Đổi thay ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Khoảng năm 2000, tỉnh Kiên Giang triển khai mô hình kinh tế nông hộ ở vùng đệm. Người dân được vay vốn ngân hàng để cải tạo diện tích đất giao khoán và đầu tư sản suất. Một hướng đi mới mở ra cho người dân vùng đệm U Minh Thượng.
Chính quyền, người dân cùng gỡ khó

Anh hùng Lao động Bành Văn Đởm, nguyên Trưởng Ban quản lí dự án vùng đệm U Minh Thượng nhớ lại: “Những năm 1990 - 1995, đời sống của người dân khu vực này thiếu thốn lắm. Nhà nước nhiều lần phải hỗ trợ tiền, gạo giúp dân. Chứng kiến cảnh người dân loay hoay với mảnh đất nhưng mãi vẫn nghèo, tôi và một số anh em cùng suy tính tìm hướng đi để cuộc sống bớt khó khăn hơn. Vào năm 2000, chúng tôi xin ý kiến Tỉnh ủy, UBND tỉnh đào mương trong diện tích đất người dân được cấp. Mỗi mảnh đất có chiều ngang 40m, dài 1.000m, trong đó, người dân chia 22m chiều ngang để sản xuất và đào 8m mương. Đất dưới mương múc lên sẽ đắp bờ 10m để người dân trồng trọt”.

Đổi thay ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng
Một góc vùng đệm U Minh Thượng với cây chuối xiêm là chủ lực.

Việc đào mương được chuẩn y. Nhà nước hỗ trợ người dân vay vốn để triển khai, nhưng kinh phí lên đến 32 triệu đồng. Giá 4ha đất trong vùng đệm ngày đó bán chỉ được 25 triệu đồng. Do kinh phí quá cao, nên người dân ngại vay tiền ngân hàng vì sợ sản xuất không hiệu quả thì không có tiền trả nợ. Thế nhưng, bằng sự kiên trì vận động của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức xã hội, nhiều hộ dân đã đồng tình. Ban quản lí dự án vùng đệm U Minh Thượng phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu về thổ nhưỡng vùng đất, thử nghiệm các lớp đất để tìm ra độ sâu thích hợp khi đào mương. Lớp đất đào mương múc lên được đắp thành bờ bao cho người dân trồng trọt. Các con mương đào vừa là nơi lấy nước tưới, xổ phèn, vừa là nơi thoát nước, tránh ngập khi mưa giúp người dân sản xuất được thuận lợi hơn.

Ông Võ Ngọc Giới, ở ấp Kinh Năm, xã An Minh Bắc khẳng định: sau khi các con mương được đào, việc phục vụ tưới tiêu dễ dàng hơn, người dân đã chuyển sang làm rẫy nhiều; đến năm 2001-2002, người dân phát triển trồng chuối. Đời sống người dân vùng đệm U Minh Thượng bắt đầu phất lên từ chủ trương phát triển kinh tế nông hộ.

Định hướng sản xuất theo hướng hữu cơ

Bước vào thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, U Minh Thượng đã đi từng bước. Năm 2018, huyện bắt đầu tập trung tuyên truyền vận động và huy động nguồn lực về vốn, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực; khảo sát chọn địa bàn, họp dân và xây dựng các chương trình, dự án sản xuất tôm - lúa, lúa mùa, cá đồng, rau màu, cây ăn trái theo hướng an toàn và đạt các chứng nhận VietGAP vùng tôm - lúa và vùng đệm U Minh Thượng. Năm 2019, U Minh Thượng chọn 3 xã Thạnh Yên, Hòa Chánh và An Minh Bắc triển khai chương trình, dự án sản xuất tôm - lúa; chọn xã Minh Thuận, An Minh Bắc triển khai mô hình lúa - cá, rau màu, cây ăn trái theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và đề xuất các chứng nhận theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, GlobalGAP để tiến đến chứng nhận hữu cơ.

Ông Lý Văn Tình, ngụ ấp Kinh Năm, xã An Minh Bắc, U Minh Thượng chăm sóc bưởi.
Ông Lý Văn Tình, ngụ ấp Kinh Năm, xã An Minh Bắc, U Minh Thượng chăm sóc bưởi.

Ông Giới cho biết: Từ năm 2003, trồng chuối xiêm cho hiệu quả kinh tế rõ rệt do ít tốn chi phí phân bón, nhẹ công chăm sóc. Gia đình ông có 2ha trồng chuối xiêm cho thu nhập 7-8 triệu đồng/tháng; chưa kể, hằng tháng gia đình ông bán 300kg bắp chuối là đủ trang trải sinh hoạt gia đình.

Hiện vùng đệm U Minh Thượng có hơn 2.400ha trồng chuối xiêm theo hướng an toàn, đạt chuẩn VietGAP, tập trung ở xã An Minh Bắc và Minh Thuận. Đây là một trong những loại cây trồng có diện tích lớn của huyện, tạo thu nhập chủ yếu cho hàng trăm hộ dân, mở ra triển vọng cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Những kết quả bước đầu đạt được

Lợi thế của người dân vùng đệm là có nhiều đất để sản xuất nên dễ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Trên cùng diện tích đất, nông dân xen canh nhiều loại cây trồng, như trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản hoặc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là chuối xiêm, gừng là hai loại cây trồng chủ lực.

Ở ấp Kinh Năm, nhiều hộ dân kết hợp mô hình trồng chuối xiêm, cây ăn trái, trong đó nhiều nhất là xoài, bưởi. Đến nhà ông Lý Văn Tình, ở ấp Kinh Năm, chúng tôi mê mẩn với vườn xoài, bưởi sum suê. Dưới mương ông nuôi ốc bươu, thả cá nước ngọt. Mảnh vườn xanh mát nhiều năm qua giúp gia đình ông Tình có đời sống ổn định. Nhẩm tính mỗi năm từ trồng xoài, gia đình ông lãi 300-400 triệu đồng. Nông dân trồng cây ăn trái ở ấp Kinh Năm đang hứa hẹn một bước đi mới phấn khởi khi tham gia hợp tác xã. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Minh Bắc được thành lập, phát triển mô hình sản xuất VietGAP đối với cây chuối, cây ăn trái và định hướng phát triển du lịch nông thôn. Vào hợp tác xã, nông dân được hỗ trợ kĩ thuật, vốn vay để đầu tư sản xuất. Ông Tình nói: “Vào hợp tác xã, nông dân được hỗ trợ vay vốn đầu tư trồng trọt, hướng dẫn kĩ thuật sản xuất. Nông dân tăng cường dùng phân, thuốc sinh học, kết hợp quy trình sản xuất cách li thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch. Đây là bước đầu tiến tới sản xuất nông sản sạch gắn với phát triển du lịch nông thôn”.

Có thể nói, trong thời gian triển khai thực hiện dự án phát triển kinh tế nông hộ vùng đệm U Minh Thượng, thành quả thu được nhiều, nhưng khó khăn, vướng mắc cũng không ít. Để dự án nối tiếp có thể thực hiện thành công, rất cần sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền, đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ, tích cực tham gia của người dân vùng đệm. Hi vọng, trong tương lai không xa, kinh tế - xã hội vùng đệm U Minh Thượng - vùng đất giàu tiềm năng, có bề dày truyền thống lịch sử anh hùng sẽ cất cánh, phát triển tương xứng với điều kiện sẵn có, ngang tầm với mặt bằng kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang.

Thu Oanh - Trần An

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.
Xử phạt nồng độ cồn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông

Xử phạt nồng độ cồn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông

Từ khi lực lượng Cảnh sát giao thông quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm Nghị định 100/19 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Luật Phòng, chống tác hại rượu , bia đã hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến rượu, bia gây ra...
Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện trung ương Quân đội 108.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Tin khác

Chuyện về sắp xếp lại đơn vị hành chính

Chuyện về sắp xếp lại đơn vị hành chính
Hiện nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Công điện số 972/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024
Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 rơi vào thứ năm ngày 18/4 dương lịch (tức 10/3 âm lịch), là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ Sáu 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Thói quen nguy hiểm cần phải từ bỏ

Thói quen nguy hiểm cần phải từ bỏ
Đã từ lâu tôi quan sát thấy, khi điều khiển phương tiện (cả ô tô và xe gắn máy, xe đạp điện) tham gia giao thông trên đường, không ít người có thói quen sử dụng tai nghe với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là họ nghe nhạc để thư giãn.

Đừng để “tiền mất, tật mang”

Đừng để “tiền mất, tật mang”
Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã xử lí nghiêm nhiều trường hợp vi phạm, nhưng những chiêu trò mạo danh bác sĩ, lương y để lôi kéo bệnh nhân chữa bệnh, bán thuốc, bán thực phẩm chức năng vẫn tràn lan trên mạng xã hội, khiến không ít người phải trả giá đắt, trở thành “con mồi” của những đối tượng lừa đảo.

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (15/4) nắng nóng mở rộng khắp các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với mức nhiệt cao nhất 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm
Để bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, tuy nhiên, số vụ vi phạm vẫn còn nhiều. Trong quý I/2024, cả nước đã xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kì năm 2023).

Không phụ lòng tin yêu của bà con

Không phụ lòng tin yêu của bà con
Đó là nhận xét của bà con tổ dân cư số 9, phường Vĩnh Tuy dành cho cựu chiến binh Nguyễn Bá Giang 72 tuổi, tổ trưởng tổ bảo vệ, thành viên chủ chốt của đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) nghĩa vụ, thành viên đội múa sư tử của địa bàn dân cư 9 hiện ở số 36/14/70 ngõ 349 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội...

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời
Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Hiểu thêm về người phất cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ cát

Hiểu thêm về người phất cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ cát
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tròn 70 năm. Lịch sử đã nói nhiều về những chiến công của bộ đội, dân công và Nhân dân ta. Có rất nhiều bài viết về những người đã bắt sống tướng Đờ cát cùng bộ tham mưu địch, về người phất cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ cát.

Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực 2024 đẹp mắt

Mâm cỗ cúng Tết Hàn thực 2024 đẹp mắt
Theo quan niệm dân gian, Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch - đây là dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Năm 2024, Tết Hàn thực rơi vào thứ 5 ngày 11/4 dương lịch.

Đặc sắc lễ hội Nghinh Ông ở Cà Mau

Đặc sắc lễ hội Nghinh Ông  ở Cà Mau
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian lớn nhất ở tỉnh Cà Mau và được xếp vào danh sách 60 lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Mùa cúng đất quê tôi

Mùa cúng đất quê tôi
Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa Xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 âm lịch...
Xem thêm
Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi

Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.
Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện trung
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ Năm ngày 18/4 dương lịch (tức 10/3 âm lịch), là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ Sáu 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.
Phiên bản di động