Người cao tuổi cần biết: Virus Marburg là gì?
Sống khỏe 21/03/2023 18:17
Virus Marburg được đánh giá là một trong những virus nguy hiểm thế giới. Thời gian ủ bệnh của bệnh Marburg từ 2-21 ngày. Người bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu.
Dơi ăn quả là ổ chứa virus Marburg tự nhiên. Ảnh: Getty Images |
Cụ thể diễn biến triệu chứng khi nhiễm virus Marburg như sau:
- Sốt cao, đau đầu, đau họng, mệt mỏi dữ dội và đau cơ khởi phát đột ngột. Từ ngày thứ 3, tiêu chảy nước, đau bụng, nôn và buồn nôn có thể xuất hiện. Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài cả tuần. Triệu chứng nghiêm trọng hơn là vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan. Trong giai đoạn này người bệnh trông giống “thây ma” với gương mặt thất thần, vô cảm với mắt thâm quầng, trũng sâu.
- Trong vòng 7 ngày đầu, tình trạng xuất huyết có thể xảy ra - đây là nguyên nhân gây tử vong với nguy cơ xuất huyết ở nhiều cơ quan khác nhau. Xuất huyết tiêu hóa bao gồm: ói ra máu tiêu ra ra máu tươi thường kèm chảy máu mũi, máu răng hay xuất huyết âm đạo. Xuất huyết tự nhiên hay chảy máu nơi tiêm chích nghiêm trọng. Ngoài ra bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh bao gồm: sốt cao, lú lẫn, kích thích và kích động.
- Trong khoảng 15 ngày sau khởi phát bệnh nhân có thể có sẩn hồng ban, thường ở thân: ngực, lưng, bụng trên. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể xuất hiện ở giai đoạn này.
- Đáng lo ngại, bệnh Marburg có thể gây tử vong thường sau 7-8 ngày khởi phát bệnh do mất máu hay sốc. Các triệu chứng diễn tiến nặng bao gồm vàng da, viêm tụy, suy gan, suy đa cơ quan và xuất huyết nặng.
Chẩn đoán nhiễm virus Marburg
Các triệu chứng của bệnh Marburg thường rất đột ngột nên có thể khó phân biệt lâm sàng của bệnh do virus Marburg với các bệnh truyền nhiễm khác như: sốt rét, sốt thương hàn, bệnh nhiễm khuẩn shigella, viêm màng não và các bệnh sốt xuất huyết do virus khác (như sốt Lassa hoặc Ebola). Việc chậm trễ trong chẩn đoán có thể cản trở cơ hội sống sót của người bệnh và tạo ra thách thức trong việc kiểm soát sự lây truyền và bùng phát.
Nếu một người có các triệu chứng ban đầu của bệnh Marburg hoặc đã từng đến các khu vực có lưu hành virus Marburg cần được cách ly và thông báo cho các chuyên gia y tế công cộng để lấy mẫu và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
Trong giai đoạn đầu nhiễm virus Marburg, việc phát hiện virus có thể được thực hiện qua mẫu ngoáy họng và mũi, mẫu dịch não tủy, mẫu nước tiểu và/hoặc mẫu máu. Sau đó, các mẫu phẩm này có thể được phân tích bằng các phương pháp chẩn đoán như:
- Xét nghiệm ELISA (xét nghiệm miễn dịch enzyme liên kết)
- Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên
- Xét nghiệm trung hòa huyết thanh
- Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR)
- Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước và các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur về việc tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh Marburg. Theo Bộ Y tế, đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%). Bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta. |
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do virus Adeno NMO - Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do virus Adeno. |
Người cao tuổi cần biết: Bộ Y tế cảnh báo về căn bệnh liên cầu lợn NMO - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có Công văn số 226/DP-DT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về ... |
Bộ Y tế: Chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập, bảo vệ sức khỏe nhân dân Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên ... |