Nỗi lòng người theo con lên phố

Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng....
Ảnh internet
Ảnh internet

Lúc đầu ông Tâm không đồng ý vì bao nhiêu năm gắn bó với mảnh đất quê hương, giờ bỏ làng bỏ xóm lên thành phố ở kể cũng nhớ lắm. Nhưng hết con trai lại đến con dâu ra sức năn nỉ với đủ các lý do, khiến ông cũng mủi lòng: Nào là “bố mẹ có tuổi rồi, lỡ nay ốm mai đau cần ở bên con bên cháu cho tiện các con chăm sóc”; nào là “nhà đất ở quê bây giờ đang có giá, bố mẹ bán đi cũng được nửa già căn hộ chung cư chúng con muốn mua”; “chúng con ở nhà thuê mấy năm rồi, tiền thuê nhà và thuê người trông trẻ nhiều hơn cả tiền lương của bố mẹ cộng lại”…

Bà Tâm nghe vậy, tiếc tiền, xót ruột lắm, một mực động viên ông Tâm bán nhà để con trai mua nhà chung cư và ông bà lên thành phố trông cháu. Duy chỉ có người con gái của ông bà lấy chồng làng là không đồng ý với lý do: “Bố mẹ bán nhà đi như thế mỗi khi chúng con muốn cho các cháu về nhà ngoại thì biết về đâu?”. Bà Tâm xuê xoa: “Thì lên thành phố chứ đi đâu”. Anh trai cô lên tiếng: “Cô là gái, lấy chồng hưởng phận nhà chồng, không nên can thiệp sâu”. Không làm thế nào được, con gái ông bà Tâm đành nín nhịn, chỉ ấm ức trong lòng.

Lên thành phố được mấy tháng, ông Tâm đã thấy bí bách vì hầu như cả ngày ông bà ở trong bốn bức tường, không khác gì cái tù giam lỏng. Buổi sáng ông đi bộ đưa cháu lớn đến trường, buổi chiều khi cháu tan học thì ông đi đón. Ở thành phố, ai cũng cuốn vào công việc, hàng xóm láng giềng gặp nhau ở cầu thang máy chỉ gật đầu chào chứ không chuyện trò thân mật như ở nhà quê. Mấy ông ở cùng tầng chung cư tầm tuổi ông Tâm đã nghỉ hưu nhưng cũng kiếm việc làm thêm, người thì sửa xe, người thì làm bảo vệ...

Họ không vướng bận các cháu nên không chịu ăn không ngồi rồi, thành ra ông Tâm chỉ có chiếc ti vi làm bạn. Bà Tâm ở nhà vừa trông cháu bé vừa dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ và cơm nước. Thằng bé lười ăn lại hay quấy nên bà phải đánh vật với nó. Vợ chồng anh con trai của ông bà thì đi từ sáng đến tối mới về, trưa ăn cơm tại cơ quan. Hôm nào bà Tâm không nấu ăn sáng thì anh chị dắt nhau đi ăn quán.

Từ ngày có ông bà lên trông cháu, cô con dâu dần dà về muộn hơn, lúc ấy cơm tối đã được bà Tâm đậy lồng bàn cẩn thận, các cháu đã được tắm rửa sạch sẽ, nhà cửa gọn gàng, quần áo của ai đã để vào tủ của người ấy. Thành ra con dâu ông bà chẳng phải mó tay vào việc gì ngoài việc một tuần đi siêu thị một lần mua đồ ăn tích sẵn trong tủ lạnh.

Ở quê đang ăn đồ tươi, rau sạch ngoài vườn quen rồi, ông bà Tâm cảm thấy thèm bát canh, quả cà mà cũng khó. Muốn nhắc nhở trực tiếp thì ngại vì ông bà sợ con dâu phật ý, cho rằng mình đòi hỏi, không khí gia đình sẽ căng thẳng, mà nhắc nhở con trai thì anh bảo “vợ chồng con bận lắm, về muộn là chuyện bình thường. Bố mẹ làm được việc gì thì làm, không làm được thì bố mẹ cứ để đấy. Ăn uống thì dần dần bố mẹ sẽ quen thôi”. Nhiều lúc nhớ nhà, nhớ quê, bà Tâm lại gọi điện tâm sự với con gái. Biết bố mẹ vất vả lại không vui, cô con gái nửa đùa nửa thật: “Bây giờ đích thị bố mẹ là ôsin rồi nhé, mà không được bằng ô sin ấy chứ vì ô sin hàng tháng còn có lương, ngày lễ thích nghỉ về quê chơi cũng không được nữa rồi”. Nghe con gái nói vậy, bà Tâm chạnh lòng lắm, nghĩ bụng: “chắc nó nghĩ mình còn nhà đâu mà về quê”. Bà kể lại với ông, ông thở dài: “Thôi! Bây giờ thì trách ai. Bà cũng thích lên thành phố ở cơ mà”.

Khi cháu thứ hai đi mẫu giáo, ăn bán trú ở trường như cháu lớn thì ông bà Tâm bớt việc, nhàn hơn. Chị con dâu bắt đầu than vãn về chuyện chi tiêu tốn kém: nào là tiền điện, tiền nước, tiền ga, tiền đóng học cho con, tiền dịch vụ ở chung cư… Một lần vô tình ông bà nghe thấy thì không sao nhưng nhiều lần ông bà cảm thấy con dâu cố tình kêu ca thì ông bà bắt đầu suy nghĩ. Ông giục bà từ nay đưa lương của một người cho con dâu chi tiêu. Thế mà lúc bà ốm, không những chỉ có mình ông trông bà ở viện mà ông còn phải bỏ số tiền lương để dành trả tiền viện phí cho bà. Ông thầm nghĩ: “May mà mình chưa đưa hết ruột gan cho chúng, nếu không lại ngửa tay xin con xin dâu từng đồng”.

Sau nhiều đêm mất ngủ, ông bà Tâm quyết định rời thành phố để về quê ở, sống những tháng ngày thanh thản tuổi già vì các cháu lớn rồi, không cần ông bà trông nom nữa. Ông bà ân hận vì đã bán ngôi nhà mà suốt đời mình tạo dựng, nếu có tiền nay cũng không chuộc lại được huống chi có bao nhiêu của cải ông bà cho con trai hết rồi.

Giờ về quê mà phải nương nhờ nhà con gái thì mặt mũi nào ngẩng lên với dân làng. Ông Tâm đành bàn với anh con trai đưa ông ít tiền để ông mua mảnh đất nhỏ, cất một ngôi nhà ngói ba gian làm nơi thờ tự tổ tiên và để ông bà có chỗ “chui ra chui vào”. Vậy mà anh con trai thản nhiên: “Bố mẹ đã quyết về quê thì vợ chồng con cũng không giữ được nhưng hiện tại chúng con không có tiền. Hay là bố mẹ vay tạm ngân hàng, thế chấp bằng sổ lương hưu của bố mẹ vậy. Khi nào có tiền, chúng con sẽ trả”. Ông bà Tâm đành ngậm ngùi, không nói đi nói lại nữa lời.

Nhưng chuyện gì ở cái làng quê bé nhỏ này cũng đến tai mọi người hết. Ai nấy đều bảo “nước mắt chảy xuôi” mà. Từ đó không có ông bà nào dại dột bán nhà lên thành phố trông cháu nữa. Người thì khóa nhà để đó một thời gian, người thì tuyên bố thẳng: “Muốn ông bà trông cháu hộ thì đem cháu về quê chứ ông bà không đi đâu hết, chả ở đâu bằng ở nhà mình”.

Bạn đọc có phản hồi, tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: baongaymoionline@gmail.com, hoặc đóng góp ý kiến ở phần bình luận!

Trần Thị Lành

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giàu nghèo tuổi già

Giàu nghèo tuổi già

Nói đến giàu nghèo, người ta sẽ nghĩ, giàu là tiền bạc nhiều, đi xe đẹp, ở nhà sang, cuộc sống sung sướng, đầy đủ. Còn nghèo, thì tiền bạc thiếu thốn, đói ăn, đói mặc, ở nhà lá, nhà thuê, cuộc sống chật vật, khốn khó, lam lũ suốt ngày đêm.
Thời gian còn lại

Thời gian còn lại

Có ai đó từng nói: “Tuổi tác chỉ là một con số”, câu nói này không hẳn là sai, bởi ở một góc độ nào đó ta có thể trì hoãn được tác động của thời gian nhưng cuối cùng ai rồi cũng già đi, vậy nên hãy yêu bản thân nhiều hơn, sống thoải mái hơn.
Đừng đợi

Đừng đợi

Trong cuộc sống, vì đợi mà nhiều người lãng phí cả đời.
Đừng để mất mới nuối tiếc

Đừng để mất mới nuối tiếc

Chúng ta, ai cũng bị cuộc đời va đập mà sinh ra thay tính, đổi nết. Đời người, có muôn vàn ngã rẽ, nhưng cũng có những lúc phân vân không biết đi đâu, về đâu.
Lo cho mình

Lo cho mình

Có không ít người khi bước sang tuổi già đã tích lũy cho bản thân một số tài sản đáng kể, vì thế họ không lo tiền bạc, chỉ cần tận hưởng những tháng ngày còn lại của cuộc đời. Nhưng một số khác lại không được như thế, nhất là những NCT ở nông thôn, họ phải bươn chải để sống từng ngày.

Tin khác

Lòng tham

Lòng tham
Tham lam không phải là bản chất của con người. Người xưa có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người lúc mới sinh ra, thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim nhân hậu, thiện lương. Lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải.

Tuổi già, độ chín của đời người

Tuổi già, độ chín của đời người
Đời người khi bước vào tuổi già đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống. Rất nhiều người có được sự giàu sang và địa vị, nhưng cuối đời khi nằm trên giường bệnh mới thở than: “Tôi tiếc là không dành nhiều thời gian cho bản thân, và gia đình”; hay “Tôi hối hận đã không kiểm soát được hành vi của chính mình”.

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo
Dưới ánh nắng len lỏi qua nhưng tán cây chiều tàn, thấp thoáng bóng dáng gầy gò lưng cong, bà Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi, men từng con hẻm nhỏ ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số. Ít ai biết rằng, người phụ nữ tảo tần ấy còn là một bà giáo thầm lặng, gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.

Vợ chồng già

Vợ chồng già
Cả đời ta làm lụng vất vả để lo cho gia đình và nuôi dạy con cái khôn lớn, thời gian vút qua, ngoảnh lại tuổi đã xế chiều, nhìn qua, nhìn lại, giờ chỉ còn vợ chồng già trong ngôi nhà sớm tối bên nhau.

Hãy luôn nở nụ cười để cuộc đời vui hơn

Hãy luôn nở nụ cười để cuộc đời vui hơn
Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.

Hội NCT Việt Nam nỗ lực triển khai hiệu quả Kết luận 58 của Ban Bí thư

Hội NCT Việt Nam nỗ lực triển khai hiệu quả Kết luận 58 của Ban Bí thư
Thực hiện Kết luận 58/TW ngày 23/6/2023 (Kết luận 58) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức và hoạt động của Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam; Ban Thường vụ Trung ương Hội đã phối hợp triển khai đến các địa phương và có văn bản chỉ đạo Hội NCT các cấp phối hợp, tham mưu với cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Hãy yêu lấy mình

Hãy yêu lấy mình
Trong cuộc sống, “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không ai giống ai, nhà có kinh tế khá giả, thì sống theo kiểu người có tiền; nhà nghèo khó, thì sống theo kiểu người ít tiền.

Những bài học cuộc đời

Những bài học cuộc đời
Cho đến giờ, câu chê miệt, nhận định: "Đồ nhà quê", "Quê mùa", "Quê thế"... vẫn là ranh giới phân biệt những lớp người trong xã hội qua dáng vẻ, ăn mặc, tập quán. Thực tế, đa số người thành phố đều gốc gác từ tỉnh lẻ, nông thôn.

Về người đời

Về người đời
Sống ở đời, không tranh giành mới là từ bi, không tranh cãi là trí tuệ, không dục vọng mới là thanh tịnh, biết tha thứ là khoan dung, biết đủ là giàu nhất. Hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, đó là niềm hạnh phúc.

Bàn về chữ thọ

Bàn về chữ thọ
Trong Hán Nôm, chữ Thọ được viết như sau: 壽 nghĩa là sống lâu. Chiết tự ra, chữ Thọ được ghép bởi các bộ: sĩ 士, chữ công , chữ nhị 二, chữ khẩu 口 và chữ thốn 寸.

Cuộc sống tự do của tuổi già

Cuộc sống tự do của tuổi già
Chúng ta, ai cũng có tuổi thơ, tuổi thanh xuân, có thời trung niên và đến lão niên. Cuộc đời có nhiều giai đoạn, lúc hồn nhiên vô tư, sôi nổi, lúc chín chắn, nghiêm túc, lúc trầm mặc, hoài niệm. Tuổi già là ở đoạn cuối của cuộc đời, lúc này ta mới thấu rõ hơn về nhân tình thế thái.

Muốn thảnh thơi lúc tuổi già

Muốn thảnh thơi lúc tuổi già
Nếu muốn tuổi già được sống thảnh thơi, chớ quên lưu lại “4 đường lui” cho bản thân.

Hút thử... nguy thật!

Hút thử... nguy thật!
Anh bạn tôi có cháu trai là Minh đang học cuối bậc THCS. Một hôm, đi làm về, anh thấy Minh cùng với mấy bạn đang phì phèo khói thuốc.

Niềm vui tuổi già

Niềm vui tuổi già
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều chuyện tác động đến bộ não của chúng ta, dù là vô tình hay cố ý cũng mang đến nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Chuyện vui vẻ thì ít, chuyện bực mình thì nhiều...

Nỗi buồn của tuổi già

Nỗi buồn của tuổi già
Việc con cái hiếu thuận với ba mẹ tưởng như “đề tài” quá cũ nhưng vẫn là vấn đề càn phải bàn trong đời sống hiện nay.
Xem thêm
Lời khai của đối tượng giết người, phân xác ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai

Lời khai của đối tượng giết người, phân xác ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai

Ngày 27/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai thông tin đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ vụ việc có dấu hiệu của tội "Giết người" và tội "Xâm phạm thi thể" xảy ra ngày 13/4 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Dai Viet IDC: Xây dựng môi trường xanh, phát triển bền vững là trách nhiệm của doanh nghiệp

Dai Viet IDC: Xây dựng môi trường xanh, phát triển bền vững là trách nhiệm của doanh nghiệp

Ngày 26/4/2024, tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng Đại Việt (Dai Viet IDC), tổ chức buổi giao lưu với Câu lạc bộ Báo chí và truyền thông Xanh, nhằm giới thiệu các lĩnh vực hoạt động của Công ty, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng tại doanh nghiệp.
Công ty CP sản xuất may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Công ty CP sản xuất may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty cổ phần sản xuất may Việt Mỹ luôn quan tâm đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa mẫu mã,
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký quyết định về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Phiên bản di động