“Tấm lòng vàng” của nữ doanh nhân

Gần 30 năm qua, bà Trần Thị Hiền, sinh năm 1957, quê ở phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, Giám đốc Công ty CP Khoa học và Công nghệ Hoàng Quốc Việt, nhiệt huyết tự nguyện hoạt động xã hội, từ thiện bằng trái tim nhân hậu “thương người như thể thương thân”…

Cuộc họp bàn về công tác xuất bản của Hội Thơ Đường luật Việt Nam ngày 6/11/2020 đã quá giờ, mà bà Trần Thị Hiền chưa đến. Văn phòng gọi điện mới hay, bà đang cùng đoàn cứu trợ đồng bào lũ lụt ở 2 xã Cẩm Thanh, Cẩm Vinh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Đoàn đem theo 500 bình lớn (loại 30 lít) đựng 15 tấn nước ngọt, nhiều quần áo, giày dép, bút viết. Riêng bà Hiền ủng hộ 10.000 cuốn vở (giá 5.700 đồng/cuốn) cho các trường vùng lũ. Nhiều năm qua, bà Hiền thường có những chuyến đi nghĩa tình như thế!

Xuất thân từ một gia đình nghèo, thuở nhỏ bà vừa đi học vừa bươn chải kiếm sống. Đến tuổi lao động, bà vào làm công nhân Xưởng in II, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Từ một công nhân xuất sắc, bà trở thành Xưởng trưởng in II (năm 1993), sau đó thành lập Công ty CP và làm giám đốc (năm 2004). Vừa cần cù lao động, quản lí doanh nghiệp, bà vừa chăm chỉ học tập, để có bằng cử nhân Hóa học (Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1995), cử nhân kế toán (Đại học Thương mại năm 2000).

Từ những năm 90 thế kỉ trước, với tấm lòng nhân ái, trân trọng Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi trong việc cứu trợ trẻ em khuyết tật, mồ côi, bà Hiền đã nhận một số em về công ty nuôi nấng, lo chỗ ăn, chỗ ở tươm tất, học việc, sau này các em trở thành những lao động chăm chỉ, có tay nghề.

Bà Trần Thị Hiền (bên phải) và bà Đỗ Thị Mến tại cổng Đền thờ Bác Hồ
Bà Trần Thị Hiền (bên phải) và bà Đỗ Thị Mến tại cổng Đền thờ Bác Hồ

Hằng năm vào dịp 27/7, bà đến các Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng ở Thuận Thành (Bắc Ninh), Duy Tiên (Hà Nam), Nho Quan (Ninh Bình), Thanh Hóa, v.v… thăm, tặng quà. Có những trung tâm bà đã đến 4-5 lần. Đồng thời, bà đến viếng, dâng hương các nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Quảng Trị, nghĩa trang liệt sĩ Việt - Lào, Ngã ba Đồng Lộc, v.v… Ngoài thăm và tặng vật chất, mỗi khi đến thăm Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng, bà Hiền còn chọn những tác phẩm văn học, sách nói về sức khỏe để tặng thư viện các Trung tâm. Lần đến Thuận Thành, bà đưa cả đoàn nghệ thuật về biểu diễn phục vụ đông đảo thương binh nặng. Bà còn tặng sách quý cho thư viện nhiều cơ quan, đơn vị, trong đó có 6 Sở Công an, nhiều trung tâm văn hóa, tủ sách xã, phường, góp phần xây dựng thư viện cơ sở và phát triển văn hóa đọc.

Vừa tặng sách giáo khoa, vở học, bà Hiền vừa tặng sách văn học cho các trường THPT Tiên Lãng (Hải Phòng), THCS Xuân Thanh, huyện Xuân Trường (Nam Định), THPT Ngô Gia Tự thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), Trường Dân tộc nội trú Tân Minh, huyện Đà Bắc (Hòa Bình), THCS Hòa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), THPT Hiệp Hòa 2 (Bắc Giang) ,v.v…

Là thành viên Hội Chữ thập đỏ, khi về huyện Thường Tín (Hà Nội) bà Hiền thăm gia đình cựu chiến binh Đàm Đình Bảng, ở xã Quất Động có 4 người con thì 3 con mù, một con điếc. Ngoài hỗ trợ kinh phí, bà còn nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm (hương thơm) do các con của ông làm ra. Tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) bà tặng quà, hỗ trợ một phần vốn cho 112 gia đình dân tộc thiểu số nghèo và gia đình có con là nạn nhân chất độc da cam.

Không thể kể hết những việc làm tri ân trong hơn 30 năm của Doanh nhân Trần Thị Hiền. Song không thể không nói đến một việc làm lớn lao, mang ý nghĩa tâm linh độc đáo là bà Hiền nêu ý tưởng đồng thời là nhà tài trợ chính việc dựng nhà sàn làm “Đền thờ Bác Hồ”, ở thôn Lục Bắc, xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Trong chuyến về dự lễ cầu siêu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và 1.500 liệt sĩ tại chùa Đông Am, do nhà sư Thích Đàm Thân chủ trì, bà Hiền gặp cựu thanh niên xung phong Đỗ Thị Mến, sinh năm 1947, có chồng là cựu chiến binh Nguyễn Quang Dòng (kết hôn năm 1972). Sau chiến tranh ông được xuất ngũ cùng bà lập bàn thờ Bác Hồ trong căn nhà của gia đình. Do ông bị nhiễm chất độc da cam nên đứa con đầu lòng của họ chết yểu, sau đó ông cũng qua đời. Nghe bà Mến kể về đời mình, bà Hiền xúc động đến thăm nhà bà Mến, dâng hương bàn thờ Bác. Thế rồi, bà Hiền bày tỏ nguyện vọng được tài trợ xây ngôi đền thờ Bác. Bà Mến đồng ý và dành 500m2 đất thổ cư của gia đình để xây đền.

Ở Hà Nội, bà Hiền còn là thành viên của “nhóm Tâm Giao”. Bà đem chuyện muốn xây đền thờ Bác Hồ ở huyện Thái Thụy, liền được Nhóm hào hứng ủng hộ. Tiến sĩ Bùi Đức Thắng đưa ra ý tưởng nên làm ngôi nhà sàn theo hình mẫu Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch. Nhóm Tâm Giao dành mấy tháng lên miền núi tìm mua nhà sàn. Cuối cùng chọn được căn nhà như mong muốn tại Phú Thọ. Bà thuê tháo dỡ, thuê xe tải chở thẳng về nhà bà Mến. Tiếp đến là lắp dựng và mua sắm nội thất, trưng bày hiện vật, hình ảnh Bác Hồ mà bà Mến nhiều năm lặn lội khắp nơi sưu tầm.

Ngôi nhà sàn được gọi “Đền thờ Bác Hồ” khánh thành đúng vào ngày sinh của Bác (19/5/2011) trong niềm hân hoan, nể phục của Nhân dân địa phương. Từ đó, căn nhà này trở thành “Ngôi đền thiêng” của quê hương 5 tấn Thái Bình. Hằng ngày, Nhân dân và du khách đến dâng hương tưởng nhớ công ơn của Bác.

Với những cống hiến trên, bà Trần Thị Hiền đã được các cấp, các ngành, các tổ chức tặng hơn 50 bằng khen, giấy khen, kỉ niệm chương, giấy chứng nhận tấm lòng vàng.

Hỏi về mấy chục năm làm biết bao việc nghĩa ấy, tính giá trị tiền bạc, bà Hiền cười hồn nhiên: “Tôi không bao giờ tính toán. Chỉ làm vì cái tâm để tích đức cho bản thân, cho con cháu và cho doanh nghiệp. Tôi là một doanh nhân không giàu có như người ta nhưng nếu còn khỏe, tới đây sẽ tiếp tục làm như thế nhiều hơn nữa”…

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng ta đã sử dụng báo chí như một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại để đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Những tờ báo cách mạng đã góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Nhân kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chúng ta cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển các tờ báo tiền thân của Đảng...
Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Nhà thơ Tố Hữu đã dịch bài thơ “Đợi anh về” của nhà thơ Konstantin Simonov vào năm 1947 và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng không chỉ là nhà thơ nổi tiếng, Simonov còn là một phóng viên mặt trận ưu tú của đất nước Xô viết.
Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.
Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong các bài viết, phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị trong nước và quốc tế gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh đến kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc, chống phá...
Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi này của Người đã được toàn dân hưởng ứng, tạo thành một sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua những khó khăn và giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Tin khác

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng”. Trong bài “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà Người dạy không chỉ là lí tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên noi theo mà còn trở thành chuẩn mực cho mọi người hướng tới”.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 3: Giải mã mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 Phan Thị, mộ 1850 là mộ vợ chồng thay tên đổi họ, chờ kết quả khảo cổ

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là bản thiên anh hùng ca bất diệt cho ý chí tự lực, tự cường dân tộc, trọn cuộc đời hiến dâng cả tuổi thanh xuân và tuổi già cho Tổ quốc và Nhân dân.

Tình trạng lạm dụng NCT

Tình trạng lạm dụng NCT
Các loại lạm dụng NCT thường gặp bao gồm lạm dụng về thể chất, lạm dụng về tâm lí và lạm dụng về tài chính. Mỗi loại lạm dụng NCT có thể là cố ý hoặc vô ý. Lạm dụng thể chất là việc sử dụng vũ lực dẫn tới tổn thương hoặc khó chịu về thể chất hoặc tâm lí.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 2: Mộ 1850 là hài cốt người phụ nữ cải táng từ miền Bắc, xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 1: Xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành đã 13 năm (2012-2025). Tuy vậy hiệu quả của nó rất khiêm tốn. Thuốc lá vẫn bán tràn lan, người hút thuốc nơi công cộng kể cả trẻ em, học sinh phổ thông vẫn xảy ra. Các bệnh tật liên quan tới thuốc lá vẫn làm cho hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng.

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy
Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc
Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật
Xem thêm
Phiên bản di động