Giọt nước mắt muộn màng

“Ông đi đâu đấy? Chắc ông lại sang sông chứ gì?” Tôi cười, gọi khi ông Vĩ dắt xe máy đi phía sau cách tôi một quãng. Ông Vĩ quay lại nhìn tôi, gật đầu. Tôi thật ái ngại cho ông. Đúng là thân làm tội đời. Tám mốt tuổi đầu mà vẫn long đong chỗ ăn chỗ ở, sống chui sống lủi.

Tôi ở trong ngõ xóm với ông. Cũng là dân nơi khác đến. Ông quê gốc Nam Định ở đây đã ngót nghét tám chục năm, tính từ khi bố mẹ ông định cư làng này, có thể gọi là dân chính cư. Tôi, theo các cụ ngày xưa, là dân ngụ cư vì tỉnh ngoài ở đây mới gần hai chục năm đến lúc về hưu. Lẽ ra tôi và ông Vĩ phải gắn bó với nhau lắm vì cùng đồng hương lại cùng là lính chống Mỹ, tuổi cũng xấp xỉ nhau. Nhưng mỗi người mỗi tính, khác nhau hoàn cảnh nên chẳng thân thiết mấy.

Ông Vĩ rẽ vào quán ăn đầu chợ làng. Hẳn lại điểm tâm bát bún cua và hai quả trứng vịt lộn. Ông hơn tôi hai tuổi nhưng sức khỏe thì không so với tôi mà ngay cánh trung niên cũng phải chắp tay bái phục. Cơm mỗi bữa ba, bốn bát. Răng nhai rau ráu chân gà. Chả thấy ốm đau bao giờ. Da dẻ hồng hào. Tóc mới lốm đốm bạc. Lương cao những bảy, tám triệu, ấy là tính tất tần tật cả thương binh, chất độc da cam. Tưởng tiền nong như thế, chả nuôi vợ con cháu chắt nào phải an phận lắm, đàng hoàng lắm. Ai ngờ…

Ăn xong, ông Vĩ phóng xe đi thẳng.

“Lại sang bà phù thủy rồi”. Ông Duyệt người xóm tôi đứng cạnh tôi từ lúc nào, đánh tiếng.

“Không sang đấy thì sang đâu”. Tôi nói.

“Rõ là con đầy đàn, vợ một nắm một mớ mà cuối đời lại lang thang khốn khổ. Mà bà Ngọc có cưới xin gì đâu”.

Minh họa Trần Nhương
Minh họa Trần Nhương

Vài ba người đi đến, toàn người trong xóm, nghe chuyện lại góp thêm vài ba câu rôm rả. Tự dưng sinh ra chuyên đề về ông Vĩ. Phải nói cả xã đây chẳng có ai như ông này, bởi thế nhân vật ông Vĩ trở nên tai tiếng, người già người trẻ đều biết.

“Tôi tưởng ông Vĩ vẫn ở với thằng con bà ba?”. Một người hỏi.

“Thằng ấy đưa vợ con trốn biệt tăm rồi. Nghe nói đề đóm, cờ bạc gì đó nên nợ nần nhiều lắm. Bán nhà mà mới trả được một nửa”.

“Giờ ông ta sang ở với bà Ngọc chắc gì được lâu”.

Bà Ngọc ở ven sông, nay cũng luống tuổi rồi, chẳng nghề ngỗng gì. Thời con gái làm công nhân lò vôi cho hợp tác xã sau thấy vất vả quá, bỏ ra ngoài làm những việc linh tinh, cuối cùng buôn cái “vốn tự có” cho du khách. Bãi đáp là thuyền trên sông. Bà có một đứa con gái với một ông trời ơi đất hỡi nào đó, giờ lớn cũng bỏ đi lang thang, bảo làm ở chỗ này chỗ nọ nhưng nhiều người nói cũng hành nghề theo mẹ thuở trước.

Ông Vĩ gặp bà Ngọc ven đường đê. Chỉ cần tán tỉnh dăm ba câu, ông đã được bà ta kéo ngay vào nhà. Từ đấy, ông luôn sang, có khi ở đó vài ba ngày. Nhiều người bàn luận, bà Ngọc vớ được ông Vĩ khác gì chuột sa chĩnh gạo. Tự dưng có người nuôi. Được tình. Được tiền. Ông Vĩ thỏa mãn máu mê của mình. Chính vì máu mê mà ông đã đang tâm dứt bỏ bà vợ đảm đang, hiền dịu nuôi hai con nhỏ ở quê để lấy một cô Nghệ An khi đóng quân ở đấy. Vào chiến trường miền Nam lại bập vào một cô cho ra một thằng con, chả cưới hỏi gì. Bị kỉ luật, tống ra Bắc lại già nhân ngãi non vợ chồng với một cô công nhân. Về quê chẳng đoái hoài vợ con cũ. Lấy vợ nữa, có đăng kí kết hôn hẳn hoi, tưởng là dứt hẳn thói xấu cũ, ai dè vẫn nhăng nhít hết cô này đến bà nọ để rồi tan cửa nát nhà. Vợ ra đi cùng đứa con gái. Chồng ở với thằng con trai ngỗ ngược. Chính thằng con này vừa vụng trộm bán nhà để trốn chạy.

Tôi không ngờ buổi trò chuyện với ông Vĩ hôm nọ là buổi cuối cùng tại căn nhà ông vì sau ngày ấy một tốp người hung dữ kéo đến chiếm nhà khi vợ chồng con ông bỏ trốn đã mấy ngày.

- Tuổi già chán thật - ông chậc lưỡi - Buồn gì bằng cái tuổi già. Đi gần thì được, đi xa ngại ngùng. Già thì lắm bệnh tứ tung. Vợ con chẳng đoái, lông bông suốt ngày.

- Ái chà, ông cũng làm thơ.

- Thơ lão Dụ đấy. Với tôi quá đúng.

- Ông khỏe như vâm. Phóng xe ầm ầm. Lương quá đủ tiêu. Vậy cớ gì mà ông chán?

Ông Vĩ nheo nheo mắt, tủm tỉm cười:

- Thấy các em trẻ đẹp mà mình già cả, lực bất tòng tâm. Thế mà không chán à?

Tôi khẽ thở dài. Hình như ông không để ý đến điều đó.

Tôi về thăm quê chừng nửa tháng khi trở lại nhà mới nghe chuyện ông Vĩ ngã xe máy tại thị xã trước quán Karaoke. Ông bị dập xương bàn chân, được người đi đường tốt bụng đưa vào bệnh viện. Suốt những ngày nằm viện chẳng có ai đến thăm nom.

Kể cũng lạ. Vài ba người bảo, với ông Vĩ điều đó rất dễ giải thích, ai cũng nói ra được. Tôi ngẫm nghĩ mãi việc này. Chả hiểu ông Vĩ còn ở nhớ ông bà thông gia với đứa con gái trong xã hay không sau khi đã trú cả tuần tại nhà bà Ngọc. Tôi đã gàn nhưng ông không nghe. Ông Đồng thông gia là thương binh nặng, tính khí thất thường, lúc bình thường không sao nhưng lúc trở trời trái gió, nhất là lúc uống đôi ba chén rượu thì như bị điên, chửi bới, đập phá mọi thứ. Vợ ông cũng khổ, nhiều lần bị ông phang gậy, quăng bát, quăng chén mà phải cắn răng chịu đựng. Ở với ông bà thông gia thật chả ra làm sao. Xưa nay chả ai như thế. Có mà giơ mặt. Không cẩn thận, ông Vĩ cũng dễ bị ông Đồng cho ăn đòn, có khi lại nguy cho tính mạng. “Ông ấy mời tôi đến ở mà”. Ông Vĩ cau có. “Mời cũng không đến, người ngoài sẽ chê cười, tiếng để đời”. Tôi đáp. Ông Vĩ ngồi thừ rồi khẽ thở dài “Tôi không đến đó thì sẽ ở đâu?” Vậy là bất chấp mọi người can ngăn, ông lẳng lặng sang sông.

Gặp ông Duyệt giữa đường vào chợ, tôi rủ ông vào nhà ông Đồng để thăm ông Vĩ. Ông Duyệt cười:

- Rõ chán ông này. Ông Vĩ không ở đấy nữa.

- Lại sang sông với bà Ngọc?

- Ông ta đang ở chợ.

- Ông ấy đi mua thức ăn?

- Ở tại chợ cạnh nhà bán hàng tạp hóa ấy.

- Tại cái nhà đang bỏ hoang?

- Phải.

Giời ạ, ở đâu chẳng ở lại ở chợ mà ngay tại nhà bỏ hoang. Xã xây một dãy kiốt cho thuê. Cạnh nhà bán hàng tạp hóa là quán cắt tóc ông Nhị. Cuối năm ngoái có người chết còng queo ở đấy. Sớm hôm sau mới phát hiện thi thể, Công an điều tra, người chết là do ma túy, tiêm chích gì đấy. Vậy chả ai dám mở quán. Đến nay vẫn bỏ không. Không hiểu vì sao ông Vĩ lại đến nông nỗi này.

Lựa lúc chợ vắng người, tôi lặng lẽ tới. Ông Vĩ ngồi bó gối, lưng dựa vào tường, mắt nhắm nghiền. Tôi giật thót mình. Chỉ non một tháng không gặp nay nhìn ông khác quá. Tóc đã bạc trắng, hói đỉnh đầu. Da tai tái nhợt nhạt, mặt có vết sẹo dài, chằng chịt nếp nhăn. Người gầy rộc. Trông ông thật khắc khổ.

Ông mở mắt nhìn tôi, chả nói năng gì.

- Ông ốm à?

Ông lắc đầu.

- Ông không ở chỗ ông Đồng nữa à?

Ông lấy tay chỉ vết sẹo trên mặt. Tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra.

- Sao ông không đến ở cùng bà Ngọc?

Ông không đáp, duỗi chân ra giường, thở dài thườn thượt.

- Nhục quá ông ạ.

Giọng ông thều thào tưởng như đứt hơi. Ông lại dựa lưng vào tường, mắt nhắm, hai tay ôm bụng.

- Con mụ ấy bán nhà rồi theo con gái đi đâu đấy. Nó còn ẵm của tôi bao nhiêu tiền.

Ông mở mắt, đờ đẫn nhìn tôi:

- Nhục quá. Tôi không còn chỗ nào ở nữa. Chả lẽ sẽ chết ở đây.

Bất ngờ, ông òa ra khóc, khóc tức tưởi, không khác gì đứa trẻ bị oan ức. Đôi vai gầy rung bần bật. Nước mắt lã chã rơi trên đôi má nhăn nhúm xám xịt. Ông cứ để nước mắt tuôn chảy khi đôi mắt đã khép chặt mặc cho vài ba người đi qua nhìn vào.

- Giời ơi, giá mà…

Ông nức nở, giọng nghẹn lại. Ông cứ thút thít mãi cho tới khi đám trẻ con ở đâu kéo chạy ào tới đứng trân trân trước cửa lạ lẫm ngó vào

Đỗ Nhật Minh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Nỗi oan vẫn còn lơ lửng

Cho tới ngày cắp sách tới trường, tôi nghe phong phanh, nhà ông Ngô có anh Khả đi công nhân, chứ không biết hình hài, tướng mạo của anh. Do ngày anh đi tôi còn quá bé nên không lưu vào bộ nhớ.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.

Tin khác

Chị em dâu

Chị em dâu
Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.

Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi
Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.
Xem thêm
Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Ông Phạm Văn Lãi, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ, sau ngày hưu về sống ở quê nhà xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hơn chục năm nay.
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

"Nữ hoàng nước mắt" xô đổ kỷ lục của "Hạ cánh nơi anh"

Theo Chosun, tập 16 và cũng là tập cuối cùng của bộ phim "Queen of tears" (Nữ hoàng nước mắt) ghi nhận mức rating kỷ lục. Thống kê của Nielsen Korea cho thấy tỷ suất người xem trung bình trên toàn quốc của bộ phim là 24.85 %.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Phiên bản di động