Tỉnh Ninh Thuận: Đơn phương, “vô cớ” tăng giá bán buôn nước sạch bằng giá bán lẻ theo quy định của tỉnh, đẩy doanh nghiệp vào khủng hoảng!
Pháp luật - Bạn đọc 07/03/2020 07:26
Trụ ở Công ty TNHH Cấp nước Đông Mỹ Hải và trụ sở Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận
Nội dung tranh chấp
Công ty ĐMH thành lập, hoạt động từ năm 1993, là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm (1993 – 2013) hoạt động, doanh nghiệp chủ động hoàn toàn từ khai thác – xử lý – phân phối nước sạch phục vụ Nhân dân theo phân vùng phục vụ cấp nước được UBND tỉnh Ninh Thuận quy định tại Quyết định số 4758/QĐ/UBND ngày 12/8/2008 về phân vùng cấp nước trên địa bàn TP Phan Rang- Tháp Chàm.
Thực hiện chủ trương của tỉnh đấu nối nguồn nước và giá mua-bán nước giữa 2 doanh nghiệp theo Công văn số 91/UBND/TH ngày 7/1/2013 của UBND tỉnh: Giao Công ty CPNT là công ty đầu nguồn cung cấp nước cho Công ty ĐMH; về giá bán buôn và bán lẻ, theo Văn bản số 3403/STC-TCDN ngày 7/12/2012 của Sở Tài chính ghi rõ: “Giá cung cấp nước do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giá nước của Xí nghiệp Cấp nước Đông Mỹ Hải (nay là Công ty ĐMH) bán cho Nhân dân không cao hơn giá bán của Công ty CPNT và đảm bảo cho Xí nghiệp Cấp nước Đông Mỹ Hải có lợi nhuận”. Từ chủ trương trên, 2 doanh nghiệp ký kết Hợp đồng nguyên tắc – 2012 theo chủ trương: Công ty ĐMH là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lợi nhuận nên phải đảm bảo nguyên tắc giá bán buôn nước sạch do hai bên thỏa thuận để Công ty ĐMH bán lẻ nước sạch cho người dân theo giá bán lẻ thống nhất được UBND tỉnh quy định; theo Hợp đồng dịch vụ cấp nước – 2012 đã ký kết: Việc thỏa thuận hình thành giá nước mua bán (giá bán buôn – mua buôn) giữa Công ty CPNT và Công ty ĐMH phải dựa trên cơ sở Phương án giá thành tiêu thụ nước sạch đã được UBND tỉnh phê duyệt định kỳ ban hành.
Từ năm 2013 – tháng 6/2018, hơn 6 năm hợp tác thực hiện đấu nối giữa Công ty CPNT và Công ty ĐMH khá ổn định, đảm bảo nguyên tắc chung theo quy định: hài hòa lợi ích hai bên đều có lợi. Công ty ĐMH yên tâm đầu tư mở rộng mạng lưới tuyến ống, phục vụ có hiệu quả nước sạch cho Nhân dân, đến nay đã lắp đặt trên 90% đồng hồ nước sạch/Tổng số hộ và độ bao phủ tuyến ống trên 85%;
Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thống nhất một đầu mối cấp nước và giá nước sạch trên địa bàn TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Văn bản của Sở tài chính về việc khẩn trương thực hiện phương án thống nhất một đầu mối cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Văn bản của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phối hợp cung cấp nước sạch trên địa bàn TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Tháng 6/2018, Công ty CPNT thay đổi Giám đốc mới. Ngay sau đó: ngày 29/6/2018, Công ty CPNT mời Công ty ĐMH làm việc và thông báo chấm dứt Hợp đồng đã ký năm 2012 (với giá bán buôn đang thực hiện: 2.845,đ/m3), để ký Hợp đồng mới với yêu cầu tăng giá bán buôn nước sạch để bán cho Công ty ĐMH lên 7.000 đồng/m3 (tăng 245%) đúng bằng giá Công ty ĐMH bán lẻ cho các hộ dân do UBND tỉnh quy định. Đồng thời cũng từ tháng 7/2018 Công ty CPNT phát hành Hóa đơn thu tiền tiêu thụ nước với giá 7.000 đồng/m3. Đây là giai đoạn còn đàm phán thương thảo, chưa thỏa thuận thông qua Hợp đồng hoặc văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Trước sự việc về đơn phương đề nghị thanh lý, chấm dứt Hợp đồng; đơn phương thay đổi giá bán buôn nước sạch,…trên, Công ty ĐMH đã có không ít văn bản trao đổi, giải thích với Công ty CPNT…. nhưng Giám đốc Công ty CPNT không hợp tác, kiên quyết áp dụng giá nước 7.000 đồng/m3; mặc dù rất bức xúc trước việc làm đơn phương, trái pháp luật của Giám đốc Công ty CPNT, nhưng do nước sạch là hàng hóa đặc biệt gắn với an sinh xã hội, không thể chấm dứt hợp đồng, ngưng cấp nước. Nên ngày 26/10/2018, Công ty ĐMH có Đơn thỉnh nguyện gửi Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo giải quyết.
Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận chỉ đạo xem xét kiến nghị của Công ty TNHH Đông Mỹ Hải.
Văn bản của Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc xem xét, giải quyết đơn thư của Công ty TNHH Đông Mỹ Hải.
Văn bản của UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục duy trì liên tục hệ thống cấp nước cho người dân vùng Đông Mỹ Hải.
Trong khi UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành giải quyết, tháng 11/2018 Giám đốc Công ty CPNT phát đơn khởi kiện ra TAND TP Phan Rang – Tháp Chàm: Yêu cầu chấm dứt Hợp đồng và đề nghị thanh toán số nợ tiền nước từ sự chênh lệch giá bán buôn 7.000 đồng/m3 so với giá theo Hợp đồng đang thực hiện 2.845 đồng/m3.Trong khi, theo quy định của pháp luật, Hợp đồng giữa hai công ty vẫn còn đang thực hiện (duy trì hoạt động cấp nước theo chủ trương, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh), 2 doanh nghiệp còn đang giai đoạn Hiệp thương giá nước thì Tòa án không có thẩm quyền quyết định, định giá nước để suy ra Nợ khống Công ty ĐMH phải trả và quyết định hủy Hợp đồng; những sự việc trên đã tạo cho Công ty ĐMH nhiều áp lực, khó khăn dồn dập một cách có hệ thống.
Những sự kiện nghi vấn, bất cập có hệ thống?
Giá bán buôn theo thông lệ, cũng như theo quy định của pháp luật (Điều 3, Điều 7, Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012) bao giờ cũng tuân thủ nguyên tắc: Thấp hơn giá bán lđ, để doanh nghiệp trang trải chi phí, đảm bảo lợi nhuận, duy trì hoạt động và phát triển. Nhưng trong quá trình tham mưu giải quyết tranh chấp về giá bán buôn giữa 2 doanh nghiệp của Sở Tài chính trong gần 2 năm qua đẩy Công ty ĐMH luôn chịu áp lực, khó khăn dồn dập một cách có hệ thống. Cụ thể:
Một, Sở Tài chính phát hành và tham mưu 3 văn bản, gồm Văn bản số 1917/STC-TCDN ngày 23/7/2018 về việc báo cáo UBND tỉnh về nội dung giải quyết kiến nghị của Người đại diện vốn nhà nước tại Công ty CPNT, nội dung: Tham mưu áp dụng đơn giá bán buôn nước cho Công ty ĐMH tương tự đơn giá bán lẻ cho Trung tâm Nước sạch VSMT.Ninh Thuận: 7.000 đồng/m3; Văn bản số 3597/BC-STC ngày 27/12/2018 về việc báo cáo xử lý giá nước giữa Công ty CPNT và Công ty ĐMH”; và một số nội dung trong Kết luận Thanh tra số 2608/KL-UBND ngày 19/6/2019. Bản chất nội dung của 3 văn bản đều tham mưu đề xuất UBND tỉnh về giá bán buôn nước sạch giữa 2 doanh nghiệp - với giá 7.000 đồng/m3, mặc dù có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp ích hợp pháp sống còn của Công ty ĐMH…, nhưng Sở Tài chính đã không tôn trọng nguyên tắc minh bạch, tự thỏa thuận của doanh nghiệp, như: Không mời Công ty ĐMH tham dự phiên họp, cũng như Sở không gửi các văn bản nói trên cho Công ty ĐMH. Đặc biệt là dựa vào văn bản số 1917/BC-STC ngày 23/7/2018, ngay trong tháng 7/2018, Công ty CPNT lấy làm cơ sở áp đặt giá bán buôn nước 7.000 đồng/m3 qua việc phát hành Hóa đơn thu tiền tiền nước và đưa vào nội dung đơn khởi kiện gửi TAND TP Phan Rang – Tháp Chàm; và với một số nội dung có liên quan trong Kết luận Thanh tra số 2608/KL-UBND ngày 19/6/2019, Hội đồng xét xử sơ thẩm, TAND TP Phan Rang – Tháp công nhận giá nước 7.000 đồng/m3 theo yêu cầu của nguyên đơn để tuyên Công ty ĐMH phải trả 6 tỷ đồng (lấy tròn số) tiền nợ khống.
Hai, Công ty CPNT và Sở Tài chính biết giá bán lẻ đến hộ dân của Công ty ĐMH bằng với giá bán lẻ của Công ty CPNT theo Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh về phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn TP Phan Rang – Tháp Chàm. Nhưng với chức năng là cơ quan tham mưu về giá ở địa phương, Sở vẫn đề xuất tham mưu UBND tỉnh giá bán buôn Công ty CPNT bán cho Công ty ĐMH bằng giá Cty ĐMH bán lẻ đến hộ dân tiêu thụ: 7.000 đồng/m3 (tăng 245%). Điều này thể hiện: Không tôn trọng chính văn bản số 3403/STC-TCDN ngày 7/12/2012 của Sở Tài chính ban hành vào thời điểm chủ trương đấu nối trước đây; không tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận; và bất hợp lý trong kinh doanh: Không cho Công ty ĐMH một đồng để trang trải chi phí và chưa tính đến tỷ lệ hao hụt, thất thoát nước trong mạng ống phân phối đến khách hàng, tức càng duy trì hoạt động – đương nhiên càng thua lỗ (không phải do việc quản lý yếu kém);
Ba, Kết luận Thanh tra số 2608/KL-UBND ngày 19/6/2019 việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CPCN Ninh Thuận. Đối tượng, nội dung thanh tra,… thuộc nội bộ Công ty CPNT. Tuy nhiên, trong đó có nội dung về hạch toán tài chính doanh nghiệp như Phương pháp, cách tính, số liệu….. không phù hợp, thiếu trung thực trong tính giá bán buôn nước của Công ty CPNT, với mục đích bảo vệ giá bán buôn 7.000,đ/m3, đã ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích của Công ty ĐMH liên quan đến tranh chấp giá bán buôn giữa 2 doanh nghiệp và tạo cơ sở cho Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên án Công ty ĐMH còn nợ số tiền 6 tỷ đồng (lấy tròn số).
Và, cũng từ Kết luận Thanh tra số 2608/KL-UBND ngày 19/6/2019 này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã đăng bài với tựa Công ty Cấp nước Ninh Thuận bán nước “giá bèo” với nội dung: … Việc mua bán nước này đã làm thất thu của Công ty CP Cấp nước Ninh Thuận trong 3 năm (2015 – 2017) với tổng số tiền 12 tỷ đồng… từ bút toán so sánh, có sự chênh lệch giữa Giá bán buôn đang thực hiện theo Hợp đồng dịch vụ cấp nước – 2012 (Phụ lục số 03/2017/PLHĐ: 2.845,đ/m3) với giá bán buôn trong Kết luận thanh tra: 7.000 đồng/m3: Đây là con số suy luận, được tính toán trên số liệu không có cơ sở (chúng tôi chứng minh phần sau);
Bốn, về Giá tạm tính sau Hiệp thương giá - dưới sự chủ trì của Sở Tài chính: Sở Tài chính theo quy định pháp luật (Thông tư liên tịch số 75/2012/BTC-BXD-BNNVPTNT ngày 15/5/2012 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính) đã tổ chức Hiệp thương giá nước 2 lần (ngày 23/5/2019 và ngày 7/6/2019). Sở Tài chính có đề xuất yêu cầu 2 doanh nghiệp tính toán lại giá bán buôn, trong khi Công ty CPNT vẫn bảo lưu giá 7.000 đồng/m3, phía Công ty ĐMH đáp ứng yêu cầu của Sở Tài chính, đã tính toán xây dựng lại Phương án giá bán buôn với nhiều Phương án giá nước đầu vào khác nhau, với tiêu chí tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp để xem xét, đánh giá tác động của giá bán buôn mới có thể hiệp thương được, nhằm giải quyết tranh chấp về giá bán buôn nước sạch đã kéo dài, Công ty ĐMH đã “nhượng bộ”, cắt giảm nhiều chi phí hoạt động và có đề nghị điều chỉnh giá từ 2.845 đồng/m3 lên 3.810 đồng/m3 (chưa có VAT ). Tuy nhiên, Sở Tài chính vẫn không đồng ý. Khi lập Biên bản Hiệp thương giá - lần 2, Công ty ĐMH có ký vào Biên bản, đồng thời kèm theo văn bản số 64/CV-CTĐMH ngày 13/6/2019 đề nghị Sở Tài chính: khi Sở Tài chính đề xuất Giá tạm tính cần tổ chức phiên họp, tạo điều kiện cho 2 doanh nghiệp xem xét, phương án cụ thể Gía tạm tính theo đề xuất của Sở, nhưng Sở Tài chính đã không quan tâm; theo đó Sở Tài chính đề xuất giá tạm tính 6.000 đồng/m3.
Bất hợp lý trong kinh doanh: Nếu với giá tạm tính 6.000 đồng/m3, chỉ cần cộng thêm tỷ lệ % hao hụt thất thoát cho phép 20 – 20% theo quy định thì chi phí Giá nguyên liệu đầu vào + hao hụt đã bằng hoặc cao hơn giá bán lẻ 7.000 đồng/m3;
Năm, Sau đó, Sở Tài chính phát hành Văn bản số 1575/BC-STC ngày 12/6/2019 đề xuất Gía tạm tính 6.000 đồng/m3, gửi báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh (hơn 2 tháng UBND tỉnh không có ý kiến); từ Văn bản số 1575/BC-STC ngày 12/6/2019 này, ngày 2/8/2019 UBND tỉnh có Văn bản số 3284/UBND-KHTH đề xuất xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh về 3 nội dung, trong đó có nội dung: Gía nước tạm tính theo Công văn số 1575/BC-STC ngày 12/6/2019 của Sở Tài chính đề xuất: với Gía nước tạm tính 6.000 đồng/m3. Thẩm quyền quyết định Gía nước tạm tính này thuộc quyền hạn của Sở Tài chính theo quy định pháp luật, nên Thường trực HĐND tỉnh đã giao trả về UBND tỉnh và Sở Tài chính xem xét, giải quyết;
Sáu, Công ty ĐMH trong suốt quá trình gần 2 năm xảy ra tranh chấp, vẫn thanh toán đầy đủ tiền mua nước cho Công ty CPNT theo Đơn giá trong Hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết: 2.845 đổng/m3. Việc điều chỉnh tăng/giảm giá bán buôn nước sạch phải theo Hợp đồng đã ký kết, theo quy định pháp luật (Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất - cung ứng và tiêu thụ nước sạch; Thông tư liên tịch số 75/2012/BTC-BXD-BNNVPTNT ngày 15/5/2012 của Liên Bộ; Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính: Nếu 2 doanh nghiệp không tự thỏa thuận thì tiến hành hiệp thương giá dưới sự chủ trì của Sở Tài chính. Từ thời điểm này mới thực hiện Đơn giá mới của Sở Tài chính quyết định; và đồng thời theo nguyên tắc tự thỏa thuận giữa 2 doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa thực hiện Hiệp thương giá, thì ngay trong tháng 7/2018, Công ty CPNT đã đơn phương áp đặt giá nước, rồi phát hành Hóa đơn thu tiền nước 7.000 đồng/m3 và liên tục phát hành văn bản đòi nợ, đe dọa cắt nước..…đã gây hết sức khó khăn, bức xúc cho Công ty ĐMH trong trong hạch toán, quyết toán…và hoạt động sản xuất – kinh doanh;
Bảy, thực hiện sự chỉ đạo xử lý, giải quyết của Thường trực Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh kéo dài đến nay vẫn chưa dứt điểm.
Nước sạch sinh hoạt là hàng hóa đặc biệt, kinh doanh có điều kiện, chịu sự quản lý, chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo địa phương. Khi tranh chấp xảy ra, gây hết sức khó khăn, bức xúc cho doanh nghiệp, Công ty ĐMH đã có không ít văn bản gửi đến Thường trực Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh tỉnh kêu cứu, kiến nghị giúp đỡ sớm giải quyết. Thường Trực Tỉnh ủy đã sớm có Công văn chỉ đạo số 1566-CV/VPTU ngày 31/10/2018 về việc xem xét giải quyết đơn thư của Công ty ĐMH gửi UBND tỉnh với nội dung”…sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định, không để ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của Nhân dân, báo cáo kết quả cho Thường trực Tỉnh ủy…”.
Ngày 12/9/2019, Thường trực Tỉnh ủy tiếp tục có Văn bản số 1973-CV/TU về việc chỉ đạo xem xét kiến nghị của Công ty ĐMH gửi Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét giải quyết….; Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã sớm có các văn bản chỉ đạo giải quyết, Văn bản số 2718/VPUB-TH ngày 3/8/2018 về việc thành lập Tổ kiểm tra, xác định giá nước của Công ty CPCNT để cung cấp cho Công ty ĐMH gửi Sở Tài chính và Sở Xây dựng;…. văn bản gần đây nhất: Thông báo số 01/TB-VPUB ngày 8/1/2020 về việc thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Hậu tại buổi làm việc với Công ty CPNT và Công ty ĐMH; trong văn bản có nội dung: “…để giải quyết vướng mắc có liên quan đến giá nước bán buôn, …; giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cty CPNT, Cty ĐMH rà soát các số liệu để tính toán cơ cấu hình thành giá nước, các loại chi phí liên quan đảm bảo phù hợp, cơ sở chặt chẽ để tiếp tục thương lượng, hiệp thương giá giữa 2 doanh nghiệp. Tiếp tục theo dõi tham mưu UBND tỉnh giải quyết dứt điểm nội dung trên đảm bảo phù hợp, chặt chẽ và đúng quy định.”. Hiện nay, Thường trực Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh đang còn có văn bản chỉ đạo gởi Sở Tài chính giải quyết, báo cáo kết quả giải quyết trong tháng 3/2020.
Rõ ràng, qua gần 2 năm thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành, mà trực tiếp là Sở Tài chính vẫn chưa thực hiện xử lý, giải quyết dứt điểm tranh chấp giá bán buôn giữa 2 doanh nghiệp… kéo dài đến hôm nay. Thời gian càng kéo dài: Theo văn bản đòi nợ của Công ty CPNT thì Nợ khống ngày càng chồng chất (đến nay đã trên 17 tỷ đồng), đẩy Công ty ĐMH rơi vào khủng hoảng, bế tắt, mất phương hướng hoạt động kinh doanh, nợ khống sẽ còn tiếp tục phát sinh tăng do vẫn duy trì hoạt động cấp nước liên tục, ổn định cho Nhân dân theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Tám, Tòa Sơ thẩm tuyên buộc Cty ĐMH phải thanh toán khoản Nợ khống, từ chênh lệch (7.000 đồng/m3 – 2.845 đồng/m3 => Nợ khống/m3) – đến thời điểm tuyên án là không đúng quy định pháp luật.
Hội đồng xét xử chủ yếu chỉ căn cứ vào cơ sở, số liệu trong văn bản Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, với giá bán buôn là 7.000,đ/m3 để buộc Công ty ĐMH còn Nợ phải trả, không căn cứ vào nội dung, điều khoản Hợp đồng đã ký kết đang có hiệu thi hành, không tôn trọng nguyên tắc, quyền tự thỏa thuận, thương thảo… trong ký kết Hợp đồng dân sự, theo quy định của pháp luật Dân sự. Bản chất của tranh chấp không phải tranh chấp Nợ - phải trả (do Cty CPNT đơn phương tăng giá nước từ 2.845,đ/m3 lên 7.000,đ/m3 bằng giá bán lẻ), mà Hội đồng xét xử 2 cấp đã không căn cứ vào bản chất vụ việc là Cty CPNT và Sở Tài chính đã không tuân thủ pháp luật, nguyên tắc,… trong trình tự các bước, phương pháp, các tính, số liệu … tính toán, và nguyên tắc tự thỏa thuận giá bán buôn nước sạch phù hợp theo quy định pháp luật.
Không đồng tình với phán quyết Tòa án, Công ty ĐMH đã gởi Đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Ninh Thuận. Kết quả ngày 30/10/2019, Bản án số 02/2019/KDTM-PT của TAND tỉnh Ninh Thuận quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Mặt khác, Thanh tra Nhà nước tỉnh Ninh Thuận tham mưu UBND tỉnh ban hành Kết luận Thanh tra số 2608/KL/UBND ngày 19/6/2019 về việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CPNT. Có một số nội dung quan đến giá bán buôn nước với chủ đích bảo vệ đơn giá bán buôn 7.000 đồng/m3, khi còn đang trong giai đoạn hiệp thương, đợi giá tạm tính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đã ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích của Công ty ĐMH. Nhưng, Hội đồng xét xử sơ thẩm của TAND TP Phan Rang-Tháp Chàm dựa vào Kết luận Thanh tra số 2608/KL/UBND ngày 19/6/2019 trên, để tuyên xử công nhận giá nước 7.000 đồng/m3 theo yêu cầu của Nguyên đơn, Công ty ĐMH còn nợ số tiền – phải trả 6 tỷ đồng (lấy tròn số) và Hủy Hợp đồng giữa 2 công ty đang thực hiện; đồng thời vẫn yêu cầu duy trì hoạt động cấp nước. Về mặt pháp lý: Vừa tuyên hủy Hợp đồng, vừa yêu cầu duy trì hoạt động mua - bán là mâu thuẫn, hoàn toàn trái pháp luật.
Thi hành bản án phúc thẩm, Chi Cục Thi hành án TP Phan Rang-Tháp Chàm đang xúc tiến trình tự các bước thi hành án, dẫn đến Cty ĐMH bị đẩy vào khủng hoảng, bế tắc.
Chín, Sau gần 2 năm xảy ra tranh chấp giá bán buôn nước sạch giữa 2 doanh nghiệp, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh giải quyết tranh chấp, đến nay có nhiều giá bán buôn khác nhau. Vậy gía bán buôn nào là chính xác, phù hợp quy định pháp luật?
Theo Hợp đồng Dịch vụ cấp nước – 2012 và Phụ lục Hợp đồng số 03/2017/PLHĐ được ký kết giữa 2 doanh nghiệp: Giá bán buôn đang thực hiện: 2.845 đồng/m3; văn bản ban đầu của Giám đốc Sở Tài chính số: 1917/STC-TCDN ngày 23/7/2018 về việc báo cáo UBND tỉnh về nội dung giải quyết kiến nghị của Người đại diện vốn nhà nước tại Công ty CPNT tham mưu UBND tỉnh với giá bán buôn 7.000 đồng/m3 (bằng giá bán lẻ theo Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh và bằng giá bán của Công ty CPNT bán cho Trung tâm Nước sạch Vệ sinh Môi trường nông thôn); và cũng theo Quyết định số 72/QĐ-STC ngày 1/10/2019 của Giám đốc Sở Tài chính (thông qua Hiệp thương giá): quyết định giá tạm thời 6.000 đồng/m3,….Vậy giá bán buôn nào là chính xác, phù hợp để Công ty CPNT và Công ty ĐMH thực hiện ? Trước sự thiếu nhất quán về giá bán buôn này, sau gần 2 năm xử lý, giải quyết, đến ngày 8/1/2020, UBND tỉnh đã ra Thông báo số 01/TB-VPUB về việc thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Hậu tại buổi làm việc với Công ty CPNT và Công ty ĐMH”; trong văn bản có nội dung: “…để giải quyết vướng mắc có liên quan đến giá nước bán buôn, …Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Công ty CPNT, Công ty ĐMH rà soát các số liệu để tính toán cơ cấu hình thành giá nước, các loại chi phí liên quan đảm bảo phù hợp, cơ sở chặt chẽ để tiếp tục thương lượng, hiệp thương giá giữa 2 doanh nghiệp. Từ những bất cặp, thiếu nhất quán về tham mưu giá bán buôn của Sở Tài chính kéo dài, dẫn đến Công ty ĐMH bị đẩy vào khủng hoảng, bế tắc.
Qua những sự kiện trên đây, cho thấy Cty CPNT cùng với Sở Tài chính đã tính toán áp đặt, bảo vệ giá bán buôn bằng giá bán lẻ với Cty ĐMH ( 7.000 đồng/m3 hoặc về sau: 6.000 đồng/m3), đã gây hết sức khó khăn, bức xúc, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty ĐMH gần 2 năm qua.
Sở Tài chính tỉnh Ninh Thuận ra quyết định công bố giá bán buôn nước sạch tạm thời bán cho Công ty TNHH Đông Mỹ Hải .
Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Hậu tại buổi làm việc với Công ty cổ phần cấp nước Ninh Thuận và Công ty TNHH Đông Mỹ Hải
Văn bản của Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập tổ kiểm tra, xác định giá nước của Công ty cổ phần cấp nước Ninh Thuận để cung cấp cho Công ty TNHH Đông Mỹ Hải.
Và nhiều dấu hiệu khuất tất
Phân tích, đánh giá Phương án, cách tính, số liệu đưa và tính toán của Sở Tài chính đề xuất lúc thì 7.000 đồng/m3, lúc thì 6.000 đồng/m3 - có dấu hiệu khuất tất, thể hiện:
Một, nguyên tắc chung, phương pháp tính giá bán buôn nước sạch: Theo Khoản 1, Điều 3- Thông Tư Liên tịch số 75/2012/BTC-BXD-BNNVPTNT ngày 15/5/2012 TT-LT quy định nguyên tắc chung: “Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất hợp lý,giá thành toàn bộ trong trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ (bao gồm cả duy trì đấu nối) để các đơn vị cấp nước có mức lợi nhuận định mức hợp lý, duy trì và phát triển…”; và, giá bán buôn nước sạch do 02 bên tự thỏa thuận; giá bán buôn nước sạch phải thấp hơn giá bán lẻ.
Hai, về Phương pháp tính: Hoạt động kinh doanh dịch vụ cấp nước có nhiều công đoạn từ Khai thác – xử lý – phân phối - bán lẻ. Công ty CPNT và Công ty ĐMH là 2 đơn vị thực hiện dịch vụ cấp nước. Công ty CPNT thực hiện toàn bộ từ khâu khai thác – xử lý – phân phối bán lẻ trực tiếp đến khách hàng tiêu thụ trong vùng phục vụ của mình và bán buôn một phần cho Công ty ĐMH; Công ty ĐMH mua buôn nước sạch bán lẻ trực tiếp cho các đối tượng tiêu thụ trong vùng phục vụ của Công ty ĐMH. Như vậy, đối với hoạt động bán buôn cho Công ty ĐMH, Công ty CPNT chỉ thực hiện một phần của chi phí dịch vụ cấp nước là sản xuất nước sạch (khai thác – xử lý) và bán buôn (chi phí đấu nối, tức một phần chi phí quản lý) cho Công ty ĐMH. Riêng đầu tư quản lý hệ thống mạng lưới phân phối – bán lẻ, các chi phí liên quan đến việc phân phối trực tiếp cho hộ tiêu thụ trong Khu vực phân vùng của Công ty ĐMH (3 phường Đông - Mỹ - Hải) thì Công ty ĐMH đã phải tự chi.
Do vậy, trong tính toán giá bán buôn nước sạch phải loại trừ các chi phí không liên quan và không thực hiện khi cấp nước cho Công ty ĐMH như: Chi phí đầu tư, quản lý các hệ thống nước ở các huyện như Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam; Chi phí đầu tư mạng ống phân phối, đấu nối đến hộ khách hàng của Công ty CPNT,… Công ty ĐMH mua nước sạch từ hệ thống cấp nước Phan Rang - Tháp Chàm nên chỉ chịu một phần chi phí sản xuất nước sạch từ hệ thống nước này.
Tuy nhiên, việc loại trừ các chi phí không thực hiện rất phức tạp trong tính toán. Do đó, trong thỏa thuận Hợp đồng giá bán buôn nước sạch giữa 2 Công ty thời điểm trước tháng 6/2018, để đơn giản 2 bên chỉ tính những chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất nước sạch của Nhà máy Nước Tháp Chàm và lấy đó làm cơ sở tính giá bán buôn cho Cty ĐMH. Với các khoản chi phí này, Cty CPNT vẫn đảm bảo tính đủ Chi phí sản xuất và có lợi nhuận;
Nếu giá mua buôn bằng với giá bán lẻ thì Cty ĐMH sẽ phải chịu “ đúp”- 2 lần các khoản chi phí lớn (như: Chi phí nhân viên, sửa chữa, bảo trì,… tuyến ống, chi phí quản lý,….) và doanh thu của Cty ĐMH chỉ đủ bù đắp chi phí giá vốn mà không thể bù đắp nổi cho các chi phí khác.
Mặt khác, nhằm thực hiện theo đúng tinh thần của UBND tỉnh và Khoản 1, Điều 7, của Thông Tư Liên tịch số 75/2012/BTC-BXD-BNNVPTNT – Phương pháp xác định giá tiêu thụ cho Giá bán buôn nước sạch: “ Giá bán buôn nước sạch do đơn vị cấp nước bán buôn bán cho đơn vị mua buôn để bán lẻ (đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước sạch cho một đơn vị cấp nước khác để đơn vị này bán trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước) khi thực hiện bán buôn nước sạch tự thỏa thuận bảo đảm để đơn vị cấp nước bán buôn và đơn vị cấp nước bán lẻ bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh và có mức lợi nhuận hợp lý nhưng không trái với quy định tại Điều 6 và không cao hơn giá bán lẻ do cấp có thẩm quyền quy định. Trong trường hợp không thống nhất được thì một trong hai bên (hoặc cả hai bên) có quyền yêu cầu Sở Tài chính cấp tỉnh tổ chức Hiệp thương giá theo quy định của pháp luật.” ;
Rõ ràng, nếu phải áp dụng giá mua buôn 6000,đ/m3 hoặc 7.000,đ/m3 bằng giá bán lẻ theo quy định của UBND tỉnh thì Công ty ĐMH không có đồng nào bù đắp chi phí và càng duy trì hoạt động ngày nào thì nợ khống càng chấng chất; như vậy nếu áp đặt giá bán buôn - mua buôn 7.000,đ/m3 thậm chí 6.000 đồng/m3 có phù hợp với chủ trương của Tỉnh, Khoản 1, Điều 7 Thông tư liên tịch số 75/2012/BTC-BXD-BNNVPTNT và ngay chính văn bản số 3403/STC-TCDN ngày 7/12/2012 của Sở Tài chính ban hành vào thời điểm chủ trương đấu nối trước đây?
Cần tổ chức thẩm định độc lập
Bản chất vụ việc là Công ty CPNT và Sở Tài chính đã không tuân thủ pháp luật, nguyên tắc,… trong trình tự các bước, phương pháp, các tính, số liệu … tính toán, và nguyên tắc tự thỏa thuận giá bán buôn nước sạch phù hợp theo quy định pháp luật dẫn đến kéo dài gần 2 năm qua.
Sự không thống nhất giữa Phương pháp, cách tính và số liệu kinh tế - tài chính đưa vào tính toán Giá bán buôn giữa Sở Tài chính và Công ty ĐMH. Cụ thể như sau:
Phương pháp, số liệu ... tính giá bán buôn mà Công ty ĐMH và Công ty CPNT tính toán, thỏa thuận giữa 2 doanh nghiệp đã thực hiện 6 năm trước đây (trước khi Công ty CPNT thay đổi Giám đốc mới):
* Về Giá bán lẻ kế hoạch: Định kỳ theo lộ trình điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch, Công ty CPNT xây dựng Phương án giá tiêu thụ nước sạch (tức giá bán lẻ) – trình, được UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện. Khi có được các hạn mục chi phí cấu thành Mức Giá bán lẻ trực tiếp cho các đối tượng sử dụng. Xem đây là cơ sở để 02 doanh nghiệp tính toán, điều chỉnh Giá bán buôn mới cho phù hợp;
* Về Giá bán buôn Kế hoạch: Trên cơ sở các hạn mục trong Phương án giá bán lẻ tiêu thụ nước sạch đã được UBND tỉnh phê duyệt – nói trên. Thực hiện nguyên tắc thỏa thuận: Bộ phận nghiệp vụ 2 doanh nghiệp ngồi lại rà soát, thương thảo, tính toán trên cơ sở các hạn mục hợp lý, đi đến thống nhất giá trị trong từng hạn mục kết cấu Giá bán buôn kế hoạch hợp lý. Phương pháp tính giá bán buôn kế hoạch này đã thực hiện ổn định qua 4 lần điều chính Giá bán buôn;
Phương pháp xây dựng, tính toán Giá bán buôn Kế hoạch định kỳ này thực hiện liên tục ổn định hơn 6 năm trước đây, trong bối cảnh: Chủ tịch HĐQT Công ty CPNT là Phó Giám đốc Sở Tài chính, Người đại diện vốn Nhà nước tại Công ty CPNT và Ban Kiểm soát của Công ty CPNT không có ý kiến thay đổi gì khác; Đặc biệt, trong năm 2015 Cty ĐMH đề nghị Hiệp thương giá và Kết quả theo Thông báo số 25/TB-STC ngày 8/1/2015 của Sở Tài chính được 2 doanh nghiệp chấp nhận điều chỉnh giá mới: 2.530 đồng/m3; Như vậy, phương pháp, cách tính, số liệu… xây dựng Giá bán buôn Kế hoạch đã được 2 doanh nghiệp thực hiện theo trình tự các bước ổn định hơn 6 năm qua, dưới sự quản lý của Sở Tài chính (vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CPNT) được công nhận là phù hợp.
Nội dung, phương pháp, cách tính, số liệu đưa vào tính toán Giá bán buôn của Sở Tài chính thực hiện và đề xuất giá 7.000 đồng/m3 thời gian qua:
Phân tích, đánh giá 3 văn bản trọng điểm của Sở Tài chính tham mưu, đề xuất giải quyết giá bán buôn. Để bảo vệ điều chỉnh Đơn giá bán buôn Công ty CPNT bán cho Công ty ĐMH với giá 7.000 đồng/m3. Với luận điểm: Áp dụng Giá bán buôn cho Công ty ĐMH tương tự như đơn giá Công ty CPNT bán lẻ cho Trung tâm Nước sạch Vệ sinh Mội trường nông thôn: 7.000 đồng/m3; đơn giá Công ty CPNT bán cho Công ty ĐMH không được thấp hơn giá thành toàn bộ. Công ty CPNT – trước đây bán nước cho Công ty ĐMH (đơn giá: 2.530 đồng/m3, nay: 2.845 đồng/m3) dưới giá thành toàn bộ ( 7.000 đồng/m3) là không đúng.
Theo Văn bản số 1917/STC-TCDN ngày 23/7/2018 của Sở Tài chính: “ Về điều kiện tổ chức, phân phối của Công ty ĐMH cũng giống như hệ thống cấp nước cho Thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải của Trung tâm Nước sạch Vệ sinh Môi trường nông thôn. Hiện nay, Công ty CPNT đã ký Hợp động cung cấp nước giá 7.000 đồng/m3 (theo Hợp đồng số 02/2018/HĐ-KT ngày 12/6/2018, do đó trước mắt đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Người đại diện vốn nhà nước thống nhất với Cty CP Cấp nước Ninh Thuận áp dụng giá nước 7.000 đồng/m3 để cung cấp nước cho Cty TNHH Đông Mỹ Hải, thời gian áp dụng từ ngày 20/6/2018 theo số liệu thống nhất giữa 2 đơn vị đến khi có thỏa thuận mới thông qua Hợp đồng.”.
Từ cơ sở văn bản sớm nhất này- trong khi chưa có sự thỏa thuận nào giữa 2 doanh nghiệp, Công ty CPNT lấy làm căn cứ thực hiện yêu cầu: Đề nghị chấm dứt Hợp đồng cấp nước – 2012 và áp đặt giá bán buôn nước cho Công ty ĐMH phải mua là 7.000 đồng/m3 và đồng thời phát hành Hóa đơn thu tiền nước với giá 7.000 đồng/m3, đe dọa cắt nước – nếu không thanh toán; đồng thời Khởi kiện ta Tòa yêu cầu thanh toán với giá 7.000 đồng/m3, đã gây hết sức khó khăn, bức xúc cho Công ty ĐMH.
Một số bất cập, so sánh khập khiểng từ Văn bản số 1917/STC-TCDN ngày 23/7/2018 của Sở Tài chính:
Địa vị pháp lý, địa bàn phục vụ, nguồn vốn, tài sản, công nghệ…. của Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hoàn toàn khác với Cty ĐMH nên áp dụng giá bán buôn cho Công ty ĐMH tương tự giá bán lẻ cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường là áp đặt, hoàn toàn không phù hợp;
Với Giá mua - bán nước giữa Công ty CPNT với Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là quyền tự thỏa thuận của 2 đơn vị. Thực tế: Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chỉ mua một lượng rất nhỏ bổ sung vào tổng sản lượng nước phục vụ khu vực nông thôn, còn Công ty ĐMH mua toàn bộ cho hoạt động của mình theo chủ trương đấu nối của UBND tỉnh. Về giá bán nước sạch cho Công ty ĐMH là giá bán buôn thực hiện theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 75/2012/TT-LT; Mặt khác, giá bán lẻ khu vực nông thôn thực hiện theo Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ 6.500 đồng/m3. Tại sao Trung tâm Nước sạch và vê sinh môi trường nông thôn lại mua vào với giá 7.000 đồng/m3 cao hơn giá bán (?) – chưa tính hao hụt (theo Thông tư số Liên tịch số 75/2012/TT-LT, ngày 15/5/2012: Chỉ tiêu phấn đấu hao hụt toàn quốc đến năm 2020: 20%).
Theo quy định pháp luật: Nếu 2 doanh nghiệp xảy ra tranh chấp đơn giá mua buôn – bán buôn, không thỏa thuận điều chỉnh được GIÁ mới, thì tiến hành Hiệp thương giá theo quy định. Trình tự, thủ tục các bước Hiệp thương giá theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính: trình tự thực hiện Hiệp thương giá dưới sự chủ trì của Sở Tài chính, nếu Hiệp thương giữa 2 doanh nghiệp không thành, thì Sở Tài chính sẽ quyết GIÁ TẠM TÍNH – có giá trị 6 tháng để hai bên thực hiện; Việc 2 cấp Tòa án thụ lý xét xử tranh chấp giá bán buôn nước sạch như trình bày trên là không đúng quy định pháp luật.
Như vậy, khi chưa thực hiện Hiệp thương giá, chưa thỏa thuận điều chỉnh mức giá trong Hợp đồng, Công ty CPNT và Sở Tài chính đã sớm áp đặt mức giá 7.000 đồng/m3 là không phù hợp quy định; đồng thời về phần hoạt động kinh doanh của Công ty ĐMH: Nếu áp đặt giá mua đầu vào 7.000 đồng/m3 và (cộng) thêm các chi phí, hao hụt,… thì đương nhiên Công ty ĐMH sẽ không thể thực hiện giá bán lẻ đến hộ tiêu thụ theo Quyết định số 50/2017/QĐ/UBND ngày 30/6/2018 của UBND tỉnh là 7.000 đồng/m3, vì nếu muốn hòa vốn thì sẽ phải “đội” giá bán lẻ do UBND tỉnh quy định. Như vậy lại không thực theo nguyên tắc tính giá bán buôn: Doanh nghiệp có lợi nhuận hợp lý, tồn tại phát triển.
Mỗi ngày duy trì hoạt động cấp nước sạch theo chỉ đạo của UBND tỉnh Công ty ĐMH phải chịu Nợ khống 17.370.540 đồng: Tính đến thời điểm này, ngoài số tiền Công ty ĐMH thanh toán giá nước 2.845 đồng/m3 - theo Phụ lục Hợp đồng Hợp đồng dịch vụ cấp nước – 2012 (đang còn hiệu lực thi hành), theo văn bản số 43/CV-CPNT ngày 3/2/2020 của Công ty CPNT, Công ty ĐMH còn Nợ khống và lãi 10.213.877.634 đồng (theo giá bán buôn 7.000 đồng/m3), đồng nghĩa với mỗi ngày Công ty ĐMH bị Nợ khống tăng thêm 17.370.000 đồng. Số Nợ tăng thêm này cao hơn tổng doanh thu của năm 2018 tại Cty ĐMH ( 10.019.312.376 đồng).
Với giá bán buôn 7.000 đồng/m3 (bao gồn Thuế VAT) theo phán quyết Bản án của 2 phiên Tòa cấp sơ và phúc thẩm và yêu cầu của Công ty CPNT; cũng như theo Quyết định số 72/QĐ-STC ngày 1/10/2019 của Giám đốc Sở Tài chính, quyết định giá tạm thời 6.000,đ/m3 (chưa bao gồm Thuế VAT), ngoài tiền nước đã thanh toán theo Hợp đồng còn hiệu lực thi hành, mỗi ngày Côngty ĐMH phải chịu lỗ:
+ Theo Quyết định số 72/QĐ-STC của Giám đốc Sở Tài chính: 10.201.113,đ;
+ Theo 2 bản án của Tòa sơ và phúc thẩm và Công ty CPNT: 12.398.878,đ
Những bất cập trên đây kéo dài gần 2 năm qua, đã đẩy Cty ĐMH đến khủng hoảng, bế tắc.
Ông Ngô Đình Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Đông Mỹ Hải luôn tin tưởng vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, tha thiết kính đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm xem xét chỉ đạo giải quyết.”
Giám đốc Công ty ĐMH kiến nghị Bí thư Tỉnh ủy
Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Đình Thuận, Giám đốc Công ty ĐMH, cho biết: “Rõ ràng là vô cớ tăng giá nước bán buôn, đẩy doanh nghiệp vào khủng hoảng, bế tắc! Chúng tôi đã có văn bản đề xuất, kiến nghị: Thẩm định, đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng theo quy định của pháp luật, theo nguyên tắc, phương pháp cách tính, số liệu… tính giá buôn tiêu thụ nước sạch. Công ty ĐMH đề xuất giải pháp thẩm định: Thành lập Hội đồng/Tổ thẩm định độc lập hoặc đề xuất Cơ quan, Tổ chức, đơn vị có nghiệp vụ chuyên môn – ngoài tỉnh (Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính hoặc chuyên gia trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ...) hoặc trưng cầu chuyên gia trong tỉnh (ngoài Sở Tài chính) có chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định đánh giá Phương pháp, cách tính bán buôn của Sở Tài chính đã đề xuất và của Công ty ĐMH đã thực hiện hơn 6 năm qua. Chi phí hoạt động thẩm định của Hội đồng, Tổ thẩm định Giá bán buôn nước sạch độc lập do Công ty ĐMH chịu;
Và Công ty ĐMH, đã có đề xuất những phương án tháo gỡ khó khăn tồn tại hiện nay với lãnh đạo tỉnh:
Phương án 1: UBND tỉnh có chủ trương xem xét, phê duyệt Phương án giá tiêu thụ nước sạch mới của Công ty CPNT. Theo Kết luận Thanh tra số 2608/KL/UBND: Đề nghị Công ty CPNT xây dựng lại Phương án giá nước có đưa khối lượng của Công ty ĐMH vào trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Phương án giá tiêu thụ nước sạch mới của Công ty CPNT, 2 doanh nghiệp sẽ tính toán thỏa thuận giá bán buôn nước mới;
Phương án 2 – Công ty ĐMH đầu tư đồng bộ hệ thống khai thác, xử lý nước sạch mới: Trên cơ sở hệ thống mạng phân phối Công ty đã đầu tư hơn 26 năm qua đang sử dụng, xin ý kiến chủ trương của UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh: Công ty ĐMH thực hiện Dự án đầu tư mới hệ thống khai thác, xử lý nước sạch; địa điểm khai thác nước thô: vị trí Đập ngăn mặn cuối nguồn sông Dinh. Việc này cần có ý kiến của các cơ quan có chức năng liên quan của tỉnh trước khi đầu tư và thống nhất một số chính sách theo luật định. Thời gian xây dựng, trình phê duyệt Dự án và thi công thực hiện không quá 1 năm – sau khi được cấp phép.
Phương án 3: Bán hoặc sát nhập doanh nghiệp theo luật định: Công ty ĐMH xin chủ trương UBND tỉnh bán hoặc sát nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán. Công ty ĐMH đề nghị tính, đánh giá lại giá trị tài sản toàn bộ hệ thống mạng lưới tuyến ống đã đầu tư, đang khai thác sử dụng (không tính đến hệ thống khai thác và xử lý nước cũ không còn hoạt động; đất và tài sản trên đất như Văn phòng, nhà xưởng, kho bãi,… trên đất;); chuyển nhập vào Công ty CPNT, có thể chuyển thành Cổ phần để Công ty CPNT thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống. Công ty CPNT hoàn toàn chủ động xem xét, quyết định.
Trong 3 phương án, được lãnh đạo tỉnh ủng hộ Phương án 2. Tuy nhiên thời gian triển khai thực hiện dự án sẽ phải kéo dài – không dưới 1 năm. Trong khoảng thời gian này, những tồn tại, khó khăn,… vẫn tiếp diễn, doanh nghiệp càng rơi vào khủng hoảng, bế tắc.
Để thực hiện Nghị quyết TW 5, Khóa 11 về phát triển kinh tế tư nhân và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 của Tỉnh ủy Ninh Thuận, với mục tiêu phát triển doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà và đóng góp cho Ngân sách địa phương; Công ty ĐMH luôn tin tưởng vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, tha thiết kính đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm xem xét chỉ đạo giải quyết.”