Viết tiếp bài: “Vụ án “cố ý gây thương tích” ở huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk: Có nhiều cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm
Pháp luật - Bạn đọc 17/02/2020 16:56
Bà Trần Thị Thanh Hiền trao đổi sự việc với phóng viên |
Tại bản Cáo trạng số 56/CT-VKS, ngày 18/6/2019 truy tố bị cáo Trần Thị Thanh Hiền về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điểm đ Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự, với tình tiết định khung “đối với phụ nữ mà biết là có thai”.
Bản án số 98/2018/HS-ST ngày 2/11/2018 của TAND huyện EaH’Leo, xử bị cáo Trần Thị Thanh Hiền, về tội “Cố ý gây thương tích” và phạt bị cáo Hiền 18 tháng tù.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 23/1/2019 của TAND tỉnh Đắk Lắk, luật sư bào chữa cho bị cáo, cho rằng không có căn cứ chứng minh bị cáo Hiền biết bị hại Hạnh có thai trước khi gây thương tích cho chị Hạnh, việc chị Hạnh bị thai chết lưu không phải do bị cáo Hiền đánh, việc ban hành bản kết luận pháp y thương tích không chính xác; vỏ quả sầu riêng không phải là hung khí nguy hiểm, nên việc truy tố bị cáo về tình tiết định khung hình phạt là “Dùng hung khí nguy hiểm” và “Đối với phụ nữ mà biết là có thai” là không có căn cứ.
Hội đồng xét xử nhận định: Bản án sở thẩm nhận định trước khi dùng miếng vỏ quả sầu riêng đánh vào má chị Hạnh bị cáo biết được chị Hạnh có thai nhưng vẫn cố ý thực hiện dẫn đến chị Hạnh bị thai chết lưu là chưa có cơ sở vững chắc. Bởi lẽ: Cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời khai của người làm chứng chị Lưong Thị Mầm và anh Mai Văn Nhàn cho rằng trước khi bị cáo dùng vỏ sầu riêng đánh vào mặt chị Hạnh, thì chị Hạnh nói “Tôi có bầu mà chị cũng đánh” mà không xem xét lời khai của người làm chứng anh Trần Thanh Dũng (là anh ruột của chị Hạnh) khi tiến hành đối chất với anh Nhàn tại phiên tòa xác định anh Dũng và anh Nhàn đứng cách bị cáo và bị hại khoảng 01m, còn chị Mầm đứng cách 4-5m; anh Dũng anh Nhàn là người trực tiếp can ngăn. Anh Dũng khai sau khi bị cáo dùng vỏ sầu riêng đánh bị hai và được mọi người can ngăn, thì bị hai lấy xe đi và nói “Tôi có Bầu mà chị cũng đánh”(Biên bản phiên tòa sơ thẩm- Bút lục 166), đối với người làm chứng là bà Mầm, toà án đã áp dụng biện pháp dẫn giải đến phiên tòa nhưng bà Mầm đã đi khỏi địa phương, mặt khác bị cáo không thừa nhận mình biết việc chị Hạnh có thai. Chị Hạnh có thai 5 tuần, nên không thể nhận biết bằng mắt thường nếu không có kết luận của cơ quan chuyên môn. Như vậy chưa đủ căn cứ chứng minh bị cáo Hiền biết chị Hạnh có thai trước khi gây thương tích cho chị Hạnh, việc áp dụng tình tiết “Phạm tội đối với phụ nữ đang có thai” đối với bị cáo là chưa đủ căn cứ.
Về việc cấp sơ thẩm xác định chị Hạnh bị thai chết lưu là do bị cáo Hiền đánh, sau khi xem xét hồ sơ thì thấy: Việc ban hành bản kết luận pháp y thương tích trong hồ sơ vụ án không logic về thời gian, cụ thể: Tại Bản kết luận pháp y thương tích số 1304/PY-TgT, ngày 1/11/2017 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận: Trần Thị Hạnh, bị thương vùng mặt, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 07%; vật tác động cứng, nhọn. Thai chết lựu khoảng 9 — 10 tuần, tỷ lệ tổn thương cơ thể 10%. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 17%. Nhưng hồ sơ sao trích lục bệnh án theo yêu cầu của Trung tâm giám định pháp y để làm căn cứ giám định pháp y được trích vào ngày 6/11/2017. Như vậy, Trung tâm giám định pháp tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành việc giám định khi không có hồ sơ bệnh án, vì hồ sơ bệnh án có sau khi đã giám định được 05 ngày.
Hồ sơ vụ án thể hiện: “Hai bên xảy ra tranh cãi, Hiền dùng tav tát vào mặt Hạnh 02 cái, trong lúc giằng co, Hạnh dùng răng cắn vào tay Hiền, Hiền đã lẩy một vỏ sầu riêng ở gần đỏ, đánh một cái trúng vào má bên phải của Hạnh làm Hạnh bị thương. Thấy vậy mọi người chạy đến can ngăn và mọi người ra về”. Không có việc xô đẩy, vật lộn hoặc có tác động ngoại lực khác từ phía bị cáo để có thể gây nên hậu quả “động thai ” như kết luận pháp y ghi nhận.
Tại phiên tòa sơ thẩm bác sĩ Nguyễn Thị Phượng là người trực tiếp làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thương tích cho bị hại xác định bệnh viện cấp giấy chứng nhận thương tích cho bệnh nhân Hạnh (là người bị hại) căn cứ vào vết thương trên mặt, còn đối với vấn đề động thai bác sĩ Phượng ghi theo kết quả siêu âm và xác định rằng không nhất thiết phải bị đánh mới động thai, người bình thường không va chạm vào đâu cũng có thể bị động thai (Biên bản phiên tòa sở thẩm - bút lục 166). Tuy nhiên, tại kết quả siêu âm của Bệnh viện Đa khoa huvện Ea H’leo đề ngày 31/10/2018 (Bút lục số 153) kết luận lâm sàng: Theo dõi thai bình thường- kết quả siêu âm thai: Trong lòng tử cung có hình ảnh một túi thai GS = 1lmm. Trong túi thai chưa thấy phôi và Yolksac. Hai buồng trứng không u. không nang, dịch ổ bụng âm tính. Kết luận “Một túi thai trong lòng tử cung khoảng 4-5 tuần, ít dịch lòng đoạn đáy từ cung”. Không có kết luận bệnh nhân bị động thai. Điều này mâu thuẫn với giấv chứng nhận thương tích của Bệnh viện đa khoa huyện Ea H’ Leo. Giấy chửng nhận thương tích này lại phù hợp với kết quả siêu âm của Phòng khám đa khoa bác sỹ Phượng, đây là phòng khám tư nhân, Việc căn cứ vào kết quả này sẽ không đảm bảo tính khách quan. Bác sĩ Phượng cho rằng giấy chứng nhận thương tích ghi theo kết quả siêu âm của bệnh viện và đã cung cấp cho Cơ quan điều tra, bác sĩ Phượng xác nhận thương tích không có bệnh án. Như vậv, chưa đủ cơ sở khẳng định người bị hại chị Trần Thị Hạnh bị động thai và thai chết lưu là hậu quả do hành vi của bị cáo gây ra. Nên việc cấp sơ thẩm điều tra, truy tố và xét xử bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung hình phạt “phạm tội đối với phụ nữ có thai” là chưa đủ căn cứ.
Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh quyết định: Hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 98/2017/HSST ngày 2/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Ea H’Leo; iao hồ sơ vụ án cho Viện KSND huyện Ea H’ Leo để điều tra lại theo thủ tục chung.
Văn bản số 496/CV/BNCTU ngày 30/10/2019 của Ban Nội chính Tỉnh uỷ Đắk Lắk chuyển đơn của bà Trần Thị Thanh Hiền |
Tại Bản án số 78/2019/HS-ST ngày 6/11/2019 của TAND huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk: Trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu đã thu thập được, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cho rằng việc truy tố bị cáo Trần Thị Thanh Hiền theo Điểm đ Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung tăng nặng “Đối với phụ nữ mà biết là có thai” là không đủ căn cứ. Do đó, Hội đồng xét xử đã áp dụng Điểm a Khoản 1 Điều 134; Điểm b, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Xử phạt bị cáo Hiền 9 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
Tuy nhiên, người bào chữa cho bị cáo, Luật sư Đàm Quốc Chính khẳng định: Đối với tình tiết định khung hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo là “...phụ nữ mà biết là có thai” thì về thời gian bệnh án sao trích lục có sau so với bản kết luận pháp y thương tích, việc giám định dựa vào hồ sơ trong khi bị hại vẫn còn trong viện là không đúng theo Thông tư 20 của Bộ Y tế, như vậy việc ban hành bản kết luận pháp y thương tích là không có căn cứ; lời khai của người làm chứng mâu thuẫn với nhau về nội dung “bị hại có nói là có thai trước khi bị bị cáo lấy vỏ quả sầu riêng đánh bị hại”; đối với tình tiết định khung hình phạt “Dùng hung khí nguy hiểm” thì vỏ quả sâu riêng không được liệt kê trong danh mục những loại hung khí nguy hiểm được quy định trong Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, do đó vỏ quả sầu riêng không phải là hung khí nguy hiểm. Từ những căn cứ nêu trên, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét một cách khách quan.
Vỏ quả sầu riêng |
Bà Trần Thị Thanh Hiền tại Tòa án Ảnh: Nguyễn Thị Nụ |
Ngày 10/2/2020, TAND tỉnh Đắk Lắk xét phúc thẩm vụ án lần thứ hai, tuyên xử giữ y Bản án số 78/2019/HS-ST ngày 6/11/2019 của TAND huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Mong muốn được kháng nghị giám đốc thẩm
Bà Trần Thị Thanh Hiền bức xúc trao đổi với phóng viên: Nhiều nội dung trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Cụ thể:
Một, cho rằng: “Trong lúc giằng co, Hạnh dùng răng cắn vào tay Hiền chảy máu, Hiền đã lấy một vỏ sầu riêng ở gần đỏ, đánh một cái trúng vào má bên phải của Hạnh làm Hạnh bị thương.”
Tuy nhiên do tôi bị Hạnh cắn vào tay đến chảy máu, theo bản năng tự nhiên, tôi quơ vội một miếng vỏ sầu riêng đánh một cái vào má bên phải của Hạnh. Hành vi này của tôi chỉ là “phòng vệ chính đáng” và Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Nhưng, Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 134 “đối với phụ nữ mà biết là có thai” không hợp với tình tiết khách quan của vụ án; mà không xử áp dụng quy định Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng : “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”
Hai, Tại tòa, thẩm phán Lê Thị Tùng dựa vào lời khai của nhân chứng Lương Thị Mầm (người làm công của Hạnh) “Hạnh nói với Hiền, em có bầu mà chị cũng đánh em à, chị ác vừa thôi thì Hiền nói lại, bầu tao cũng đánh”, như vậy là cố ý gây thương tích với phụ nữ có thai.
Tuy nhiên, tôi luôn khẳng định là không biết trước bị hại có thai, nhất là bị hại đang che dấu việc không chồng mà có thai. Mặt khác, có nghi vấn về vụ thai chết lưu 5 tuần sau đó có thể là do những tác động khác sau này của bị hại và vu oan cho tôi? Và các tình tiết khách quan này đã được kết luận trong bản án Phúc thẩm lần 1 số 23/2019/HS-PT ngày 23/01/2019: “Chị Hạnh có thai 05 tuần nên không thể nhận biết bằng mắt thường. Như vậy, chưa đủ căn cứ chứng minh bị cáo Hiền biết chị Hạnh có thai trước khi gây thương tích cho chị Hạnh, việc áp dụng tình tiết phạm tội “đối với phụ nữ đang có thai” đối với bị cáo là chưa đủ căn cứ”.
Ba, trong Bản án sơ thẩm lần 2 số 78/2019/HS-ST ngày 6/11/2019 có nội dung sau: “Chỉ căn cứ vào lời khai của bà Lương Thị Mầm và thai chỉ mới 04-05 tuần tuổi và việc mâu thuẫn giữa các kết quả siêu âm và giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện đa khoa huyện Ea H’Leo thì không thể khẳng định bị cáo Hiền biết bị hại Hạnh có thai và thai chết lưu của bị hại Hạnh không phải do bị cáo Hiền tác động.”
Bốn, thương tích được giám định phi khoa học bởi một nhân viên giúp việc Sở y tế Daklak, thay vì giám định răng-hàm-mặt phải có ít nhất 02 giám định viên và 02 người giúp việc. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử các phiên tòa đã không xem xét, kết luận về Quy trình giám định thương tích dùng sai biểu mẫu và sai người đại diện cơ quan giám định.
Năm, quá trình điều tra không có Biên bản thực nghiệm hiện trường, và ngoài vỏ sầu riêng mục nát đã bị tiêu hủy, vật chứng là một ống nhựa màu xanh đường kính 0,25cm không liên quan đến vụ án. Điều tra truy tố chỉ dựa theo lời khai của các nhân chứng không khách quan (người làm công và tình nhân của bị hại).
Một miếng vỏ sầu riêng phơi sương nắng tại vùng nhiệt đới sẽ mềm nhũn và không được coi là một hung khí nguy hiểm trong danh mục hung khí nguy hiểm hiện hành. Tại sao bị hại Trần Thị Hạnh và các người làm chứng Trần Anh Dũng, Mai văn Nhàn, Lương Thị Mầm, Nguyễn Thị Phượng, Từ Công Hiển, Bạch Xuân Hồng, Lê Duy Phước đều cố ý vắng mặt không tham gia các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm? Tại sao các cơ quan điều tra không điều tra lại theo yêu cầu, bỏ sót quy định điều tra tố tụng?
Thực tế trên, cho thấy rõ ràng điều tra, truy tố chưa đầy đủ nội dung vụ án, như vậy Hội đồng xét xử đã kết luận, quyết định trong các bản chưa là phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Sáu, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Cụ thể:
Tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Daklak ngày 10/02/2020 tôi không được tự bào chữa, không được quyền trình bày oan sai, cũng như bị ngắt lời để không được nói lời sau cùng.
Đây rõ ràng là việc Hội đồng xét đã có vi phạm Quy định về bị cáo được trình bày lời nói sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án được quy định tại Thông tư số 2225/HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo và Thông tư số 06/TC ngày 09/9/1967 của Toà án nhân dân tối cao về việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Theo đó, bị cáo được trình bày lời nói sau cùng để thực hiện quyền tự bào chữa của mình trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Quy định này được pháp điển hoá và ghi nhận tại Điều 34 và Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Điều 210 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Bảy, có dấu hiệu sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Toà nhầm để kết luận sai việc “Phòng vệ chính đáng” thành “Cố ý gây thương tích” và có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, bao che quá trình điều tra - truy tố - xét xử. HĐXX vẫn giữ kết luận giám định thương tích 7% của một người giúp việc Sở Y tế Đắk Lắk (mặc dầu có vài chấm nhỏ trên mặt không phải là cố tật, và tỉ lệ thương tật dưới 11% để truy tố hình sự). HĐXX áp dụng Điểm b, s Khoản 2 Điều 51 Bộ LHS nhằm tỏ ra khoan dung để ép bị cáo chấp nhận vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 134, mặc dầu đã có kết luận việc “Dùng hung khí nguy hiểm đối với phụ nữ biết là có thai” là không có căn cứ.
Tôi sẽ có đơn xin được cấp trên có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, khi nhận được bản án phúc thẩm ngày 10/02/2020 của TAND tỉnh Đắk Lắk.”