Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình
Bệnh người già 25/04/2023 18:10
Rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương:
- Loại rối loạn tiền đình ngoại biên: Do tổn thương phần tiền đình nằm ở tai trong, thường biểu hiện triệu chứng rầm rộ là cơn chóng mặt thoáng qua đột ngột. Đây là loại chiếm đa số từ 90 – 95% trường hợp.
- Loại rối loạn tiền đình trung ương: Do tổn thương ở nhân tiền đình nằm ở trong não, các triệu chứng không rầm rộ như rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây là loại ít gặp hơn.
Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình. Ảnh minh hoạ |
Chia sẻ trên Báo Sức khoẻ đời sống, Bác sĩ Nguyễn Kiên cho biết, rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến hơn, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 35% người lớn trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới và có thể bị nhầm lẫn với bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình bao gồm: Người càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt ở đối tượng bị tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch; Người có tiền sử bị chóng mặt, trong tương lai sẽ có khả năng bị tái đi tái lại nhiều lần; Những người thường xuyên bị căng thẳng và chịu áp lực; Môi trường sống và làm việc quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa...
Thực tế, rối loạn tiền đình cũng rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên... Nguyên nhân chủ yếu do ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn tới rối loạn tuần hoàn, gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.
Biểu hiện rõ nhất của hội chứng này là các cơn chóng mặt, sự mất thăng bằng trong tư thế, sự thiếu đồng bộ và nhịp nhàng trong động tác. Việc điều trị phải theo căn nguyên gây bệnh, đây là bệnh có thể điều trị khỏi. Bạn cần đưa mẹ đi khám để có được kết quả chính xác và điều trị kịp thời.
7 cách chữa đau khớp gối ở người già hiệu quả Khớp gối là bộ phận phải chịu áp lực từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, khi tuổi càng cao khớp gối càng dễ bị ... |
Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha Ngày 24/4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có Công văn số 474/KCB-QLHN gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ... |
Nhiều học sinh phải cấp cứu vì hút thuốc lá điện tử, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn Ngày 24/4, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã ký ban hành công văn gửi ... |