Vụ tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, thừa kế về tài sản và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 128 Lê Lợi, phường 3, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên:

Căn cứ để người cao tuổi đề nghị hủy bản án sơ thẩm

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của bà Lư Thị Thanh Điểu, 67 tuổi (con cụ Lê Thị Xuân Sang, chết ngày 14/6/2019), người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở (QSHNƠ), thừa kế về tài sản và huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ)”, giữa bị đơn: Cụ Sang; nguyên đơn: ông Lư Sanh Dũng, ở 128 Lê Lợi, phường 3, TP Tuy Hòa. Bà Điểu đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng xem xét hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND tỉnh Phú Yên xét xử lại theo quy định pháp luật…

Nhận định của Tòa án

Nguyên đơn (ông Lư Sanh Dũng) yêu cầu được quyền sở hữu và thừa kế di sản thừa kế là QSDĐ, nhà ở tại địa chỉ 128 Lê Lợi nói trên (nhà và đất 128 Lê Lợi) theo Di chúc năm 1982 của cụ Lư Thạch và cụ Sang.

Về công sức tôn tạo, bảo quản di sản: Ông Dũng trực tiếp quản lí, tôn tạo di sản nên cần phải tính công sức của ông Dũng. Áp dụng Án lệ số: 05/2016/AL được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 6/4/2016, tính công sức cho ông Dũng với mức 10% giá trị QSDĐ.

Về giao hiện vật: Từ nhỏ ông Dũng đã ở tại địa chỉ 128 Lê Lợi, là chỗ ở duy nhất và là địa điểm đăng kí kinh doanh hành nghề may mui nệm. Các người thừa kế khác của cụ Sang đều đã có chỗ ở ổn định nên cần giao nhà và đất tại 128 Lê Lợi cho ông Dũng được QSDĐ và QSHNƠ. Ông Dũng thanh toán lại cho các người thừa kế khác của cụ Sang.

Về di sản của cụ Sang: Di chúc do cụ Sang lập ngày 6/6/2005 được UBND phường 3 chứng thực theo đúng quy định, có hiệu lực; tôn trọng ý nguyện của cụ Sang giao phần giá trị di sản nhà và đất của cụ Sang lại cho các bà Vân, Ấn, Điểu và Xuân.

Căn cứ để người cao tuổi đề nghị hủy bản án sơ thẩm
Bản án số: 21/2024/DSST ngày 4/5/2024 của TAND tỉnh Phú Yên

Chia di sản thừa kế: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và một phần yêu cầu phản tố của bị đơn; chia thừa kế nhà và đất ở 128 Lê Lợi.

Bản án số: 21/2024/DSST ngày 4/5/2024 của TAND tỉnh Phú Yên, Quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Dũng và một phần yêu cầu phản tố của cụ Sang (Bị đơn). Ông Dũng được quyền sở hữu căn nhà cấp 3 và các vật kiến trúc khác gắn liền với diện tích đất 70,8m2, loại đất ở, tại thửa đất số 11, tờ bản đồ số D4IV-AC, tọa lạc tại số 128 Lê Lợi, phường 3, TP Tuy Hòa; ông Dũng thanh toán lại cho các bà Vân, Ấn, Điểu, Xuân phần giá trị đất 3.297.510.000 đồng và phần giá trị nhà 86.800.800 đồng; tổng cộng là: 3.384.310.800 đồng, mỗi người nhận 846.077.700 đồng; bà Điểu chịu 10.000.000 đồng chi phí định giá tài sản và xem xét thẩm định tại chỗ nhà, đất tại thôn Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An.

Tuy nhiên, trong đơn của bà Lư Thị Thanh Điểu phản án như sau: Về sự tồn tại của Di chúc năm 1982. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng, cụ Sang thừa nhận là có Bản di chúc năm 1982, nên kết luận Bản di chúc năm 1982 là có thật. Và trích dẫn phần tóm tắt, nhận định của Bản án dân sự sơ thẩm số: 31/2004/DSST ngày 13/9/2004 của TAND TP Tuy Hòa; Bản án phúc thẩm số: 66/2004/DSPT ngày 24/12/2004 của TAND tỉnh Phú Yên; Quyết định giám đốc thẩm số 166/2005/DS-GĐT ngày 19/10/2005 của TAND Tối cao.

Tuy nhiên, 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm nêu trên đều đã bị TAND Tối cao hủy toàn bộ (Quyết định giám đốc thẩm số: 166/2005/DS-GĐT ngày 19/10/2005); cũng không có cơ sở để khẳng định rằng các Bản án trước đây đã ghi lại một cách khách quan, đúng với lời khai, ý chí của cụ Sang.

Một, năm 2004, cụ Sang chỉ khởi kiện yêu cầu ông Dũng rời khỏi nhà, không có đương sự nào có yêu cầu công nhận hoặc không công nhận di chúc hoặc yêu cầu chia thừa kế, nhưng Tòa án các cấp đã quyết định việc chia thừa kế - vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự. Nếu Tòa án xem xét đến di chúc hoặc chia di sản thì phải đưa những người thừa kế của cụ Thạch, cụ Sang vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (việc có hay không có di chúc, chia thừa kế như thế nào đều ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác). Trong các vụ án trước đây, mặc dù có quyết định việc chia thừa kế nhưng các cấp Tòa án không đưa những người thừa kế khác vào tham gia tố tụng là không bảo đảm quyền lợi của những người thừa kế của cụ Thạch, cụ Sang.

Hai, để xác định ý chí đích thực của cụ Sang, hay nói cách khác, để đánh giá cụ Sang có thừa nhận sự tồn tại của Di chúc năm 1982 hay không, cần phải sao lục toàn bộ tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ khởi kiện của các Bản án trước đây (năm 2004). Các chứng cứ trước đây như Đơn khởi kiện, bản tự khai do cụ Sang lập, hay thậm chí là biên bản hòa giải của Tòa án (năm 2004) là những chứng cứ không thể chối cãi nhằm xác định ý chí đích thực của cụ Sang, nhưng tại sao Tòa án cấp sơ thẩm không thu thập để làm rõ. Ngoài ra, cũng cần phải làm rõ trong suốt quá trình tố tụng, cụ Sang có thay đổi lời khai hay không? Lí do của việc thay đổi, từ việc thừa nhận đến không thừa nhận có sự tồn tại của bản di chúc năm 1982 (nếu có)?

Thu thập toàn bộ hồ sơ vụ án trước đây sẽ góp phần làm rõ ý chí đích thực của cụ Sang. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm đã không thu thập đầy đủ. Kết quả là đến nay vẫn chưa làm rõ được ý chí của cụ Sang (thừa nhận sự tồn tại của Bản di chúc năm 1982 hay không?), ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Ba, Quyết định giám đốc thẩm số: 166/2005/DS-GĐT ngày 19/10/2005 của TAND Tối cao, nêu rõ: “Cần hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để giao hồ sơ vụ án về TAND TP Tuy Hòa xác minh, thu thập thêm chứng cứ để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các bên đương sự”. Tức, Hội đồng giám đốc thẩm không giới hạn phạm vi được xem xét lại có hay không có sự tồn tại của Bản di chúc năm 1982 của Tòa án cấp sơ thẩm. Nếu thật sự có giới hạn phạm vi xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm thì Quyết định giám đốc thẩm chỉ hủy một phần, chứ không phải hủy toàn bộ như Quyết định giám đốc thẩm đã nêu.

Do đó, việc TAND tỉnh Phú Yên (cấp sơ thẩm) chỉ dựa vào phần tóm tắt, nhận định của các Bản án/Quyết định trước đây (năm 2004, năm 2005) mà không xem xét toàn diện đến các chứng cứ mới và không thu thập các chứng cứ khác để xác định ý chí đích thực của cụ Sang là có dấu hiệu bỏ sót, dẫn đến kết luận trong Bản án ghi nhận bản di chúc năm 1982 là có thật, thiếu cơ sở. Cần nói rõ thêm: Ngay cả khi cụ Sang thừa nhận là có Bản di chúc năm 1982 thì cũng không có cơ sở để cho rằng sự thừa nhận của cụ Sang là đúng sự thật khách quan. Hay nói cách khác, cho dù cụ Sang có thừa nhận sự tồn tại của Bản di chúc năm 1982 thì cũng không đồng nghĩa với việc Bản di chúc năm 1982 là có thật trên thực tế, vì:

Lời khai của đương sự (sự thừa nhận của cụ Sang) chỉ bảo đảm khách quan khi hội tụ đủ 2 yếu tố: Lời khai đó không ảnh hưởng/xâm phạm đến quyền lợi của người khác và phải phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Căn cứ để người cao tuổi đề nghị hủy bản án sơ thẩm
Di sản thừa kế là nhà, đất 128 Lê Lợi, phường 3, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Trong khi, trong vụ án này, lời khai của cụ Sang (khẳng định có sự tồn tại của bản Di chúc năm 1982 (nếu có) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người thừa kế khác (vì có di chúc thì những người thừa kế khác không được hưởng thừa kế). Đặc biệt, sự tồn tại của bản Di chúc năm 1982 (nếu có) không phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác (trong hồ sơ vụ án không có Bản di chúc năm 1982, những người làm chứng, người liên quan đều khẳng định không thấy bản di chúc năm 1982 - được chứng minh cụ thể dưới đây).

Bốn, đặc biệt quan trọng, tất cả các chủ thể có liên quan và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đều khẳng định không có sự tồn tại của bản di chúc năm 1982, cụ thể:

4.1 Theo lời khai của ông Dũng: ông Kiều Văn Long là cán bộ trực tiếp đến nhà cụ Thạch, cụ Sang để lấy chữ kí và chứng thực bản Di chúc năm 1982. Tuy nhiên, tại “Giấy xác nhận” ngày 12/1/2006 (có đóng dấu xác nhận của UBND phường 3), chính ông Long xác nhận: “Vào tháng 2/1982, tôi được UBND phường 3 bố trí làm thư kí tổng hợp - thi đua UBND phường và là thư kí của Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường 3. Trong thời gian này, đến cuối năm 1987 bản thân tôi không có chức năng làm nhiệm vụ đi xác nhận và kí di chúc cho ai... Vì vậy, tôi xin khẳng định là tôi không kí vào bản di chúc của ông Lư Thạch năm 1982, vì năm 1982, ông Lư Thạch rất khỏe mạnh và đang công tác tại phường 3, với chức vụ là Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường 3” (BL 407);

4.2. Tại Giấy xác nhận ngày 26/12/2005 (có đóng dấu xác nhận của UBND phường 3), ông Hồ Văn Trọng, nguyên Chủ tịch UBND phường 3 xác nhận: “Tháng 2/1982, tôi tiếp nhận chức vụ Chủ tịch UBND phường 3 nhiệm kì mới, từ thời gian đó trở về sau liên tục giữ chức vụ này, đến tháng 9/1984, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy phường 3. Trong suốt thời gian đó tôi không hề biết, cũng không kí Bản di chúc của ông Lư Thạch, cũng không cử đồng chí Kiều Văn Long đến nhà ông Thạch để xác nhận di chúc vì không phải chức năng nhiệm vụ của đ/c Long. Đồng chí Long lúc đó là cán bộ Tổng hợp, Thư kí Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường 3.” (BL 408).

4.3. Tại Giấy xác nhận ngày 26/12/2005 (có đóng dấu xác nhận của UBND phường 3, ông Trần Chánh, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường 3 xác nhận: “Tháng 2/1982, tôi tiếp nhận chức vụ Phó Chủ tịch UBND phường 3 nhiệm kì mới. Trong suốt nhiệm kì này tôi không hề biết, cũng không kí Bản di chúc của ông Lư Thạch, cũng không cử đồng chí Kiều Văn Long đến nhà ông Thạch để xác nhận di chúc vì không phải chức năng nhiệm vụ của đồng chí Long. Đồng chí Long lúc đó là cán bộ Tổng hợp, Thư kí Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường 3”. (BL 409).

4.4. Ngày 9/1/2006, UBND phường 3 cũng xác nhận: “... Tại thời điểm năm 1982, ông Trọng là Chủ tịch UBND phường 3 và ông Chánh là Phó Chủ tịch UBND phường 3, ông Long là cán bộ tổng hợp và thư kí Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường 3”. Những người có chức năng nhiệm vụ công chứng, chứng thực và người làm chứng là ông Long đều xác nhận không kí, không đến nhà ông Thạch để lấy chữ kí hoặc chứng nhận bản di chúc năm 1982. (BL 396, 397).

4.5. Tại Công văn số: 79/UBND về việc cung cấp tài liệu kí chứng thực di chúc ngày 28/10/2019, UBND phường 3 khẳng định: “Sau khi tiến hành kiểm tra hồ sơ lưu trữ tại địa phương đối với việc kí chứng thực di chúc của ông Lư Thạch và bà Lê Thị Xuân Sang lập năm 1982 và năm 2000, UBND phường 3 không tìm thấy bản di chúc nào kí chứng thực năm 1982 và năm 2000 có nội dung trên” (BL 89).

4.5. Tại Quyết định giải quyết khiếu nại (lần 1) của TAND TP Tuy Hòa và Quyết định về việc giải quyết khiếu nại số: 33/2023/QĐ-CA ngày 28/5/2023 (BL 381), TAND tỉnh Phú Yên xác nhận: “Trong hồ sơ vụ án không có bản di chúc 1982 mà bà Điểu yêu cầu Photocopy”.

4.6. Đặc biệt, tại chứng cứ duy nhất có chữ kí của cụ Sang, do chính cụ Sang lập là “Đơn khẩn cầu”, cụ Sang khẳng định Bản di chúc năm 1982 hoàn toàn không có thật. Cụ thể, sau khi tường thuật lại sự việc (không nhắc đến sự tồn tại của Bản di chúc năm 1982), cụ Sang viết: “Với nội dung quyết định của 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, nếu xét về căn cứ để giải quyết giao cho Dũng giá trị đất là: 130.326.500 đồng là chưa hợp lí, vì bản di chúc của chồng tôi để lại không có để chứng minh, tôi không biết gì về di chúc này, nội dung của di chúc không có cơ sở gì để khẳng định mà hội đồng xét xử chỉ dựa vào đề nghị của Dũng và lời xác nhận không rõ ràng của ông Kiều Văn Long (cán bộ phường 2, TP Tuy Hòa) để tòa kết luận “đủ cơ sở để xác định di chúc là có thật” là không thuyết phục... (BL 404).

Tất cả các nhân chứng, người có liên quan, chính cụ Sang và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đều khẳng định không có sự tồn tại của bản di chúc năm 1982. Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét toàn diện chứng cứ nêu trên mà kết luận Bản di chúc 1982 là có thật, liệu có khiên cưỡng và thiếu căn cứ pháp luật?

Năm, ngay cả khi có sự tồn tại của Di chúc năm 1982 thì cũng cần phải xác định nội dung, tính hiệu lực của di chúc để làm cơ sở giải quyết vụ án.

Tòa án các cấp trước đây và Tòa án cấp sở thẩm đã công nhận 1 Bản di chúc không có hình thái vật lí cụ thể. Trong khi đó, pháp luật đặt ra yêu cầu là Di chúc phải lập thành văn bản (trừ di chúc miệng nhưng phải tuân theo thủ tục chặt chẽ), pháp luật cũng buộc phải xác định nội dung di chúc để xem xét đến hiệu lực của di chúc và ý chí của người để lại di chúc. Trong vụ án này, Tòa án các cấp chưa xác định đầy đủ nội dung của Bản di chúc năm 1982 (nếu xác định di chúc là có thật), chưa xác định hiệu lực của di chúc mà vội vàng công nhận hiệu lực của di chúc là thiếu cơ sở.Hồ sơ vụ án thể hiện, ngay cả khi Bản di chúc năm 1982 là có thật thì cũng sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ, bởi:

5.1 Pháp luật tại thời điểm năm 1982 (thời điểm được cho là lập di chúc) và pháp luật tại thời điểm mở thừa kế (năm 1989) đều không xem đất đai là di sản thừa kế. Cụ thể:

Tại mục II.1 (Phần di sản thừa kế) Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (có hiệu lực từ ngày 24/7/1981 đến hết ngày 5/7/1996) quy định:

“Theo Điều 19 và Điều 20 của Hiến pháp mới, đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Đất đai (kể cả đất canh tác, đất ở, đất hương hỏa...) không thuộc quyền sở hữu riêng của công dân, nên không thể là di sản thừa kế. Nếu người đang sử dụng đất chết thì việc điều chỉnh quyền sử dụng phần diện tích đó sẽ do pháp luật về đất đai quy định. Cây cối và hoa mầu thuộc quyền sở hữu của người đã chết, vẫn thuộc di sản thừa kế”.

Theo quy định trên, đất đai không phải là di sản thừa kế, chỉ có nhà ở mới là di sản thừa kế. Quy định này hoàn toàn phù hợp với lí luận chính trị xã hội (trước năm 1986), khi đó toàn bộ đất đai được Nhà nước tập trung quản lí để phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đất đai và quyền sử dụng đất không phải là tài sản của công dân và không được phép đưa vào giao dịch.

Mãi đến ngày 15/4/1992, khi Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực thi hành thì chúng ta mới hình thành khái niệm về “quyền sử dụng đất”, lúc này “quyền sử dụng đất” mới được xem là tài sản/di sản.

5.2 Bản di chúc năm 1982 (nếu có) chỉ định đoạt phần nhà (nhà tole + vách ván), hoàn toàn không định đoạt phần đất.

Tại các Bản án trước đây (năm 2004, năm 2005) đều khẳng định: Vợ chồng cụ Thạch, cụ Sang lập di chúc để lại ngôi nhà cho ông Dũng, hoàn toàn không di chúc định đoạt phần đất, cụ thể:

- Bản án sơ thẩm số 31/DS-ST ngày 10+13/9/2004 của TAND thị xã Tuy Hòa:

Tại đoạn đầu trang 4 ghi nhận: “Tại biên bản làm việc ngày 17/7/2004 cụ Sang khai: “Tôi công nhận trước khi chồng tôi mất thì chồng tôi là Lư Thạch có viết bản di chúc là cho căn nhà cho Dũng. Nhưng căn nhà này là nhà tole + vách ván đã trúng đường giải tỏa nên không còn.

Tại đoạn số 3 từ dưới lên ghi nhận: “Theo anh Dũng trình bày: Năm 1982 cụ Thạch, cụ Sang đã lập di chúc cho căn nhà tole vách ván cho ông Dũng và có xác nhận của ông Kiều Văn Long” (BL 7).

Bản án phúc thẩm số: 66/DSPT ngày 24/12/2004 của TAND tỉnh Phú Yên ghi nhận: “Cụ Sang và ông Dũng khai: Nguyên thủy ngôi nhà 128 Lê Lợi, phường 3, thị xã Tuy Hòa là 1 trại tole, vách ván. Năm 1982 vợ chồng cụ Thạch và cụ Sang lập di chúc để lại ngôi nhà 128 Lê Lợi cho ông Dũng” (BL 9).

Quyết định giám đốc thẩm số: 166/2005/DS-GĐT của TAND Tối cao ghi nhận: “Năm 1976, bà có mua một căn nhà tôn vách ván bằng khoản tiền dành dụm của bà. Vào năm 1982, ông Lư Thạch là chồng của bà có lập bản di chúc cho người con trai là Lư Sanh Dũng căn nhà này...”.

Có thể thấy, các Bản án/Quyết định trước đây đều ghi nhận/khẳng định: Vợ chồng cụ Thạch, cụ Sang chỉ di chúc cho ông Dũng phần nhà (tole, vách ván, hiện nay đã không còn), hoàn toàn không định đoạt phần đất.

Mặc dù ghi nhận như vậy, nhưng các cấp Tòa án đều phân chia phần đất của cụ Sang, cụ Thạch là chưa đúng với ý chí, nguyện vọng của các cụ, không đúng quy định của pháp luật.

Trong khi chưa xác định được nội dung, hiệu lực của Di chúc mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định phân chia theo di chúc là thể hiện dấu hiệu khiên cưỡng, thiếu cơ sở. Hơn nữa, di chúc (nếu có) mới chỉ định đoạt phần nhà, không định đoạt phần đất nhưng Tòa án cấp sơ thẩm cho ông Dũng hưởng phần đất là không đúng ý chí của cụ Thạch, cụ Sang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của những người thừa kế còn lại.

Căn cứ để người cao tuổi đề nghị hủy bản án sơ thẩm
Giấy xác nhận xây dựng nhà 128 Lê Lợi.

Những “bất cập” trong giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm

Không chia thừa kế cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

Mục IV.B [Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc] Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế - Văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế năm 1989, quy định:

Người lập di chúc phải dành lại một phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc (nếu có). Những người thừa kế bắt buộc gồm: Vợ góa hoặc chồng góa, con chưa thành niên hoặc tuy đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già yếu và túng thiếu.

Phần di sản phải dành lại cho mỗi người thừa kế bắt buộc, ít nhất là 2/3 suất của thừa kế theo luật. Nếu di chúc truất quyền thừa kế của người thừa kế bắt buộc hoặc phần dành lại cho mỗi người thừa kế bắt buộc ít hơn 2/3 suất thì phải trích chia cho đủ 2/3.

Điều 20 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 (Văn bản pháp luật được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng) quy định:

Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất là hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này:

a) Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu;

b) Con chưa thành niên.

- Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Pháp luật tại thời điểm mở thừa kế (năm 1989) và pháp luật hiện hành đều quy định, vợ là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, với kỉ phần là 2/3 của một suất thừa kế chia theo pháp luật.

Nếu Di chúc năm 1982 là có thật thì cụ Sang cũng sẽ được hưởng di sản do cụ Thạch để lại, với 2/3 của kỉ phần thừa kế chia theo pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đã không chia cho cụ Sang suất thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của cụ Sang.

Căn cứ để người cao tuổi đề nghị hủy bản án sơ thẩm
Giấy xác nhận về học nghề của ông Lư Sanh Dũng.

Về tính công sức đóng góp của ông Lư Sanh Dũng

Tòa án cấp sơ thẩm cho ông Lư Sanh Dũng hưởng công sức đóng góp, tôn tạo bằng 10% giá trị toàn bộ khu đất là thiếu cơ sở khi chưa xem xét toàn diện chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, bởi, những người kế thừa quyền, nghĩa vụ thừa kế của cụ Sang đã cung cấp cho Tòa án các tài liệu là:

- Giấy xác nhận ngày 24/02/2006 của bà Huỳnh Thị Hòa (người bán vật liệu xây dựng) khẳng định: “Vào năm 1993, cụ Sang, chủ nhà 128 Lê Lợi, Tuy Hòa có mua vật liệu tại cửa hàng Hiệp Hòa để xây dựng ngôi nhà 128 Lê Lợi. Cụ Sang trực tiếp mua hàng của tôi, trả tiền liền, không còn nợ nần gì với cửa hàng của tôi” (BL 411).

- Giấy xác nhận ngày 24/2/2006 của ông Hồ Tánh (thợ hồ, thầu xây dựng): “Năm 1993, tôi có xây dựng mới ngôi nhà 128 Lê Lợi, phường 3, TP Tuy Hòa cho cụ Sang (là chủ nhà). Từ ngày khởi công đến khi hoàn thành, bàn giao nhà, chính cụ Sang là chủ chạy mua nguyên vật liệu và trả công xây dựng, không có nợ nần ai” (BL 412).

- Giấy xác nhận học nghề ngày 13/9/2005 của ông Nguyễn Văn Hướng: “Vào tháng 2/1992, tôi có hành nghề may yên xe honda, xe đạp tại 128 Lê Lợi, phường 3, TP Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Đồng thời nhận dạy nghề cho ông Dũng đến tháng 5/1992, do tìm được nơi khác ổn định hơn nên tôi chuyển đi. Lúc đó, ông Dũng bỏ học giữa chừng khi nghề nghiệp chưa ổn định, chưa có gì là cơ bản” (BL 413).

- Giấy xác nhận ngày 15/9/2005 của ông Lê Thanh Trang: “Trước đây tôi có kinh doanh ngành sửa chữa xe Cam, Hàn tiện ở địa chỉ 187 Lê Lợi, F5, TP Tuy Hòa. Tôi có dạy nghề thợ tiện, hàn cho em: Dũng là con của cụ Sang có dẫn Dũng đến học nghề theo yêu cầu của cụ. Nhưng Dũng có học nghề khoảng thời gian 7 tháng hoặc 8 tháng vào khoảng năm 1991. Còn thời gian học nghề chưa hành nghề, còn sống lệ thuộc gia đình” (BL 418).

Các tài liệu nêu trên đều khẳng định, thời điểm năm 1991-1993, ông Dũng không có nghề nghiệp ổn định, không tạo ra được thu nhập, còn sống lệ thuộc vào gia đình. Cụ Sang là người trực tiếp bỏ chi phí xây nhà. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét toàn diện các chứng cứ nêu trên, mà chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh (nghề may mui đệm) của ông Dũng để cho ông Dũng hưởng công sức đóng góp bằng 10% giá trị di sản là không hợp lí, không phù hợp với tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Tòa án cấp sơ thẩm đã giao cho ông Dũng được nhận thừa kế thửa đất và sở hữu ngôi nhà (thực tế là đã tính công sức đóng góp thì mới công nhận quyền sở hữu nhà). Trong quá trình sinh sống và hiện tại thì ông Dũng vẫn ở trên thửa đất này để làm nghề kinh doanh phát sinh lợi nhuận, được hưởng lợi từ thửa đất và ngôi nhà này, bao gồm cả hưởng lợi trên phần tài sản của cụ Sang (1/2 khu đất). Đến nay, Tòa án lại tiếp tục tính cho ông Dũng 10% công sức đóng góp trên tổng giá trị đất.

Bản án sơ thẩm cũng nêu, lúc về già cụ Sang qua ở với bà Điểu. Bà Điểu là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cụ Sang (người để lại di sản) lúc ốm đau già yếu, trực tiếp thờ cúng cụ Sang nhưng không được Tòa án cấp sơ thẩm tính công sức.

Đặc biệt, có dấu hiệu Tòa án đã thiếu xót khi tính công sức đóng góp cho ông Dũng bằng 10% trên tổng giá trị đất (10% x 7.327.800.000 đồng = 732.780.000 đồng). Bởi, trong toàn bộ khu đất, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định ông Dũng được quyền hưởng thừa kế % đất, nay lại tính công sức đóng góp trên chính phần tài sản của ông Dũng được hưởng đó.

Có dấu hiệu sai sót trong áp dụng pháp luật

Theo Trích lục khai tử số: 331/TLKT-BS ngày 13/12/2018 của UBND phường 3 thì cụ Thạch mất tháng 9/1990 (không ghi ngày mất). Từ đó, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 (có hiệu lực từ ngày 10/9/1990) để làm căn cứ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, theo lời khai của tất cả các đương sự, cụ Thạch mất năm 1989.

Việc xác định chính xác thời điểm cụ Thạch chết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi pháp luật được lựa chọn làm căn cứ giải quyết vụ án là pháp luật tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm cụ Thạch chết).

Giả sử cụ Thạch mất năm 1989 thì việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Pháp lệnh thừa kế năm 1990 (có hiệu lực từ ngày 10/9/1990) là áp dụng không đúng pháp luật. Nếu cụ Thạch mất năm 1989 thì Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 (có hiệu lực từ ngày 24/7/1981 đến hết ngày 5/7/1996) của TAND Tối cao [hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế] được áp dụng để giải quyết tranh chấp phần di sản của cụ Thạch.

Xác định thời điểm mở thừa kế (thời điểm cụ Thạch chết) có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã không xác minh, làm rõ. Đây là những dấu hiệu sai sót có thể dẫn đến lựa chọn nguồn pháp luật giải quyết không đúng.

Nguyện vọng của người cao tuổi

Từ những căn cứ nêu trên, bà Lư Thị Thanh Điểu thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ Sang, cũng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm - TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng xem xét: Hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND tỉnh Phú Yên xét xử lại.

Thực hiện Điều 5 Luật Người cao tuổi năm 2009, Tạp chí Người cao tuổi đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm - TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng giải quyết nguyện vọng của người cao tuổi là bà Lư Thị Thanh Điểu; thông báo kết quả để Tạp chí trả lời người cao tuổi và bạn đọc theo quy định.

Nhóm PVPL

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Cần mở đường để người dân đi vào viếng mộ ở nghĩa trang Trần Hưng

Cần mở đường để người dân đi vào viếng mộ ở nghĩa trang Trần Hưng

Vừa qua, nhiều người dân (trong đó có nhiều người cao tuổi) ở tổ dân phố 5, phường Phú Diễn, TP Hà Nội thông tin, doanh nghiệp tự ý cho người rào tôn, đào hố, đổ đất chặn lối đi khiến các hộ dân phải lội nước, vượt rào, phá rào vào viếng mộ tại nghĩa trang Trần Hưng...
Cần giải quyết thấu tình đạt lí, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hộ bị thu hồi đất

Cần giải quyết thấu tình đạt lí, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các hộ bị thu hồi đất

Nhiều hộ gia đình đang sinh sống, ăn ở và trực tiếp sử dụng đất tại khu Gò Hôi cuối phố Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (nay phường Phú Diễn) TP Hà Nội) như ông Nguyễn Minh Chiến, 66 tuổi; bà Hoàng Hải, 74 tuổi; bà Nguyễn Thị Bao, 65 tuổi… phản ánh việc UBND quận Cầu Giấy và UBND phường Mai Dịch kí ban hành các Quyết định và thông báo cưỡng chế gấp rút, trước thời điểm sáp nhập chính quyền cấp phường và chấm dứt hoạt động chính quyền cấp quận, để bàn giao đất Công ty Vigeba gây ảnh hưởng quyền lợi của các hộ dân trong khi chưa giải quyết đơn thư.
Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương để công trình xây dựng sai phạm gây bức xúc cho Nhân dân

Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương để công trình xây dựng sai phạm gây bức xúc cho Nhân dân

Bà Nguyễn Thị Hồng, 69 tuổi, trú tại số 47, Chương Dương, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội nhiều lần có đơn gửi đến UBND xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội tố cáo công trình xây dựng vi phạm nhưng không được cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm, để công trình ngang nhiên tồn tại đến nay khiến Nhân dân và dư luận bức xúc…
UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị cơ quan chức năng xử lý đơn của ông Đỗ Tịnh

UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị cơ quan chức năng xử lý đơn của ông Đỗ Tịnh

Liên quan đến vụ “Giám đốc là người cao tuổi có đơn kêu cứu khẩn cấp” tại TP Biên Hòa, UBND tỉnh Đồng Nai đã có công văn gửi cơ quan chức năng đề nghị làm rõ...
Người cao tuổi mong được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét toàn diện nội dung vụ án

Người cao tuổi mong được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét toàn diện nội dung vụ án

Bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Định xử: bị cáo Nguyễn Đình Kim 3 năm tù về phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Luật sư bào chữa và bị cáo Kim mong được Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa phúc thẩm xem xét lại toàn diện nội dung vụ án …

Tin khác

Người cao tuổi có đơn đề nghị cơ quan Công an xem xét, làm rõ

Người cao tuổi có đơn đề nghị cơ quan Công an xem xét, làm rõ
Cho rằng quy trình thực hiện đấu thầu hồ Đầm Biển có nhiều “khuất tất”, vi phạm pháp luật và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho gia đình, ông Nguyễn Văn Tuấn, 65 tuổi, ở thôn 4, xã Đông Dư (nay là xã Bát Tràng) làm đơn tố cáo đến Cơ quan Công an...

Một giám đốc là người cao tuổi có đơn cứu khẩn cấp

Một giám đốc là người cao tuổi có đơn cứu khẩn cấp
Trong lúc TAND tỉnh Đồng Nai đang thụ lí vụ ông Đỗ Tịnh kiện Công ty TNHH Cường Hưng về việc “công nhận phần vốn góp” thì những người có liên quan đã làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh của công ty này đến 4 lần...

Cưỡng chế, giải phóng mặt bằng, cần bảo vệ mồ mả của người dân

Cưỡng chế, giải phóng mặt bằng, cần bảo vệ mồ mả của người dân
Nhiều người dân ở thôn Ao, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm phản ánh, trong quá trình tổ chức cưỡng chế khu vực đất có hàng trăm ngôi mộ của các hộ dân đã phá dỡ, san phẳng nhiều ngôi mộ; trong khi các cơ quan chức năng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ hay di chuyển các ngôi mộ trên…

Người cao tuổi mong chờ phán quyết của Chánh án TAND Tối cao

Người cao tuổi mong chờ phán quyết của Chánh án TAND Tối cao
Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận được đơn (lần 3 ngày 1/6/2025) của ông Tăng Bửu, 69 tuổi, ở số 1 ấp khu 4, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp, phản ánh việc ông Thái Rết, Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng (kí Quyết định số: 161/QĐ-TCCB ngày 12/5/2021) nhằm bảo vệ hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của bà Bùi Thị Đẹp, nguyên Chánh án TAND huyện Mỹ Xuyên; và mong chờ có phán quyết đúng pháp luật của Chánh án TAND Tối cao…

Ông Lê Ân 88 tuổi tố cáo: Đất của VCSB để thi hành án, nhưng tuỳ tiện cấp giấy CNQSDĐ, cho phép chuyển nhượng và bồi thường cho người khác

Ông Lê Ân 88 tuổi tố cáo: Đất của VCSB để thi hành án, nhưng tuỳ tiện cấp giấy CNQSDĐ, cho phép chuyển nhượng và bồi thường cho người khác
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn (kèm theo hồ sơ) của ông Lê Ân, đại diện Hội đồng tự xử lí, thanh lí và giải thể Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB), địa chỉ 414/27 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP Vũng Tàu có đơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Giấy biên nhận ngày 10/6/2025 của Ban Tiếp công dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tố cáo: Tự ý lấy đất của VCSB cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), cho phép chuyển nhượng và bồi thường cho người khác khi đã có Văn bản ngăn chặn của Cơ quan Thi hành án tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2004…

Cần quan tâm đến tín ngưỡng tâm linh của người dân thôn Mỹ Thôn

Cần quan tâm đến tín ngưỡng tâm linh của người dân thôn Mỹ Thôn
Nhiều người cao tuổi ở thôn Mỹ Thôn, xã Xuân Lai thông tin tới Tạp chí Người cao tuổi về những vấn đề liên quan đến văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong việc di dời mồ mả, giải phóng mặt bằng. Nhóm phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi đã có mặt tại xã Xuân Lai để ghi nhận toàn cảnh sự việc…

Cho thuê xưởng sản xuất đá mĩ nghệ trong khai trường khai thác đá có đúng quy định?

Cho thuê xưởng sản xuất đá mĩ nghệ trong khai trường khai thác đá có đúng quy định?
Chiều 9/6/2025, tại một xưởng đá mĩ nghệ (nằm trong khai trường khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng của Công ty CP Toàn Minh), tại núi Nhót, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, khiến một người bị thiệt mạng…

Phản hồi của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm

Phản hồi của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm
Sau khi Tạp chí Người cao tuổi số 110 (3984) ra ngày 3/6/2025 đang bài: “Cần làm rõ quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Nam Từ Liêm”, Tạp chí Người cao tuổi nhận được Công văn phản hồi báo chí số: 1381/CCTHADS ngày 5/6/2025 của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho rằng: Thông tin trong bài báo: “Cần làm rõ quyết định thi hành án của Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm” chưa chính xác, đề nghị được đăng tải thông tin khách quan, đa chiều mà cơ quan chức năng cung cấp theo quy định…

Cần bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người dân khi thu hồi đất

Cần bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người dân khi thu hồi đất
Ông Nguyễn Minh Chiến, 66 tuổi và bà Hoàng Hải, 75 tuổi, là người đang sinh sống trực tiếp sử dụng đất tại khu vực cuối phố Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, có đơn khiếu tố ông Trần Đình Cường, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy kí ban hành Quyết định hành chính trái quy định pháp luật, cưỡng chế phá dỡ nhà của các hộ dân tại tổ dân phố (TDP) 5 để thực hiện dự án “Khu đô thị Thành phố giao lưu”…

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận đơn của cụ Phan Thị Mến, 84 tuổi, ở 1413 Lê Hồng Phong, khu phố 5, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, phản ánh việc 1 thửa đất, với 3 mảnh trích đo có số liệu khác nhau trong vụ kiện dân sự.

Cần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân

Cần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân
Hiện quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đang tiến hành cưỡng chế thu hồi đất để giao cho một doanh nghiệp làm dự án du lịch và đô thị nghỉ dưỡng trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, tuy nhiên lại không nhận được sự đồng tình của nhiều hộ dân…

Bằng truy tặng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Túc cần ghi đúng địa chỉ

Bằng truy tặng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Túc cần ghi đúng địa chỉ
Phản ánh đến Tạp chí Người cao tuổi, ông Nguyễn Quang Hiển, 82 tuổi, ở khu phố 1 Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, cho biết, cụ Nguyễn Thị Túc (mẹ ông Hiển) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) từ năm 2017, nhưng địa chỉ ghi trên Bằng truy tặng không đúng. Đã nhiều lần ông Hiển kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm…

Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét bố trí ngân sách chống sạt lở

Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét bố trí ngân sách chống sạt lở
Sau khi tạp chí Người cao tuổi có bài viết phản ánh về sạt trượt tại núi Chí Phúc, nằm trong quần thể thắng cảnh Hàn Sơn, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo giao các Sở, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu hỗ trợ kinh phí đầu tư bằng một dự án chống sạt lở…

Cần làm rõ và xử lí nghiêm vụ học sinh đánh bạn dẫn đến chấn thương sọ não

Cần làm rõ và xử lí nghiêm vụ học sinh đánh bạn dẫn đến chấn thương sọ não
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn, thư của gia đình bà Tạ Thị Giang, ở xã Tràng Lương, TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, phản ánh về việc con bà là cháu B, học sinh lớp 5B, Trường THCS Tràng Lương bị bạn học đánh nhưng Ban giám hiệu (BGH) nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tắc trách, dẫn đến cháu bị chấn thương não, nguy hiểm đến tính mạng...

Cần giải quyết triệt để việc tranh chấp đất tại thôn Ngãi Cầu

Cần giải quyết triệt để việc tranh chấp đất tại thôn Ngãi Cầu
Bà Nguyễn Thị Phấn, 76 tuổi, ở thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội gửi đơn đến Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh việc phần ngõ đi duy nhất vào nhà (sử dụng ổn định từ năm 1971), hiện đang bị xâm lấn xây dựng khi chưa được giải quyết tranh chấp ranh giới. Dù đã nhiều lần gửi đơn nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lí dứt điểm…
Xem thêm
Quyết liệt xử lý vi phạm đất đai trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Quyết liệt xử lý vi phạm đất đai trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Hiện nay, huyện Vĩnh Tường đang trong giai đoạn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Đây là giai đoạn rất dễ xảy ra “ khoảng trống trong quản lý” đặc biệt là lĩnh vực đất đai, tình trạng vi phạm đ
Cưỡng chế hộ dân vi phạm đất đai tại xã Minh Quang

Cưỡng chế hộ dân vi phạm đất đai tại xã Minh Quang

Sáng 30/5, UBND xã Minh Quang (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) tổ chức cưỡng chế đối với hộ ông Trần Văn Trưởng, thôn Xạ Hương vi phạm pháp luật về đất đai.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về người cao tuổi

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về người cao tuổi

Hiện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 180.000 NCT, chiếm khoảng 13% dân số tại địa phương. Trong đó, hơn 65.000 người ở độ tuổi từ 60–69; khoảng 5.000 người từ 90 tuổi trở lên; trên 17.500 người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, gần 100% được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, và hơn 95% được khám sức khỏe định kì hằng năm. Để làm tốt công tác NCT, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến NCT.
Cần mở đường để người dân đi vào viếng mộ ở nghĩa trang Trần Hưng

Cần mở đường để người dân đi vào viếng mộ ở nghĩa trang Trần Hưng

Vừa qua, nhiều người dân (trong đó có nhiều người cao tuổi) ở tổ dân phố 5, phường Phú Diễn, TP Hà Nội thông tin, doanh nghiệp tự ý cho người rào tôn, đào hố, đổ đất chặn lối đi khiến các hộ dân phải lội nước, vượt rào, phá rào vào viếng mộ tại nghĩa trang Trần Hưng...
Cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Lê Cao Phấn

Cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Lê Cao Phấn

Sau nhiều năm ông làm thủ tục giấy tờ để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng UBND thành phố Sầm Sơn không giải quyết. Nhiều lần ông Phấn làm đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền.
Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi tiếp tục nhận đơn của cụ Phan Thị Mến, 84 tuổi, ở 1413 Lê Hồng Phong, khu phố 5, phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, phản ánh việc 1 thửa đất, với 3 mảnh trích đo có số liệu khác nhau trong vụ kiện dân sự.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Cụ Lê Ân, 88 tuổi, địa chỉ 414/27 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 10, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đơn gửi Tạp chí Người cao tuổi, phản ánh đã bị chiếm đoạt nhiều tài sản…
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Phạm Văn To, 60 tuổi, ở xã Lê Trì, huyện tri Tôn, tỉnh An Giang, bị đơn trong vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu tài sản; yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu; yêu cầu tuyên Hợp đồng tặng cho tài sản vô hiệu; yêu cầu bồi thường thiệt hại; yêu cầu hủy Giấy chứng nhận QSDĐ; yêu cầu di dời tài sản trên đất giao trả đất; yêu cầu công nhận QSDĐ”; nguyên đơn: Bà Phạm Thị Quang (Bản án sơ thẩm số 96/2024/DS-ST (Bản án 96) ngày 18/7/2024 của TAND tỉnh An Giang).
Cách tra cứu thông tin quy hoạch đất đai

Cách tra cứu thông tin quy hoạch đất đai

Hỏi: Sau thời gian tìm hiểu, gia đình tôi đang dự tính mua một mảnh đất ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, theo dư luận địa phương, khu vực này có nhiều lô đất thuộc diện quy hoạch. Xin hỏi kiểm tra thửa đất có thuộc diện quy hoạch như thế nào? Đào Xuân Tường (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh)
Chưa trả tiền sử dụng đất, có được sang tên GCNQSDĐ không?

Chưa trả tiền sử dụng đất, có được sang tên GCNQSDĐ không?

Hỏi: Gia đình tôi mua một thửa đất nhưng chủ cũ chưa trả tiền sử dụng đất. Xin hỏi gia đình tôi có được sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) không? Hoàng Văn Đáng (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn)
Quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc

Hỏi: Tôi có thửa đất rộng 350m2. Do 2 con gái tôi lấy chồng ở xa, nên tôi muốn lập di chúc cho cháu (con anh trai) một phần đất để làm nhà thờ khi qua đời. Xin hỏi, tôi có thể lập di chúc cho cháu trai tôi 50m2 đất mà không cần ý kiến của 2 con gái có được không? Chu Văn Thông (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Phiên bản di động