Nhịp cầu bạn đọc
Nhịp cầu bạn đọc 02/02/2024 19:48
Theo đó: Tham gia tổ chức chơi họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ) pháp luật cho phép, nhưng những người chơi phải tuân theo những nguyên tắc luật định. Đó là việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Quy định về họ là một trong những hình thức để huy động vốn, tương trợ trong Nhân dân được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động. Bộ luật Dân sự (BLDS) đã dành hẳn một điều để quy định về vấn đề này.
Các nạn nhân trình bày sự việc với luật sư. |
Điều 479 BLDS quy định: Họ, hụi, biêu, phường là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên...
Để quy định cụ thể hơn về hoạt động của hình thức này, Chính phủ ban hành Nghị định số: 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 về hụi, họ, biêu, phường, quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia chơi hụi. Đối với hoạt động hụi không lãi, theo Điều 13, Điều 14 Nghị định số: 144/2006/NĐ-CP các thành viên có nghĩa vụ góp phần hụi theo thỏa thuận cho chủ hụi trong trường hợp có chủ hụi hoặc cho thành viên được lĩnh hụi; bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi, nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại; các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận. Trong trường hợp không có chủ hụi thì thành viên được ủy quyền lập và giữ sổ hụi có các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 1 và 5 Điều 15 Nghị định này.
Nghị định trên quy định quyền những người tham gia chơi hụi: “Khi đến kì mở hụi, thành viên được lĩnh hụi có quyền nhận các phần hụi từ chủ hụi hoặc các thành viên khác trong hụi; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm; chuyển giao phần hụi theo quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 317 của BLDS; ra khỏi hụi theo thỏa thuận; yêu cầu chủ hụi hoặc người giữ sổ hụi cho xem sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến hụi; các quyền khác theo thỏa thuận”.
Đối với hoạt động hụi có lãi, những người tham gia chơi hụi có nghĩa vụ “góp phần hụi; trả lãi cho các thành viên khác khi được lĩnh hụi; bồi thường thiệt hại cho những người tham gia hụi nếu vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại; các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận” khi tham gia hụi đầu thảo và thêm nghĩa vụ “trả khoản hoa hồng cho chủ hụi” nếu tham gia hụi hưởng hoa hồng (Điều 20; Điều 25 Nghị định số: 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ).
Cùng với việc bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, những người tham gia hụi có lãi có các quyền đưa ra mức lãi trong mỗi kì mở hụi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này; hưởng lãi từ thành viên được lĩnh hụi; các quyền theo quy định tại Điều 14, Điều 21 và Điều 26 Nghị định số: 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Có thể thấy, khi người tham gia chơi hụi, dù ở hình thức nào, nếu bảo đảm các nghĩa vụ của mình cũng đều được Nhà nước bảo hộ những quyền và lợi ích hợp pháp.
Danh sách hợp đồng chơi hụi |
Một trong những nghĩa vụ của chủ hụi hay người được ủy quyền cầm giữ tiền hụi là “giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi” quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định: 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Do vậy, nếu những người này vi phạm nghĩa vụ thì phải có trách nhiệm “giao các phần hụi đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có. Chủ hụi phải trả lãi đối với các phần hụi giao chậm theo mức lãi do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần hụi”.
Pháp luật có quy định rõ ràng là vậy, nhưng ở nhiều địa phương, có nhiều vụ việc chủ họ tuyên bố vỡ nợ hoặc không có khả năng chi trả. Một số đối tượng chủ họ lợi dụng việc chơi họ để có hành vi lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong khi nhiều thành viên tham gia dây họ dốc toàn bộ tiền tích góp cả đời cho chủ họ đứng trước nguy cơ không thể lấy lại số tiền dẫn đến cảnh trắng tay, nợ nần. Trường hợp cụ thể dưới đây là thí dụ điển hình.
Bà Trần Thị Bên là chủ họ, có nhiều hành vi thể hiện gian dối, không đúng sự thật với những thành viên tham gia dây họ. Đó là bà Bên đưa những người tham gia dây họ không đúng, không cho lĩnh họ đúng thời gian, không cho mở họ, chuyển tiền họ thành tiền vay để trốn tránh trách nhiệm… Khi đã tạo được lòng tin, thu được số tiền lớn từ các thành viên khác, mặc dù đã nhiều lần yêu cầu nhưng bà Bên vẫn không trả lại tiền, nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của những thành viên khác. Điều đáng nói thêm, khi các con hụi đến nhà bà Bên để thương lượng việc nhận lại tiền thì bà Bên tỏ ra thách thức không có thiện chí để trả tiền và còn nói “con chị học luật mà em”.
Có nhiều đơn tố giác bà Bên về hành vi thể hiện dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và cơ quan có thẩm quyền đang xem xét giải quyết vụ việc theo quy định”.
Để giúp người cao tuổi biết rõ thêm về pháp luật quy định về họ, hụi, biêu, phường; đồng thời thực hiện Điều 5 Luật Người cao tuổi năm 2009, Tạp chí Người cao tuổi chuyển nội dung vụ việc đến cơ quan chức năng có thẩm quyền ở thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xem xét, giải quyết theo quy định; khi có kết quả giải quyết, Tạp chí sẽ trả lời người cao tuổi và bạn đọc theo quy định.