Tỉnh Thanh Hóa: Doanh nghiệp khai thác đá kêu... ai cứu?
Pháp luật - Bạn đọc 26/08/2019 13:50
Ngày 17/8/2019, Báo điện tử Ngày mới đăng bài: “Tỉnh Thanh hóa cần có động thái tích cực hơn để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác đá”. Sự việc trên đã gây cản trở các doanh nghiệp hoạt động, đẩy họ vào thế “tiến thoái lưỡng nam” không tìm được lối thoát.
Nhiều doanh nhiệp ở xã Yên Lâm, huyện Yên Định nóng lòng và xót xa trước cảnh máy móc đang dần bị hen rỉ, công nhân bỏ việc họ đã tìm cách khai thác tận thu nhằm vớt vát tiền vốn nhưng khi đi vào khai thác thì lại bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính, rồi đề nghị đóng cửa mỏ, gây nên sự hoang mang cho các doanh nghiệp. Tình cảnh khó khăn trên, ngày càng đẩy các doanh nghiệp rơi vào ngõ cụt trong khi các khoản tiền nợ ngân hàng ngày một dâng cao.
Trước tình cảnh đó, ngày 11/6/2019, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép khai thác các mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Tham dự hội nghị có các lãnh đạo của các sở gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Hiệp hội Đá Thanh Hóa; lãnh đạo UBND các huyện: Ngọc Lặc, Yên Định, Cảm Thủy, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Như Thanh. Sau khi nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả kiểm tra hiện trang đối với 31 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho lập hồ sơ, đã cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc đã phê duyệt trữ lượng và đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác; trên tinh thần ý kiến tham gia của các sở, ngành; Hiệp hội Đá Thanh Hóa và lãnh đạo UBND các huyện có liên quan, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền có ý kiến kết luận như sau: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện nơi có mỏ và các đơn vị có liên quan, rà soát, đối chiếu vị trí 31 mỏ đá trên với Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015-2025; căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế, đề xuất cụ thể biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép khai thác các mỏ đá trên, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 10/7/2019 (Thông báo số 125/TB-UBND, ngày 14/6/2019).
Ngày 14/6/2019 UBND tỉnh Thanh Hpas đã có thông báo về Kết luận của Phó Chủ tịch thường trược UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền về tháo gỡ khó khăn trong việc cấp phép khai thác các mỏ đá làm vật liệu thông thường trên địa bàn tỉnh. |
Trên tinh thần đó, ngày 30/7/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhận được Công văn số 2781/SNN&PTNT-KHTC của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả rà soát, đối chiếu vị trí 31 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường (các mỏ đá được UBND tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng nhưng chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác) với Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường và quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 9/8/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 10391/UBND-CN gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 125 ngày 14/6/2019. |
Ngày 9/8/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 10391/UBND-CN về việc thẩm định, trích duyệt chủ trương đầu tư dự án khai thác đối các mỏ đá đã được UBND tỉnh cấp Giấy phép thăm do, phê duyệt trữ lượng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tại công văn này Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền có ý kiến chỉ đạo sau: Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 125/TB_UBND ngày 14/6/2019 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép khai thác các mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh: đồng thời, căn cứ kết quả rà soát , xác định đối tượng rừng thuộc Quy hoạch 3 loại rừng với Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường của 31 mỏ đá trên để có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án khai thác đối với từng khu mỏ cụ thể (văn bản tham gia ý kiến phải nêu rõ quan điểm đồng ý hay không đồng ý) gửi Sở kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định. Trường hợp khu vực mỏ đá nào có rừng tự nhiên thuộc quy hoạch 3 loại rừng và phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và bàn giao cho UBND tỉnh quản lý, cấp phép; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chị trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong việc báo cáo, giải trình và cung cấp đầy đủ hồ sơ với các Bộ, ngành Trung ương để được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định; việc này hoàn thánh trước ngày 30/9/2019 để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.
Mới đây, ngày 29/7/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 3030 phê duyệt điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp năm 2017, 2018 và 2019, đối với các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì danh sách 168 đơn vị nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vẫn có tên của các công ty khai thác tại xã Yên Lâm, Yên Định như: Minh Thức, Xuân Trường, Thăng Bình...
Như vậy công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa rất rõ ràng và mong rằng Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường đã được UBND tỉnh quy hoạch và sớm cấp phép khai thác để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa giầu mạnh.