Vụ cựu Bí thư Thị xã Bến Cát (Bình Dương): Có dấu hiệu của oan sai?

Việc mua bán đất đai giữa vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh và bà Hồ Thị Hiệp là quan hệ dân sự, hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên “lấy cớ” có đơn thư tố cáo của con trai bà Hiệp - người bán (đã mất), Cơ quan CSĐT và các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Dương vào cuộc điều tra, kết tội ông Khanh là “Vi phạm các quy định về quản lý tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí” và tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”?

Ngày 20/5/2020, tới đây, TAND tỉnh Bình Dương tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án liên quan ông Nguyễn Hồng Khanh, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư thị xã Bến Cát (sau phiên toà sơ thẩm lần 1 bị trả hồ sơ vì chưa đủ chứng cứ kết tội).

Có “hình sự hóa” quan hệ dân sự?

Vụ án được tóm tắt như sau:

Từ năm 2012-2015, do có nhu cầu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bến Cát, khu vực gần với gia đình bên ngoại để tiện coi sóc. Vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh (Bí thư TX Bến Cát) và bà Huỳnh Thị Phương Anh (Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1) đã bán khu đất trồng cao su ở huyện Dầu Tiếng và vay mượn hai bên gia đình nội ngoại tìm mua đất ở khu vực Ấp Lồ Ô, xã An Tây, huyện Bến Cát (nay là thị xã Bến Cát) để canh tác, trồng cao su.

Thông qua người môi giới, vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh đã trực tiếp gặp bà Hồ Thị Hiệp - chủ sử dụng đất và cũng là người được con gái có tên Nguyễn Hiệp Hảo (đang định cư bên Mỹ) ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Hiệp Hảo. Sau khi thống nhất giá cả, phương thức thanh toán, hai bên đồng ý chuyển nhượng đất nông nghiệp trồng cao su với giá từ 650 triệu đến 700 triệu đồng/ha với điều kiện phải được sự đồng ý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Tây Sài Gòn (Ngân hàng). Vì các quyền sử dụng đất nói trên là tài sản mà bà Hồ Thị Hiệp thế chấp vay tại Ngân hàng.

Cáo trạng và bản luận tội vụ mua bán dân sự giữa vợ chồng ông Khanh với bà Hiệp có bị
Cáo trạng và bản luận tội vụ mua bán dân sự giữa vợ chồng ông Khanh với bà Hiệp có bị "hình sự hóa"?

Việc mua bán này được sự đồng ý và cho phép của Ngân hàng, vì bà Hiệp bán tài sản thế chấp là để trả nợ.

Sau khi có xác nhận của Ngân hàng về việc đồng ý cho bà Hiệp tiến hành các thủ tục chuyển nhượng. Việc mua bán diễn ra êm xuôi và đúng theo các quy định của pháp luật. Qua 5 lần nhận chuyển nhượng QSDĐ từ năm 2012 – 2015, gia đình bà Phương Anh nhận chuyển nhượng từ bà Hồ Thị Hiệp và Nguyễn Hiệp Hảo tổng điện tích là 166.442,2m2 và được UBND TX Bến Cát cấp quyền sử dụng đất đứng tên bà Huỳnh Thị Phương Anh sau khi các bên hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí cho Nhà nước.

Tuy nhiên, khoảng cuối năm 2016 (sau khi bà Hồ Thị Hiệp qua đời), con trai bà Hiệp là ông Nguyễn Hiệp Hòa có đơn tố cáo ông Nguyễn Hồng Khanh câu kết với nhân viên Ngân hàng để được mua toàn bộ tài sản thế chấp của bà Hiệp, bà Hảo với giá rẻ. Qua đó, Cơ quan điều tra tỉnh Bình Dương đã tiến hành khởi tố, bắt giam và truy tố ông Khanh về tội: “Vi phạm các quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” với vai trò đồng phạm với một số cán bộ Ngân hàng. Đồng thời, Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Bình Dương còn khởi tố, điều tra ông Khanh thêm tội danh: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn và tách vụ án để xử lý sau.

Đâu là tài sản của Nhà nước?

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – nơi bà Hồ Thị Hiệp thế chấp tài sản để vay vốn được cổ phần hóa từ tháng 04/2012. Có nghĩa, BIDV từ thời điểm này không còn 100% vốn Nhà nước, mà có vốn góp của các tổ chức và cá nhân.

Tuy nhiên, trong cáo trạng và bản luận tội quy kết tội danh cho ông Nguyễn Hồng Khanh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” là một sự nhầm lẫn về mặt pháp lý. Việc không xác định, hiểu đúng về “tài sản Nhà nước” trong vụ án là sai lầm tương đối nghiêm trọng.

Theo quy định của pháp luật, tại BIDV chỉ có duy nhất một loại tài sản được coi là tài sản của Nhà nước: Đó là phần vốn góp theo cổ phần của Nhà nước tại BIDV. Tại thời điểm xảy ra vụ án, căn cứ vào Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, thì chỉ có 3.257.324.161 cổ phần, giá trị mệnh giá 32.573.241.610.000 đồng trong tổng vốn điều lệ của BIDV mới là tài sản của Nhà nước. Tại BIDV, Nhà nước chỉ là một cổ đông trong số nhiều cổ đông là tổ chức, cá nhân khác của Ngân hàng (Cổ đông Ngân hàng KEB Hana Bank, Co., Ltd chiếm 17,91 %; Cổ đông tư nhân khác chiếm 1,11%). Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại BIDV chỉ là 3.257.324.161 cổ phần không hề bị tác động trong vụ án này.

Tại phiên toà sơ thẩm từ ngày 09-18/12/2019, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên toà cũng đã thừa nhận và cho rằng “do lỗi đánh máy”, Ngân hàng BIDV không phải là Ngân hàng Nhà nước mà là Ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm vốn góp của Nhà nước và cả tư nhân.

Như vậy, chỉ cần nhìn nhận vào chi tiết “thế nào là tài sản Nhà nước” và “lỗi đánh máy” đã cho thấy, vụ án ông Nguyễn Hồng Khanh là có dấu hiệu “bất thường”.

Do đó, việc Kết luận điều tra, Kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT và Cáo trạng, Cáo trạng bổ sung của Viện KSND tỉnh Bình Dương nhận định rằng, “phần tài sản Nhà nước bị thất thoát” là “phần vốn góp của Nhà nước tại Ngân hàng BIDV được lấy cho bà Hiệp vay” để quy kết tội danh này cho ông Nguyễn Hồng Khanh là hoàn toàn không có căn cứ bởi vì:

“Tiền mà Ngân hàng sử dụng để cho các tổ chức, cá nhân vay là tiền có nguồn gốc được huy động từ các tổ chức, cá nhân khác (Ngân hàng có chức năng kinh doanh tiền tệ) chứ không phải là tiền lấy ra từ phần vốn góp (cổ phần) của Nhà nước hoặc vốn điều lệ tại Ngân hàng BIDV.

Trường hợp tài sản của Nhà nước là phần vốn góp của Nhà nước tại Ngân hàng bị thất thoát khi cho vay thì phải điều tra, xử lý những cán bộ có liên quan đến việc cho vay, giải ngân chứ không phải các cán bộ đi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ”.

Và tài sản nào thế chấp?

Trong vụ án này, còn có sự “nhầm lẫn” của Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Bình Dương về việc xác định “Tài sản thế chấp” của bà Hồ Thị Hiệp và bà Nguyễn Hiệp Hảo – tài sản cá nhân sang thành “tài sản của Nhà nước”. Về mặt pháp lý, tài sản thế chấp tại ngân hàng vẫn là tài sản của bà Hiệp, bà Hảo. Do đó không thể cho đây là tài sản của Ngân hàng BIDV hay tài sản của Nhà nước.

Đồng thời tài sản mà bà Hiệp, bà Hảo thế chấp tại ngân hàng để vay vốn đã được chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên mua – bán và đã được sự chấp thuận của cán bộ ngân hàng BIDV – Chi nhánh tây Sài Gòn, các tài sản này đã được giải chấp trước khi ông Nguyễn Hồng Khanh và bà Huỳnh Thị Phương Anh thực hiện việc nhận chuyển nhượng tại văn phòng công chứng và được đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Ngân hàng BIDV tham gia tố tụng cũng đã khẳng định: “GCNQSDĐ của bà Hồ Thị Hiệp thế chấp tại Ngân hàng không phải là tài sản của Ngân hàng”“Tiền trả bán tài sản thế chấp được chuyển vào trong tài khoản của khách hàng thì số tiền đấy vẫn không phải là tài sản của ngân hàng”.

Như vậy, việc mua bán giữa bà Hiệp và vợ chồng ông Khanh diễn ra là đúng pháp luật và mang đúng bản chất là “quan hệ dân sự”. Còn việc bà Hiệp sau khi bán và được thanh toán tiền đầy đủ có thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng hay không lại là một câu chuyện khác – thu hồi nợ của Ngân hàng với khách hàng và hoàn toàn không liên quan đến vợ chồng ông Khanh.

Vì vậy, không có một căn cứ hay quy định nào của pháp luật để các Kết luận điều tra và Cáo trạng khẳng định tiền chuyển nhượng QSDĐ của bà Hồ Thị Hiệp là tài sản của Nhà nước.

Sau khi TAND tỉnh Bình Dương trả hồ sơ điều tra bổ sung, truy tố bổ sung, các cơ quan điều tra, truy tố vẫn không làm rõ được đâu là tài sản Nhà nước bị thất thoát trong vụ án này.

Quy kết “vô căn cứ” và có dấu hiệu oan sai?

Qua nghiên cứu vụ án, nhiều luật sư, luật gia đều cho rằng: Có nhiều điểm “bất thường” và quy kết vô căn cứ gây oan sai cho ông Nguyễn Hồng Khanh.

Vì trong vụ án này không có bất cứ tài sản nào của Nhà nước bị tác động, thất thoát; vụ án sẽ không có bị hại? Không có bất kỳ một chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước nào bị xâm phạm trong vụ án thì không có đồng phạm, vì trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước (3.257.324.161 cổ phần tại BIDV) thuộc về người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV chứ không thuộc về các cá nhân bị truy tố trong vụ án này. Như vậy, không có bất kỳ bị cáo nào trong vụ án là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Phiên sơ thẩm (lần 1) phải hủy bỏ, do các chứng cứ không đủ kết tội ông Nguyễn Hồng Khanh
Phiên sơ thẩm (lần 1) phải hủy bỏ, do các chứng cứ không đủ kết tội ông Nguyễn Hồng Khanh

Các quy định pháp luật trực tiếp - duy nhất, được sử dụng làm căn cứ kết luận vi phạm pháp luật trong vụ án đã không được diễn giải đúng pháp luật. Mặc dù Cơ quan CSĐT, Viện KSND tỉnh Bình Dương vẫn sử dụng Khoản 1, Điều 58, Nghị định 163 về Giao dịch bảo đảm làm căn cứ pháp lý duy nhất, trực tiếp nhất để quy buộc các bị cáo là cán bộ Ngân hàng qua đó buộc tội ông Nguyễn Hồng Khanh là đồng phạm. Nhưng cách diễn giải và lập luận này hoàn toàn không đúng pháp luật, không đúng với nghiệp vụ ngân hàng. Cho đến nay, quan điểm pháp lý này vẫn không hề thay đổi qua việc điều tra, truy tố bổ sung.

Ông Nguyễn Hồng Khanh không phải là đồng phạm giúp sức trong vụ án, không cấu thành đồng phạm theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cơ quan tố tụng cho rằng, việc ký hợp đồng “3 bên” giữa bà Hồ Thị Hiệp, vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh và ngân hàng là có sự thỏa thuận, bàn bạc từ trước - là hoàn toàn mang tính suy diễn thiếu căn cứ, mang tính quy chụp. Vì tại phiên toà sơ thẩm lần 1, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên toà đã không dẫn chứng hay đưa ra bất kỳ bút lục nào để chứng minh.

Đồng thời, không có cơ sở để Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương tách một phần diện tích là 1.689,2m2 đất trong tổng diện tích đất của bà Nguyễn Hiệp Hảo thế chấp tại Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Tây Sài Gòn để buộc tội các bị can, trong đó có ông Nguyễn Hồng Khanh về “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Hàng loạt câu hỏi được dư luận đặt ra trước khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm (lần 2): Có hay không việc trù dập cán bộ (ông Nguyễn Hồng Khanh nguyên Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND, Bí thư TX Bến Cát)? Ông Nguyễn Hiệp Hòa tại sao lại xuất hiện (ngay sau khi mẹ mất) để làm đơn tố cáo ông Khanh chiếm đoạt tài sản? Tại sao không gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an TP Hồ Chí Minh hoặc Công an TP Hà Nội mà lại gửi đơn cho Công an tỉnh Bình Dương (BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn không nằm trên địa bàn Bình Dương, mà có trụ sở đóng tại TP Hồ Chí Minh - Hội sở chính tại Hà Nội)? Ông Nguyễn Hồng Khanh có “thực sự thành khẩn khai tội, ăn năn hối cải” như Kết luận điều tra và Cáo trạng đã nhận định hay chỉ là bịa đặt sai sự thật, vì từ khi bị bắt đến nay ông Khanh đều liên tục kêu oan?

Tại sao phiên tòa sơ thẩm (lần 1) bị hủy bỏ? Các Kết luận điều tra bổ sung, Cáo trạng bổ sung của Cơ quan CSĐT và Viện KSND tỉnh Bình Dương thực hiện theo yêu cầu trả hồ sơ để điều tra của TAND tỉnh Bình Dương liệu có thay đổi được nội dung vụ án và có đủ thuyết phục để buộc tội ông Nguyễn Hồng Khanh? Con số thiệt hại trong vụ án có bị thổi phồng một cách vô lý, bởi việc định giá tài sản cao bất thường, không khách quan, không theo quy luật thị trường từng giai đoạn?

Ngày mới Online sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo của vụ án.

Lê Kiên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Quan Văn A, 69 tuổi, phản ánh việc, từ lâu nay, hai bên chân cầu Long Đại (nối phường Long Bình và phường Long Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) xuất hiện bãi tập kết cát, đất, đá “khủng” hoạt động ngày đêm, xe ben chạy ngược chiều gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đời sống, sức khỏe của người dân, nhất là người cao tuổi sinh sống ở khu vực cầu Long Đại.
Đối tượng “hack” tài khoản chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng, sẽ bị xử lí thế nào?

Đối tượng “hack” tài khoản chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng, sẽ bị xử lí thế nào?

Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, điều tra vụ việc một lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch bị nhóm lừa đảo công nghệ cao, đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, lấy đi số tiền khoảng hơn 100 tỉ đồng.
Hành trình đi tìm công lí của người đàn bà vùng biên

Hành trình đi tìm công lí của người đàn bà vùng biên

Bài 2: Sự thật và công lí sẽ được sáng tỏ
Hành trình đi tìm công lí của người đàn bà vùng biên

Hành trình đi tìm công lí của người đàn bà vùng biên

Vụ án đã “trôi” gần 30 năm, nhưng mỗi lần nhớ lại hình ảnh em gái ruột phải bồng bế con vào tù thụ án; bà Vũ Thị Sinh, 66 tuổi, ở thôn Cốc Chứ, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai lại rơi nước mắt, bởi nỗi đau này sẽ theo bà và em gái đến hết cuộc đời...
NCT kiến nghị được xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm

NCT kiến nghị được xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm

Ông Nguyễn Văn Hướng, 60 tuổi, hiện ở phường Long Biên, quận Long Biên, bị đơn trong vụ án “Tranh chấp chia thừa kế, chia tài sản chung và công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” có đơn gửi TAND Cấp cao và Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự mà ông cho có nhiều tình tiết Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ...

Tin khác

Cần xem xét nguyện vọng chính đáng của người dân khi thu hồi đất thực hiện Dự án

Cần xem xét nguyện vọng chính đáng của người dân khi thu hồi đất thực hiện Dự án
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của nhiều hộ dân (phần lớn là người cao tuổi) ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, kiến nghị về việc UBND huyện Long Điền chưa xác minh và làm rõ nguồn gốc đất dẫn tới khi thu hồi đất, bồi thường, tái định cư chưa thoả đáng, gây thiệt hại về đất, về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh khi thực hiện dự án...

Thông báo lập biên bản vi phạm hành chính có dấu hiệu “nhầm” đối tượng?

Thông báo lập biên bản vi phạm hành chính có dấu hiệu “nhầm” đối tượng?
Có dấu hiệu đất công (thuộc khuôn viên Trường Mầm non Trường Thọ) bị “hô biến” thành đất tư, nhưng không thấy UBND phường Trường Thọ ra Thông báo về lập biên bản vi phạm! Trong khi nhà, đất gia đình người cao tuổi là bà Hồ Thị Nhị (69 tuổi) có nguồn gốc thể hiện rõ ràng không có vi phạm, lại được nhận Thông báo về việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí, sử dụng tài sản công…

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa
Hội nghị tập huấn Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến trợ giúp pháp lý cho NCT, người khuyết tật sẽ nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho NCT, người khuyết tật.

Đại án Vạn Thịnh Phát, điển hình về sai phạm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng

Đại án Vạn Thịnh Phát, điển hình về sai phạm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng
Vụ án Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan đặc biệt nghiêm trọng, là điển hình về sai phạm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, dùng Ngân hàng SCB để làm sân sau cho doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát.

Nỗi lòng người mẹ khi có con mắc vòng lao lí?

Nỗi lòng người mẹ khi có con mắc vòng lao lí?
Bà Đỗ Thị Hiển, 65 tuổi, ở Tổ dân phố (TDP) Hoàng Mai 1, phường Nếnh, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là mẹ của bị can Nguyễn Văn Hiếu bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” cho rằng, có dấu hiệu “oan sai” trong quá trình điều tra…

NCT cần cảnh giác khi thực hiện hợp đồng kinh doanh

NCT cần cảnh giác khi thực hiện hợp đồng kinh doanh
Một hộ gia đình NCT có nguy cơ trắng tay khi kí Hợp đồng thuê đất kinh doanh. Vì diện tích đất thuê bị thiếu nên gia đình cụ Nguyễn Thị Hiền không tiếp tục trả tiền thuê đất, dẫn tới ông Nguyễn Thành Minh và bà Đặng Thanh Thanh thông báo chấm dứt hợp đồng, không cho thuê đất, khiến toàn bộ tài sản của gia đình đã đầu tư xây dựng có nguy cơ mất trắng­...

Có đơn của bị hại xin giúp giảm án, bị cáo có được khoan hồng đặc biệt?

Có đơn của bị hại xin giúp giảm án, bị cáo có được khoan hồng đặc biệt?
“Khoan hồng đặc biệt” là khái niệm pháp lí trong trường hợp người phạm tội có thể miễn hình phạt. Do đó, dù có được hơn nghìn bị hại viết đơn xin giảm án, bố con ông Chủ tịch Tân Hoàng Minh khó có thể được các cơ quan tố tụng xem xét. Đó là ý kiến của chuyên gia pháp lí về vụ án hình sự tại Công ty Tân Hoàng Minh…

Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nhận trách nhiệm cao nhất trong vụ án

Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nhận trách nhiệm cao nhất trong vụ án
Chiều 19/3, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ án Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, thừa nhận cáo trạng truy tố các bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là chính xác. Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đã nhận trách nhiệm cao nhất trong vụ án này.

Nhóm thiếu niên “xin mấy chục” có dấu hiệu vi phạm tội gì?

Nhóm thiếu niên “xin mấy chục” có dấu hiệu vi phạm tội gì?
Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành vi dùng dao mổ lợn tự chế “xin đểu” tiền của một thanh niên khác trên địa bàn quận Hà Đông. Chuyên gia pháp lí đã bình luận về vụ việc trên…

Nguyện vọng có chỗ ở của cụ bà 92 tuổi

Nguyện vọng có chỗ ở của cụ bà 92 tuổi
Cụ Nguyễn Thị Trang, 92 tuổi, thường trú tại tổ 8 phường Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội có đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim Xuyến gửi TAND quận Long Biên xem xét về việc đòi quyền sử dụng đất và hủy GCNQSDĐ do vợ chồng cụ cho mượn, nhưng bà Xuyến lại tự ý đăng kí cấp GCNQSDĐ mang tên bà...

Người cao tuổi đề nghị xác minh làm rõ Sổ đỏ có dấu hiệu khuất tất

Người cao tuổi đề nghị xác minh làm rõ Sổ đỏ có dấu hiệu khuất tất
Bất ngờ, ông Lê Văn Ba, 72 tuổi, được đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) ngày 26/8/2022 có sơ đồ thể hiện có tiếp giáp hẻm công cộng (TAND huyện Gò Công Đông cung cấp chứng cứ của bị đơn - Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng).

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra
Sáng 14/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn.

Đến cơ quan điều tra, người cao tuổi mới biết... bị UBND quận thu hồi sổ đỏ!?

Đến cơ quan điều tra, người cao tuổi mới biết... bị UBND quận thu hồi sổ đỏ!?
“Nhận chuyển nhượng một thửa đất tại Tân Phong, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội bằng giấy viết tay từ năm 2003. Sau đó tiến hành xây nhà kiên cố để ở, mà không bị ai ngăn chặn.

Vụ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt: Lợi ích của nhà đầu tư được giải quyết như thế nào?

Vụ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt: Lợi ích của nhà đầu tư được giải quyết như thế nào?
Nhiều người cao tuổi là khách hàng của Tập đoàn Phúc Sơn đặt câu hỏi, khi họ đã mua nhà, đất tại dự án của Tập đoàn này sẽ được giải quyết quyền lợi ra sao?...

TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển

TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển
Ngày 11/3/2024, UBND TP Sầm Sơn đã thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất, đối với 11 hộ dân có đất phải thu hồi, để phục vụ Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan đô thị TP Sầm Sơn
Xem thêm
Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nhận trách nhiệm cao nhất trong vụ án

Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nhận trách nhiệm cao nhất trong vụ án

Chiều 19/3, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ án Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, thừa nhận cáo trạng truy tố các bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là chính xác. Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Gi
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra

Sáng 14/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn.
Bộ Công an công bố 2 tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Việt Nam

Bộ Công an công bố 2 tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Việt Nam

Mới đay, Bộ Công an đã có thông báo về 2 tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam.
Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Một ngày cuối năm 2023, tôi có dịp về quê. Khi ra nghĩa trang để thắp hương cho ông bà tiên tổ, tôi vô cùng bất ngờ bởi chỉ sau có mấy năm khu nghĩa trang của xã tôi không chỉ được mở rộng khá nhiều, mà các phần mộ đều được xây dựng to, đẹp khang trang.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được văn bản của Luật sư Nguyễn Công Tá, Giám đốc Công ty Luật TNHH Khôi Việt, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đơn vị được mời tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho các hộ dân là người cao tuổi ở khu tập thể 7B (nay là số 20 Trần Phú), phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền kiến nghị về cách làm việc của ông Lê Chưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

Theo phản ánh của Nhân dân trong đó có NCT, cạnh đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, tuyến đường được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam thuộc địa phận phường Quang Hanh, một doanh nghiệp nhiều tháng nay đang triển khai lấp vịnh Bái Tử Long để xây dựng khu đô thị làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cảnh quan không những của vịnh Bái Tử Long và cả vịnh Hạ Long...
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Quan Văn A, 69 tuổi, phản ánh việc, từ lâu nay, hai bên chân cầu Long Đại (nối phường Long Bình và phường Long Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) xuất hiện bãi tập kết cát, đất, đá “khủng” hoạt động ngày đêm, xe ben chạy ngược chiều gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đời sống, sức khỏe của người dân, nhất là người cao tuổi sinh sống ở khu vực cầu Long Đại.
TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển

TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển

UBND thành phố Sầm Sơn đã thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất, đối với 11 hộ dân có đất phải thu hồi, để phục vụ Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan đô thị thành phố Sầm Sơn
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Phan Văn Hoa, 65 tuổi, phản ánh việc Chủ đầu tư là Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai thực hiện Dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng, ở xã Long Hưng, huyện Long Thành (nay thuộc TP Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, không thực hiện đúng văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của gia đình ông.
Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Sáng 22/3, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn Luật trợ giúp pháp lý cho NCT, khuyết tật ở Thanh Hóa.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận “Đơn cầu cứu” của ông Nguyễn Quốc Tùng, 62 tuổi, ở phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh và bà Trương Thị Mộng Thi, 61 tuổi, ở quận 9, TP Hồ Chí Minh, phản ánh có dấu hiệu làm trái trong việc Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn/đưa người Việt Nam sang nước ngoài; dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước ngoài thực hiện và Dịch vụ môi giới giới thiệu việc làm tại Canada.
Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uy
Phiên bản di động