quê hương qua Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”
Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”, với mục đích giáo dục cho học sinh về truyền thống vẻ vang của quê hương Tiên Lãng và xã Khởi Nghĩa anh hùng, từ đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê hương, nuôi dưỡng khát vọng để dựng xây đất nước đẹp giàu.

Giúp học sinh hướng nghề, chọn nghiệp

Giúp học sinh hướng nghề, chọn nghiệp
Cứ bước vào tháng 3 hằng năm là nhiều trường đại học lại tổ chức chương trình “Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp”, nhằm đồng hành cùng học sinh trong chọn ngành học phù hợp…

Ngăn chặn bạo lực học đường

Ngăn chặn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025
Sáng 15/3/2025, tại Nhà thi đấu đa năng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội thao VMU năm 2025.

Bức thư lan tỏa thông điệp ý nghĩa về gia đình của nữ sinh xứ Thanh

Bức thư lan tỏa thông điệp ý nghĩa về gia đình của nữ sinh xứ Thanh
Từ cuộc thi, Huyền Trang mong "mỗi người chúng ta hãy luôn yêu thương, trân trọng gia đình mình khi còn có thể, bạn sẽ sớm nhận ra rằng, mỗi ngày bạn thêm lớn là một ngày cha mẹ thêm già đi..."

Nơi nuôi dưỡng và phát triển tài năng cho thế hệ trẻ

Nơi nuôi dưỡng và phát triển tài năng cho thế hệ trẻ
Trung tâm Giáo dục Tuổi trẻ, được bảo trợ bởi Công ty TNHH Xã hội và Luật Sinh Hùng, thành lập với sứ mệnh nuôi dưỡng và phát triển tài năng cho thế hệ trẻ, không ngừng nỗ lực tạo ra môi trường học tập toàn diện và chất lượng.
Xem thêm
Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Viện trị liệu MB - cơ sở Vĩnh Phúc” có địa chỉ tại số nhà 5-S3, khu đô thị Chùa Hà Tiên, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bị Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 87,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

sáp nhập Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2025.
Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Ngày 23/5, tại ấp 4, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Vùng 2 Hải quân tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Sơn Tùng, Tiểu đội trưởng Ra đa, Tàu 273, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Phiên bản di động