Anh hùng Núp với cách mạng Cuba

Sau khi cách mạng thành công (1959), Cuba đẩy mạnh việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam và lấy đó làm bài học thực tiễn sinh động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ của Nhân dân Cuba...

Anh hùng Núp (1914 -1999) là người dân tộc Bahnar tỉnh Gia Lai. Năm 1935, ông tham gia cách mạng và từ đó ông được cách mạng tín nhiệm giao cho chỉ huy thanh niên làng Stơr tổ chức dân làng chiến đấu chống Pháp và đã tiêu diệt hàng trăm tên địch, nêu tấm gương sáng chói cho các dân tộc Tây Nguyên noi theo, đứng lên chống giặc ngoại xâm gìn giữ quê hương, đất nước.

Từ tháng 9/1950 đến tháng 2/1951, quân Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân đánh lên làng STơr, có lần (12/1950) chúng đã sử dụng tới một lực lượng gồm 400 quân vây quét quyết đốt làng Stơr. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, Anh hùng Núp và dân làng Stơr đã dựa vào núi rừng hiểm trở, tổ chức đánh bại các cuộc càn quét của địch.

Với những đóng góp của mình, năm 1953, tại Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua toàn Liên khu, Anh hùng Núp đã được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng Nhất và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1955, ông vinh dự được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Ông là người Tây Nguyên đầu tiên được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Anh hùng Núp (bên trái) và nhà cách mạng Cuba Che Guevara.
Anh hùng Núp (bên trái) và nhà cách mạng Cuba Che Guevara.

Vào dịp kỉ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1964), Cuba tổ chức đợt đoàn kết với Cách mạng Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 23/7/1964 với nhiều hoạt động độc đáo. Một nét độc đáo của đợt hoạt động đoàn kết này là việc Đảng, Nhà nước Cuba mời Anh hùng Núp sang thăm Cuba.

Ngay từ giây phút đầu đặt chân đến Cuba, Anh hùng Núp đã được Chủ tịch Cuba Fidel Castro và người chiến sĩ Mác- xít huyền thoại Che Guevara tiếp đón. Chủ tịch Fidel Castro tự nhận là em của Anh hùng Núp và vui vẻ nói: “Cách mạng Cuba phải học tập kinh nghiệm những người anh em đi trước!”.

Chủ tịch Fidel Castro nói tiếp: “Nhân dân Cuba thấy anh còn sống, lại khỏe mạnh thế này là mừng rồi, vì mọi người đọc sách thấy anh khổ quá, đồng bào Tây Nguyên khổ quá. Thiếu đến cả muối ăn thì thật không tưởng tượng nổi! Vậy mà vẫn đánh Pháp, mà lại thắng bằng cung tên rất thô sơ thì thật kì lạ! Cuốn sách viết về anh đối với nhân dân Cuba là cuốn sách gối đầu giường đấy!”.

Những ngày ở Cuba, Chủ tịch Fidel Castro đã dặn dò Che Guevara đích thân đưa Anh hùng Núp đi thăm các đơn vị quân đội và các nhà máy, nông trường. Tới đâu, Anh hùng Núp cũng nghe nhân dân Cuba reo to: “Du kích Núp! Du kích Việt Nam! Thần thoại! Thần thoại!”.

Chuyến đi ấy, Anh hùng Núp phải từ biệt đất nước Cuba sớm hơn dự định. Bởi vì lúc đó hàng đàn máy bay Mỹ đang ném bom Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Cả Cuba biết tin đã rất phẫn nộ. Anh hùng Núp cũng nóng lòng trở về nước tham gia kháng chiến chống Mỹ. Chủ tịch Fidel Castro nhờ Anh hùng Núp về thưa với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: Trong cuộc chiến đấu mới này, Cuba sẽ bên cạnh Việt Nam.

Sau lần gặp Anh hùng Núp, Che Guevara, một đồng chí thân thiết của Chủ tịch Fidel Castro đã xin rời Cuba cùng với đội ngũ gồm các chiến sĩ du kích kiên trung lên đường đi chiến đấu giải phóng các dân tộc anh em còn bị áp bức. Từ tháng 1/1965, Che Guevara rời Cuba để đến với Congo và sau đó là Bolivia nhằm mục đích khởi động một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, để biến các nước này thành một, hai, ba và nhiều Việt Nam đang kiên cường chống thực dân đế quốc. Và cũng từ đấy trên Đài Phát thanh và Truyền hình Cuba hằng ngày phát đi, phát lại vở kịch với nhan đề “Người anh hùng của núi rừng”, chuyển thể theo nội dung cuốn tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”.

Đặc biệt, sau cuộc gặp Anh hùng Núp, một điển hình của dân tộc Việt Nam gan góc đánh Pháp, đánh Mỹ, Chủ tịch Fidel Castro đã dành tình cảm đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Ngày 2/1/1966, khi Nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn gay go nhất của cuộc đụng đầu lịch sử đối với đế quốc Mỹ, trong cuộc mít tinh có trên 1 triệu người Cuba tham dự và khách mời của các nước đến từ ba châu Á, Phi, Mỹ Latinh, Chủ tịch Fidel Castro tuyên bố: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Lời tuyên bố chí tình ấy đã làm rung động cả lương tri nhân loại. Hàng ngàn thanh niên Cuba đã viết đơn tình nguyện xin đến Việt Nam để cùng Nhân dân Việt Nam đánh Mỹ.

Năm 1967, được Cuba đặt tên là “Năm Việt Nam Anh hùng” để cổ vũ phong trào Cách mạng Việt Nam. Trong tháng 9/1973, Chủ tịch Fidel Castro đã đến thăm Việt Nam và đến thăm khu giải phóng Quảng Trị. Hình ảnh Chủ tịch Fidel Castro đứng trên chiếc xe tăng Mỹ bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt giữ và phất cao lá cờ truyền thống bách chiến bách thắng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mãi là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Cuba và Việt Nam và cũng là biểu tượng cho sự hữu nghị chân chính của mọi thời đại.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.
"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.
Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Ngay từ những năm đầu tiên hoạt động ở Pháp, Bác Hồ đã tiếp xúc với nhiều nhà báo cách mạng; học hỏi nghiệp vụ báo chí và liên tục viết báo. Người không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… nhưng vui vẻ nhận mình là nhà báo. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam; là bạn lớn của hàng trăm nhà báo quốc tế ở nhiều châu lục.

Tin khác

Cơ hội và thách thức

Cơ hội và thách thức
Ngày 21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản Báo Thanh Niên, cơ quan của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Báo chí có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng, là tuyến đầu xung kích trong công tác tư tưởng, lí luận, luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ
Tại cuộc họp của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa diễn ra vào ngày 19/2/1922 đã quyết định ra đời báo Người cùng khổ (Le Paria) làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa đã có những đóng góp tích cực để tờ báo này ra đời và phát triển...

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước
Vào năm 1969, sắp đến kỉ niệm ngày thành lập Đảng, trước đó vẫn được tổ chức vào ngày 6/1 hằng năm. Nhưng từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay...

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”
Cách đây 70 năm, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo với nhan đề “Cần phải xem báo Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 197, từ ngày 22 đến 24/6/1954. Bài báo ngắn chưa đầy 400 từ, nhưng sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ đối với bạn đọc, nhất là cán bộ, đảng viên, mà còn đối với các nhà báo nói chung, những người làm báo Đảng nói riêng, chẳng những trước đây mà còn cả ngày nay...

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản
Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, gồm có đại biểu của 49 Đảng Cộng sản trên thế giới đã họp tại Mát-xcơ-va từ ngày 17/6 đến 8/7/1924.

Nghĩ về văn hoá học đường

Nghĩ về văn hoá học đường
Nhà trường không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người. Vai trò và nhiệm vụ vẻ vang ấy đòi hỏi học đường phải không ngừng khẳng định bản chất văn hoá tiêu biểu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, với mục tiêu vừa thiết thực, vừa to lớn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Già hoá dân số và dân số già

Già hoá dân số và dân số già
Hiện nay nước ta có khoảng 16 triệu NCT. Đây là nguồn lực nội sinh quý giá, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh làm chủ xã hội và tự nhiên. Từ ngàn xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng lão, coi NCT là rường cột xã tắc, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh…

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?
Khi công nghệ phát triển, các nền tảng mạng xã hội cũng trở nên thông minh hơn khiến độ “gây nghiện” của thế giới trực tuyến ngày càng cao. Xu hướng này đồng thời dấy lên nhiều lo ngại, chẳng hạn nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người dùng.

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay
Theo Hiến pháp hiện hành, Nhà nước ta có 4 cấp, trong đó xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở. Nhưng từ lâu cấp cơ sở đã trở thành trung gian, vì bộ máy còn nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đầu mối. Số lượng cán bộ ngày càng đông, chi phí ngân sách ngày càng nhiều nhưng hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế, nhất là HĐND xã, nên rất cần phải có giải pháp cho cấp này.

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết Thiếu nhi và được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Những ngày này cha mẹ và các bé rất háo hức chờ đón cái Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thân yêu…

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (CS&BVTE), nhất là đối với những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là thách thức đối với các ngành chức năng và toàn xã hội. Với những mô hình trực tiếp chăm sóc (CS), bảo vệ (BV), giáo dục trẻ em (TE), các ngành chức năng hướng đến việc nâng cao ý thức của cộng đồng về trách nhiệm trong CS&BVTE, hướng đến mọi TE đều được chăm sóc tốt về đời sống vật chất và tinh thần…

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”
Trẻ thơ, đó là một bộ phận quan trọng của nhân loại, một thế giới thiên thần kì diệu của hành tinh chúng ta. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong các ngày lễ hội, người ta cầm những bó hoa sặc sỡ và kiệu trên vai trẻ em tươi cười trong ánh mặt trời.

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi
Theo báo An ninh Thủ đô, chiều tối ngày 19/5 vừa qua, tại tỉnh Thanh Hóa có 2 nạn nhân là bà L.T.N bị sét đánh khi đang làm đồng tại thôn Yên Bằng, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn và chị B.T.P bị sét đánh khi tham gia giao thông tuyến đường nối TP Thanh Hoá đi Nghi Sơn, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn. Còn tại tỉnh Nam Định, vào khoảng 16h, nạn nhân tên N.V.T khi đang di chuyển qua khu vực xã Giao Hải, huyện Giao Thủy thì bị sét đánh dẫn đến tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động