Người cao tuổi cần biết: Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

NMO - Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019, thế giới có khoảng 63.6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và khoảng 234.9 triệu người mắc bệnh hen phế quản.

Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là hai bệnh hô hấp có nhiều điểm giống nhau khiến người bệnh khó phân biệt dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt hai bệnh lý này bằng các đặc điểm khác biệt.

Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Ảnh minh hoạ
Phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Ảnh minh hoạ

Điểm giống nhau

Nguyên nhân gây bệnh: COPD và hen phế quản đều là tình trạng niêm mạc phế quản bị tổn thương, nguyên nhân là do các tác nhân bên ngoài tấn công như các chất độc hại, dị nguyên gây dị ứng, yếu tố môi trường, thay đổi thời tiết,... Tình trạng này gây tổn thương niêm mạc đường thở, gây phù nề niêm mạc, co thắt phế quản, dịch nhầy tiết nhiều hơn.

Triệu chứng: Vì những triệu chứng tương tự, hen phế quản và COPD dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Biểu hiện ho, khó thở, thở khò khè, các triệu chứng rõ rệt hơn khi thời tiết thay đổi; Hai bệnh lý đều xuất hiện các đợt cấp nặng, các triệu chứng xuất hiện nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn ý thức thậm chí gây tử vong; Khi áp tai vào ngực có tiếng ran rít hai bên phổi; Bệnh nhân đau tức ngực, nhịp tim đập nhanh hơn, mệt mỏi, lo âu.

Chẩn đoán: Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người COPD và hen phế quản đều được chỉ định thực hiện các chẩn đoán lâm sàng cùng các xét nghiệm. Đo chức năng hô hấp: Có hiện tượng rối loạn thông khí tắc nghẽn. Chụp X-quang phổi để thấy hình ảnh phổi căng giãn.

Điểm khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh: COPD là bệnh lý sinh ra do sự tấn công của các phần tử, khí độc hại như khói thuốc, khói, bụi, chất hóa học,... Tình trạng tắc nghẽn đường thở biểu hiện liên tục và nặng dần theo thời gian.

Trong khi đó, hen suyễn xuất hiện khi có sự tác động của các tác nhân dị ứng. Các cơn hen, tắc nghẽn đường thở chỉ xảy ra từng cơn khi có sự xuất hiện của các tác nhân dị nguyên. Bệnh hen phế quản không gây tổn thương mô phổi, các tiểu phế quản vì thế không bị xẹp.

Tình trạng viêm ở COPD chủ yếu ở đường thở nhỏ, trong khi đó, viêm ở hen phế quản có thể lan tỏa ra toàn bộ niêm mạc. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gây tổn thương nhu mô phổi, biểu hiện là đứt gãy sợi liên kết bao quanh các phế nang, tiểu phế quản, do đó gây xẹp các tiểu phế quản.

Triệu chứng: Mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau giữa hen phế quản và COPD nhưng cũng có các triệu chứng khác có thể phân biệt. Cụ thể, các cơn hen phế quản cấp tính thường xuất hiện đột ngột, không liên tục, khi không xuất hiện các cơn khó thở, bệnh nhân gần như không có triệu chứng nào khác. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính luôn xuất hiện liên tục, ngay khi bệnh nhân ở tình trạng ổn định, do đó, chức năng hô hấp gần như không thể hồi phục bình thường;

Ở bệnh nhân COPD có biểu hiện tâm phế mạn, trong khi bệnh nhân hen phế quản thì không;

Khi bác sĩ chẩn đoán bệnh, phổi của bệnh nhân hen thường ran rít, thở khò khè, tuy nhiên âm thanh rì rào trong phế nang thường không nghe rõ. Trong khi đó, đây là đặc biệt điển hình của COPD do hiện tượng xẹp phế nang;

COPD tạo nhiều đờm nhầy hơn bệnh hen suyễn, và tình trạng ho mãn tính kéo dài.

Đối tượng mắc bệnh: Đối với COPD, bệnh thường khởi phát ở đối tượng có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, với độ tuổi khởi phát bệnh khoảng từ 40 tuổi trở lên. Ở hen phế quản, khởi phát ngay ở đối tượng trẻ nhỏ hoặc bất kỳ độ tuổi nào, là người có tiền sử dị ứng hoặc gia đình có người bị hen phế quản.

Chẩn đoán: Chức năng hô hấp ở bệnh nhân COPD có hiện tượng rối loạn thông khí, đường thở tắc nghẽn không hồi phục. Ở bệnh nhân hen phế quản, rối loạn này chỉ xảy ra trong khi xuất hiện các cơn hen; X-quang phổi, bệnh nhân hen chỉ xuất hiện căng giãn phổi khi cơn hen xuất hiện. Trong khi đó, đây là triệu chứng luôn xuất hiện ở bệnh nhân COPD.

Tỉnh Bắc Giang: Triển khai Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2023 Tỉnh Bắc Giang: Triển khai Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2023

UBND tỉnh Bắc Giang triển khai kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023, với chủ đề “Người ...

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người

NMO - Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện ...

Cần có bản án công minh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Cần có bản án công minh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi

Ông Nguyễn Huy Tuân, sinh năm 1959, ở thôn Đặng, xã Minh Hải, là một trong những nguyên đơn trong vụ kiện dân sự, tranh ...

Linh Lang (t/h)

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Cơn đau tim thường xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy đau ngực nặng hoặc có cảm giác đè ép trong cơn đau tim...
Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Trong mỗi gia đình thì trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều vi khuẩn và thường đưa tay vào miệng nhưng không phải lúc nào cũng chú ý việc vệ sinh tay đúng cách.
Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Cùng với 40 tỉnh, thành trong cả nước, sáng 21/6/2024, sự kiện Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10 đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), với sự tham gia của hơn 1.000 người.
Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Trong chương trình Vì tầm vóc Việt lên sóng ngày 22/6/2024 trên kênh VTV1 các khách mời là ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh, Xã hội và bà Trần Thị Như Trang – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì Tầm vóc Việt đã có những chia sẻ tâm huyết với chủ đề “Hành động vì trẻ em”, chỉ ra những hành động thiết thực và cách phân bổ nguồn lực ưu tiên cho trẻ em lứa tuổi vàng.
Cụ ông 97 tuổi đi bộ mỗi ngày 5km, vẫn tích cực tham gia công tác xã hội

Cụ ông 97 tuổi đi bộ mỗi ngày 5km, vẫn tích cực tham gia công tác xã hội

Bước sang tuổi 97, nhưng cụ Phạm Công Đường, sinh năm 1927, ở thôn 4, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn khỏe mạnh cả về thể chất cũng như trí tuệ.

Tin khác

Vinamilk cùng đội ngũ điều dưỡng nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk cùng đội ngũ điều dưỡng nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trong nhiều năm qua, Vinamilk không ngừng hợp tác và đồng hành cùng các hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Điều dưỡng trưởng Việt Nam. Mới đây, Vinamilk vừa đồng hành cùng CLB tổ chức “Hội nghị khoa học điều dưỡng quốc tế lần thứ nhất” tại Hà Nội với hơn 600 cán bộ y tế, điều dưỡng cả nước tham gia. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kết hợp y tế và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà Vinamilk đang thực hiện.

Bệnh ngừa được bằng vaccine gia tăng, nguy cơ trỗi dậy cao

Bệnh ngừa được bằng vaccine gia tăng, nguy cơ trỗi dậy cao
Hội nghị Tăng cường phòng, chống dịch năm 2024 khu vực phía Nam do Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối 20 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam.

Hà Nội: Công tác kiểm tra ATTP là nhiệm vụ chính trị thực hiện thường xuyên

Hà Nội: Công tác kiểm tra ATTP là nhiệm vụ chính trị thực hiện thường xuyên
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP), thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra, giám sát về ATTP, trong đó cấp thành phố có 17 đoàn liên ngành; cấp quận, huyện, thị xã có 82 đoàn; cấp xã, phường, thị trấn có 607 đoàn.

Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh

Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh
Chăm sóc sức khoẻ hệ tiêu hoá là thói quen có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng nên cơ thể khoẻ mạnh. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2022, tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và con số này ngày càng gia tăng.

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ
Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải, nhiều người cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc...

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ba đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

“Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”

“Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
Đó là thông điệp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay.

5 loại nước giải khát không thể thiếu trong mùa Hè

5 loại nước giải khát không thể thiếu trong mùa Hè
Mùa Hè tiết trời nóng nực dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt. Đông y có nhiều loại thảo dược, trong đó một số nước uống giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp hạ nhiệt và giải quyết tình trạng này...

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu
"Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm nay.

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh)…

“Cục máu đông” và cách dự phòng

“Cục máu đông” và cách dự phòng
Trước thông tin AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận có thể gây cục máu đông, ngày 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo. Trước hết chúng ta phải hiểu rõ “cục máu đông” là gì, tại sao tiêm vaccine AstraZeneca lại gây ra cục máu đông? Và cách dự phòng hình thành cục máu đông như thế nào?

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT
Chăm sóc sức khỏe NCT không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và thấu hiểu, ghi nhớ.

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí quyết nho nhỏ…

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng
Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng sinh năm 1968 (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa đệm, điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não như liệt nửa người, méo mồm…theo phương pháp châm cứu. Rất nhiều người cao tuổi cũng đã được điều trị khỏi bệnh bằng phương pháp châm cứu.
Xem thêm
Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu.
Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có chỉ đạo tích cực điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Pin Yuan Việt Nam.
Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong ở Thanh Hóa: Sẽ khởi tố nếu xác định dấu hiệu phạm tội

Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong ở Thanh Hóa: Sẽ khởi tố nếu xác định dấu hiệu phạm tội

Liên quan đến hai mẹ con sản phụ tử vong ở Vĩnh Lộc, Quyền Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết đã thành lập Hội đồng y khoa xác định nguyên nhân tử vong.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Phiên bản di động