Bộ Y tế: Chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập, bảo vệ sức khỏe nhân dân

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá và nhận định dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia.

Đến nay, thế giới đã ghi nhận khoảng 678 triệu ca mắc COVID-19; trên 6,7 triệu ca tử vong kể từ đầu dịch. Trong năm 2022, thế giới đã ghi nhận 371,5 triệu ca mắc, 1,2 triệu trường hợp tử vong và liên tục xuất hiện các biến thể mới; các biến thể phụ của Omicron bao gồm BA.2.74, BA 2.75, BA2.76, BA 2.12.1, XBB, XBB1.15, BQ.1… Mới nhất là biến thể phụ XBB hình thành từ sự tái tổ hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1, BA-2.75 và đã xuất hiện tại 35 quốc gia; BQ 13 là một biến thể phụ của BA.5 và đã xuất hiện tại 65 quốc gia.

Bộ Y tế: Chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập, bảo vệ sức khỏe nhân dân

Kiểm dịch Y tế ở Cao Bằng. Ảnh: IT

Bệnh cúm mùa hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc, 3-5 triệu ca bệnh nặng và 291.000-646.000 ca tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện và lây lan tại nhiều quốc gia. Đây là các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu cần quan tâm. Bên cạnh đó, số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cũng tăng cao tại nhiều quốc gia...

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 43.000 trường hợp tử vong. Năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9,7 triệu ca mắc; xuất hiện nhiều biến thể phụ của Omicron như BA.1, BA.2, BA.4, BA.5, BA.2.12.1, BA.2.74, BA.2.75 và XBB.

Năm 2022, cả nước ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong. Đồng thời, Việt Nam cũng ghi nhận 2 trường hợp đậu mùa khỉ là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 1 trường hợp dương tính với cúm A(H5).

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. WHO đánh giá, dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia. Cùng đó, các tác nhân gây bệnh, các chủng virus cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine nên luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đại dịch.

Bộ Y tế: Chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập, bảo vệ sức khỏe nhân dân
Kiểm dịch y tế để kiểm soát Covid tại sân bay Nội Bài thời kỳ bùng dịch. Ảnh: Giang Huy

Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 chưa đạt như mong muốn. Số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vaccine có nguy cơ gia tăng. Sốt xuất huyết cũng có khả năng gia tăng với dự báo mùa mưa đến sớm, lượng mưa tăng cao và nguy cơ xâm nhập của tuýp virus. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như đậu mùa khỉ tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, lây lan trong nước.

Trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Cập nhật, hoàn thiện, ban hành phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống công bố dịch kết thúc khi WHO có khuyến cáo, các hướng dẫn giám sát và phòng, chống các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ…; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm...

Bộ Y tế cũng đặt ra mục tiêu duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã. 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện, xử lý kịp thời. 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra, xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm, kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập, lây lan...

Bộ Y tế: Chủ động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập, bảo vệ sức khỏe nhân dân
Tiêm vaccine giải pháp phòng chống dịch bệnh tốt nhất. Ảnh: IT

Để đạt được những mục tiêu này, giải pháp tiếp theo là: Nâng cao trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống dịch. Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Thúc đẩy việc nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động y tế dự phòng và y tế cơ sở; đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp...

Trong Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người), kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Các địa phương tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1); các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế, thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Cần có sự phối hợp liên ngành giữa cơ quan y tế, thú y, các ban, ngành liên quan trong việc giám sát, phát hiện dịch cúm trên gia cầm, đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống, kịp thời chia sẻ thông tin về tinh hình dịch bệnh trên gia cầm và triển khai phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch.

Để chủ động phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới gửi trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế….

Hà Anh

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Quản lý tăng huyết áp và biến cố tim mạch cải thiện chất lượng sức khỏe người cao tuổi

Quản lý tăng huyết áp và biến cố tim mạch cải thiện chất lượng sức khỏe người cao tuổi

Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Đống Đa - Chuyên khoa đầu ngành Lão khoa Hà Nội vừa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Tối ưu hoá quản lý tăng huyết áp và biến cố tim mạch ở người cao tuổi". Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều bác sĩ và các cán bộ trong lĩnh vực lão khoa.
Phòng khám đa khoa Thành An nơi chăm sóc sức khỏe uy tín

Phòng khám đa khoa Thành An nơi chăm sóc sức khỏe uy tín

Thời gian qua, Phòng khám Đa khoa Thành An đã khẳng định vị thế là địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân, đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao và chu đáo.
Lãnh đạo Bộ Y tế Kiểm tra công tác thu dung điều trị sởi trẻ em tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng

Lãnh đạo Bộ Y tế Kiểm tra công tác thu dung điều trị sởi trẻ em tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng

Ngày 29/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Tham gia đoàn Công tác còn có lãnh đạo và chuyên viên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Phòng bệnh- Bộ Y tế.
Bộ Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị sởi tại Hà Nội

Bộ Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị sởi tại Hà Nội

Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đến kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Ba Vì thành lập khoa Nội Tim mạch- Lão khoa

Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Ba Vì thành lập khoa Nội Tim mạch- Lão khoa

Nhằm nâng cao chất lượng điều trị và mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân trên địa bàn, vừa qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Ba Vì, TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Bệnh viện E để thống nhất các nội dung hợp tác trong việc thành lập Đơn nguyên Nội Tim mạch – Lão khoa.

Tin khác

Chuyên gia y tế Pháp thăm khám, chữa trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Chuyên gia y tế Pháp thăm khám, chữa trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh vừa có chương trình hợp tác với bác sỹ David Lechaux, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Plérin (Cộng hòa Pháp) sang thăm khám, điều trị cho bệnh nhân, đồng thời trao đổi chuyên môn với các bác sỹ BVĐK tỉnh để truyền đạt, chia sẻ các kinh nghiệm trong phẫu thuật về tiêu hóa.

Nguy kịch vì tin “thầy lang” trên Facebook, uống nước kiềm chữa bệnh

Nguy kịch vì tin “thầy lang” trên Facebook, uống nước kiềm chữa bệnh
Tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một “thầy lang” trên Facebook, bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch. Điều đáng nói, bệnh nhân này cũng uống nước tại cơ sở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, nơi đã được báo chí, truyền thông cảnh báo rất nhiều. Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp nhận cấp cứu các ca “thập tử nhất sinh” do tham gia “điều trị” ở đây.

Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá

Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá
Nhằm tăng cường việc thực thi nghiêm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và môi trường không khói thuốc lá trong các bệnh viện, cơ sở y tế và công sở thuộc ngành y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá ngành y tế năm 2025.

Bệnh viện Quân y 175: Phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân bị ung thư

Bệnh viện Quân y 175: Phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân bị ung thư
Vừa qua, Bệnh viện Quân y 175 đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu tái tạo lưỡi cho nam thanh niên N. X. Đ, sinh năm 1999, quê Đồng Nai, bệnh nhân có khối u vùng lưỡi trái và được phát hiện khoản 4 tháng trước khi vào viện.

VNVC ký kết hợp tác với Tập đoàn dược phẩm Pfizer sản xuất vắc xin chất lượng cao tại Việt Nam

VNVC ký kết hợp tác với Tập đoàn dược phẩm Pfizer sản xuất vắc xin chất lượng cao tại Việt Nam
Ngày 18/3/2025, tại TP Hồ Chí Minh, với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Susan Burns cùng các quan chức Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Bộ Y tế, Công ty TNHH Pfizer Việt Nam và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất vắc xin.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bênh sởi

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bênh sởi
Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 38.807 ca nghi sởi trên cả nước, trong đó có 3.447 ca dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 ca tử vong liên quan đến sởi.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người cao tuổi

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người cao tuổi
Nhằm nâng cao chất lượng sống và phát hiện sớm các bệnh mãn tính không lây nhiễm, UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch khám sức khỏe định kì cho NCT trên địa bàn.

Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo

Xử lý nghiêm cơ sở quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế vừa có Công văn số 258/KCB – QLHN về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đối với cơ sở KCB.

Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi

Hợp tác cải thiện chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), ngày 25/2/2025, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Đống Đa, đã diễn ra Lễ "Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa BVĐK Đống Đa và Bệnh viên Lão khoa Trung ương.

Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2

Khoa Hồi sức tích cực đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần 2
Chiều 24/2, Bệnh viện Quân y 175 (QY175), TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân dành cho Khoa hồi sức tích cực nhằm ghi nhận những đóng góp đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Đồng thời,tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2025) nhằm tri ân, tôn vinh những đóng góp của các y bác sĩ nhiều thế hệ với sự nghiệp phát triển, trưởng thành của Bệnh viện QY175 và ngành y tế .

Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm

Hà Nội: Xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm
Ngày 21/2, Sở Y tế Hà Nội có Báo cáo số 51/SYT-NVD gửi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về việc kiểm tra, xác minh và xử lý theo thông tin liên quan đến việc kinh doanh thuốc Tamiflu điều trị cúm.

Bảo đảm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

Bảo đảm phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?
Miền Bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...

Bộ Y tế ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công

Bộ Y tế ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công
Ngày 7/2/2025, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Xuân 2025

Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Xuân 2025
Thời điểm hiện tại đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại du xuân đầu năm của người dân lớn, tạo nên nhiều khu vực tập trung đông người kèm theo các dịch vụ vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi, trong thời tiết nồm ẩm đã làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, ho gà, rubella, tiêu chảy… vì vậy, Hà Nội cần chủ động các phương án, biện pháp phòng chống không để dịch bệnh xuất hiện và bùng phát.
Xem thêm
Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, đội ngũ nhân viên y tế của Đơn vị Lão khoa – Khoa nội 4 (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp) luôn học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng và phát triển đơn vị, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
Sữa Uống Lên Men Ít Đường 18 tỷ lợi khuẩn: Hỗ trợ tăng cường đề kháng và sức khỏe đường ruột

Sữa Uống Lên Men Ít Đường 18 tỷ lợi khuẩn: Hỗ trợ tăng cường đề kháng và sức khỏe đường ruột

Chứa đến 18 tỷ lợi khuẩn, Sữa Uống Lên Men Ít Đường TH true YOGURT chính là lựa chọn lý tưởng để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, hỗ trợ tăng đề kháng và sức khỏe đường ruột.
Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Miền Bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...
Công bố Dự án Talk show “Khỏe - Đẹp - Khoa học”

Công bố Dự án Talk show “Khỏe - Đẹp - Khoa học”

Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố Dự án Talk show “Khỏe – Đẹp - Khoa học”.
Phiên bản di động