Đa dạng sinh kế của người cao tuổi ở miền Tây Nam Bộ

Sinh kế thường được hiểu là sự tập hợp các nguồn lực, tài sản và khả năng hoạt động, đưa ra quyết định để kiếm sống, sau đó đạt được các mục tiêu và ước nguyện làm giàu của mình. Một sinh kế bền vững là một sinh kế có thể đối phó và phục hồi trước những sức ép và cú sốc, duy trì hoặc nâng cao năng lực, tài sản và cung cấp các cơ hội kiếm sống bền vững cho các thế hệ tiếp theo. Tạp chí Người cao tuổi giới thiệu loạt bài về mưu sinh của NCT ở miền Tây Nam Bộ…
Kì 1: Cuộc sống trên cồn Phó Ba

Ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang có một “cồn của cồn”, nằm biệt lập trên sông Hậu. Chính sự biệt lập ấy khiến nơi đây có cuộc sống bình yên rất riêng, đậm nét sông nước miền Tây. Cồn Phó Ba ấp Mỹ Thạnh, thuộc cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng. Để đến với cồn Phó Ba có thể đi từ phà Trà Ôn theo đò của người dân cồn Phó Ba; hoặc đi phà qua xã Mỹ Hòa Hưng, rồi lại tiếp tục đi đò sang cồn Phó Ba. Chúng tôi chọn cách thứ 2, vắt vẻo trên xuồng của chú Hai Đành, lạng qua “chiếc eo” nhỏ xíu giữa “cù lao mẹ” và “cồn con”.

Ông Lê Anh Tuấn, 67 tuổi, sống ở đây mấy mươi năm nên hiểu rõ từng khoảnh đất, từng ngóc ngách của cồn Phó Ba, dẫn chúng tôi đến vị trí “đuôi cồn”. Sau hàng rào, không còn là địa phận của ấp Mỹ Thạnh nữa.

Cồn Phó Ba
Cồn Phó Ba

Rời quê huyện Chợ Mới, duyên phận đưa đẩy ông Tuấn lấy vợ, lập nghiệp ở cồn Phó Ba. Mấy chục năm trời gắn bó, ông biết rõ từ đầu cồn đến đuôi cồn, biết cả sự đổi thay của xứ sở này. Với chúng tôi, cồn Phó Ba chỉ là cuộc lãng du ngắn, nhưng với ông là cả một đời.

Ở đô thị Long Xuyên, xã nằm biệt lập “riêng một góc trời” như Mỹ Hòa Hưng đã là chuyện lạ rồi. Vậy mà, ấp Mỹ Thạnh lại tách ra khỏi xã, tạo thành cồn nhỏ xíu cạnh bên. Ông Tuấn ví von, cồn Phó Ba như đứa con đeo theo mẹ - cù lao Ông Hổ. Chỗ gần nhau giữa 2 cồn đôi khi chỉ vài mét. Đoạn hở đó được người dân địa phương gọi là “khai long”. Họ chờ đất bồi lên, 2 cồn dính vào nhau (như câu chuyện của cồn Phó Quế nhập vào đất liền thuộc phường Mỹ Long hiện giờ). Nhưng không, cồn Phó Ba dù bồi rồi lở, vẫn nhất quyết sống tự lập với “cù lao mẹ”.

Ngược lại gần nửa thế kỉ, lúc mới về đây, ông ngỡ ngàng với “cuộc sống mới” - cái gì cũng thiếu, riêng vất vả lại thừa! Nước sông “bao la”, để dành sinh hoạt lẫn ăn uống. Điện bình duy trì phần nào nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, nhưng đến đêm, cồn Phó Ba chìm trong thinh lặng. Người bệnh nặng cỡ nào, cũng đành chờ chuyến đò cập bến rước đi. Tụi nhỏ đi học bập bõm, rồi nghỉ. Trường ở bên kia sông, cha mẹ đâu thể đón đưa ngày mấy bận.

Dần dần, từng cái “không” bị xóa đi. Hệ thống cấp nước Mỹ Thạnh (thuộc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được xây dựng, công suất 10m3/giờ, bà con tha hồ sử dụng. 4 năm nay, anh Trần Văn Hiền được phân công về quản lí nơi này. Bà con vui vì có nước sạch, nhưng anh lại buồn vì xa quê, cuộc sống vắng vẻ. Đến khi “ở đâu quen đó” thì anh lại trở thành… rể xứ này, thật sự gắn bó rồi.

Ông Lê Anh Tuấn 67 tuổi là người có nhiều năm sống trên cồn Phó Ba.
Ông Lê Anh Tuấn 67 tuổi là người có nhiều năm sống trên cồn Phó Ba.

Năm 2015, điện về với ấp Mỹ Thạnh. Đây là bước ngoặt lớn, giúp đổi thay cồn Phó Ba. Ban đêm có điện sáng hẳn lên, người dân bớt chạnh lòng, tiếp cận thêm nhiều tiện ích hiện đại. Đời sống vật chất đi lên, kéo theo tinh thần cũng phơi phới. Khách du lịch đi chợ nổi Long Xuyên, du lịch sinh thái cù lao Ông Hổ, nghe nhắc tới cồn Phó Ba, liền tìm đến. Vậy là ấp Mỹ Thạnh đón nhiều đợt khách tham quan. Dân địa phương đưa du khách ra bãi tắm bùn, trải nghiệm câu tôm, cào hến, vui mát trời.

“Sống ở đây hơn nửa đời người, tôi thích nhất là không gian bình yên, đúng chất miền Tây. Cả ấp hơn ngàn người, ai cũng biết mặt nhau. Hổng biết sao được, cái ấp có chút xíu, cùng lớn lên, cùng già đi, gặp mỗi ngày. Nhà ai có sự kiện gì, cả ấp đến chung vui, chia buồn. Tôi mở sân bóng đá, là điểm sinh hoạt thể thao duy nhất trên cồn, lấy tiền tượng trưng 3.000 đồng/người lớn, cho tụi nhỏ chơi mệt nghỉ” - ông Tuấn dắt chúng tôi đi khắp cồn, tự hào chia sẻ.

Ấp có 318 hộ, 1.247 nhân khẩu. Trong gần 30ha diện tích tự nhiên, người dân dành 6,2ha trồng cây hằng năm; 6,8ha cây lâu năm; 4,5ha nuôi trồng thủy sản, phần còn lại là đất phi nông nghiệp. Cán bộ địa phương tập trung vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thị trường và nhu cầu tiêu thụ. Hiện có 26 hộ nuôi cá bè (103 lồng, bè), chủ yếu là cá chim, điêu hồng, rô phi; 5ha thả nuôi cá tra, cá tra bột và cá lóc, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân.

Nhưng, ước vọng của người dân Phó Ba còn nhiều lắm. Mức thu nhập của họ hiện chưa thể theo nhịp phát triển của xã hội. Họ sống dựa vào thủy sản trên dòng sông Hậu, thì thủy sản dần cạn kiệt. Họ mượn cây lúa, cây trái để mưu sinh, thì nông nghiệp lại bấp bênh. Con em muốn đến trường, ngoài nỗ lực vượt sông, vượt khó, vẫn phải nhìn lại kinh tế gia đình… Chưa có cơ sở y tế, chưa tháo gỡ vướng mắc về đất đai, người dân sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn.

Họ muốn trở thành “ấp nhiều có” - gì cũng có, giống như mọi nơi khác. Theo ông Tuấn, chỉ cần một nhà máy, khu chế xuất thủy sản hoặc nông nghiệp được xây dựng trên địa bàn ấp, chắc chắn lao động địa phương quy tụ đông đảo. Nếu chọn phát triển theo hướng du lịch, cồn Phó Ba còn rất nhiều tiềm năng để khai phá, đầu tư. Họ kì vọng, ngày nào đó, cảnh sống êm đềm này đủ sức hấp dẫn khách phương xa đến lãng du, thay vì họ phải rời quê tha hương!

Toàn xã nói chung, cồn Phó Ba nói riêng đều nằm trong kế hoạch khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có (về đất đai, sản xuất rau màu, cây ăn trái, đặc sản…) của miền cù lao sông nước để thu hút khách tham quan, du lịch; tạo việc làm cho lao động địa phương.

Phóng sự của Đông Thịnh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Cục CSGT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với phương châm lấy người dân làm trung tâm để phục vụ và kéo giảm tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc, đơn vị đã mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ người dân.
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày tới đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng.
Cái giá của “cảm ơn”

Cái giá của “cảm ơn”

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” khép lại, với bản án được dư luận đánh giá là đúng người, đúng tội.
Nguy hiểm tài xế xe ôm, shipper phóng nhanh, vượt ẩu

Nguy hiểm tài xế xe ôm, shipper phóng nhanh, vượt ẩu

Trong những năm gần đây ở nước ta, số vụ tai nạn giao thông có liên quan tới những người hành nghề shipper giao hàng nói riêng, cũng như những người chạy xe ôm công nghệ nói chung ngày một gia tăng.

Tin khác

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh
Vào khoảng 5h10 ngày 25/4, trên luồng sông Chanh (đoạn thuộc phường Hà An và phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) xảy ra vụ tai nạn chìm, đắm phương tiện thuyền khiến 4 người mất tích.

Thực hiện tốt văn hóa giao thông

Thực hiện tốt văn hóa giao thông
Những năm qua, bằng nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ, tai nạn giao thông (TNGT) liên tục được kiềm chế, kéo giảm cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết và số người bị thương. Nhưng số vụ, số người chết và bị thương vẫn còn nhiều.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa ban hành Văn bản số 144/VPTT gửi Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa và Nghệ An về việc ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công

Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có công văn gửi các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc về việc thực hiện việc đăng ký đặt lịch hẹn kiểm định và bố trí làm tăng ca, làm thêm giờ trước, sau và cả trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trường hợp xảy ra tình trạng ùn tắc đăng kiểm.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Cảnh giác rượu rởm, rượu tự nấu

Cảnh giác rượu rởm, rượu tự nấu
Hiện nay trên thị trường nước ta có đủ loại rượu, rượu sản xuất trong nước, rượu ngoại, rượu vang... đủ cả, trong đó lẫn lộn rất nhiều rượu rởm. Kèm theo là những loại rượu trắng tự nấu của các lò rượu tư nhân rao bán khắp nơi, thu hút đông đảo các đệ tử của lưu linh.

Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Cục CSGT, Bộ Công an có khuyến cáo đến nhân dân tham gia giao thông nhân dịp phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện
“Cò” là cách gọi những người môi giới mời chào dẫn dụ bệnh nhân không điều trị tại cơ sở y tế chính quy mà đến các phòng khám tư. Để làm được việc này, họ thường lảng vảng trước cổng các bệnh viện trong thành phố, đặc biệt các bệnh viện lớn như: Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Ung bướu…

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh

Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh
TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người dân. Từ đó, đưa công tác quản lí đô thị nói chung, quản lí trật tự đô thị (TTĐT) nói riêng đi vào nền nếp, góp phần xây dựng đô thị Vĩnh Yên xanh, sạch, đẹp, hiện đại, văn minh...

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh

Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh
Trong những năm qua, huyện Lang Chánh quyết liệt triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó có Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo đang thực hiện tốt,...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?
Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.
Xem thêm
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Cục CSGT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với phương châm lấy người dân làm trung tâm để phục vụ và kéo giảm tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc, đơn vị đã mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ người d
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày tới đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng.
Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 5h10 ngày 25/4, trên luồng sông Chanh (đoạn thuộc phường Hà An và phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) xảy ra vụ tai nạn chìm, đắm phương tiện thuyền khiến 4 người mất tích.
Phiên bản di động