Niềm vui tuổi già

Ai trong đời chẳng có niềm vui, sở thích của riêng mình. Không những thế, niềm vui ở con người còn thay đổi theo lứa tuổi.
Ví như khi đã kinh qua biết bao thăng trầm trong cuộc đời, đã chứng kiết biết bao sự biến thiên của xã hội, lúc về già, con người ta thường quan tâm, cảm thấy hạnh phúc với những gì? Hiểu được điều đó, hẳn rằng ta sẽ biết sống hòa hợp với tuổi già và cuộc sống vì thế cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn!

Niềm vui tuổi già trước hết là được an nhàn, nghỉ ngơi. Đó cũng là điều hợp với lẽ tự nhiên, khi đã dành cả tuổi trẻ cho học hành, chăm lo sự nghiệp; dành cả tuổi trung niên cho công việc, gia đình. Khi mệt nhoài với những năm tháng mưu sinh, đã ở bên kia cái dốc của cuộc đời thì chẳng niềm vui nào hơn là được nghỉ ngơi; được tự thưởng cho mình những phút giây nhàn nhã, vui với những ý thích của mình. Đến tuổi già, người ta thường thích chơi hoa, cây cảnh, vui thú vườn tược. Đó thực sự là những người bạn hồn nhiên, trong sáng; là không gian yên tĩnh, thanh khoáng để ta tìm về với bản thể của chính mình; để được thư thái, di dưỡng tâm hồn…

Niềm vui tuổi già
Ảnh minh hoạ

Nhiều người, nếu không hiểu, sẽ tỏ ra khó chịu khi thấy người già cứ mãi nhắc chuyện quá khứ. Ông tôi cũng vậy! Mỗi lần gặp ông là những năm tháng gian khổ; là thời kì tham gia chiến tranh vệ quốc hào hùng lại được ông kể tường tận với niềm vui, niềm say mê đến lạ kì, dù những câu chuyện ấy ông đã kể cho con cháu nghe không biết bao nhiêu lần! Điều đó cũng dễ hiểu. Bởi khi ta đã già, không còn đủ sức lực để thực hiện những điều lớn lao thì tự hào với những gì đã làm được cũng là động lực để sống tốt với hiện tại, để thế hệ con cháu vững vàng tiếp bước.

Vợ chồng tôi lập nghiệp nơi đất khách, thường giữ thói quen cuối tuần gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe bố mẹ hai bên, rồi cho các con nói chuyện với ông bà. Có khi vì tất bật với công việc, quên hoặc chưa kịp gọi điện về là bố mẹ ở quê lại gọi điện vào. Nhiều khi hốt hoảng, vội bấm máy nghe, vì tưởng có chuyện gì nhưng rồi đáp lại, bố mẹ bảo: “Bố mẹ nhớ các con các cháu nên điện thôi chứ ở nhà mọi việc vẫn ổn cả!”. Thế đấy. Đôi khi mãi tất bật với công việc, mưu sinh, chúng ta chẳng nhận ra niềm vui của bố mẹ khi về già chỉ đơn giản là mong được vui vầy bên con cháu, được con cháu quan tâm.

Tôi lại cũng đã từng chứng kiến nhiều bậc cha mẹ, ông bà, vì nhớ con cháu có thể lặn lội hàng trăm cây số từ quê lên phố. Vậy nhưng, nhiều người chỉ ở được dăm bữa nửa tháng lại mong được trở về quê sống, dù con cháu chẳng để cho thiếu thốn gì về vật chất. Là bởi, nhu cầu về vật chất của người già không còn nhiều. Điều họ muốn là có được một không gian yên tĩnh, rộng rãi để nghĩ ngơi, suy ngẫm; được cởi mở qua lại với hàng xóm, láng giềng; mong có những người đồng tuổi, đồng cảnh cùng hàn huyên, tâm sự… Tất cả những sở thích, niềm vui ấy dễ gì đạt được giữa phố xá thị thành xô bồ, tấp nập.

Niềm vui lớn nhất của ông bà, cha mẹ khi tuổi đã xế chiều có lẽ là được thấy con cháu từng bước trưởng thành, thành đạt. Mọi sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc đời không chỉ nhằm khẳng định giá trị của bản thân hay cống hiến cho xã hội, đất nước mà còn là để tạo đà, làm cơ sở nền tảng cho thế hệ sau được tiếp nối, phát triển hơn nữa. Bởi vậy, chẳng món quà nào ý nghĩa bằng đối với mỗi người khi đã già là thấy con cháu được học hành đến nơi đến chốn; là các con các cháu lần lượt yên bề gia thất, khỏe mạnh, thành công,… Và nhất là tất cả các thành viên trong đại gia đình luôn giữ được nếp nhà, thuận hòa, hiếu hạnh.

Tuổi già là tuổi đáng được kính trọng, được hưởng nhiều niềm vui. Nhưng làm thế nào để tuổi già được vui lại cần sự nhận thức, quan tâm, đồng cảm rất lớn từ phía các thế hệ trẻ!

An Viên

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Bài học từ bát mì tôm

Bài học từ bát mì tôm

Một buổi sáng, người cha làm 2 bát mì. Một bát có trứng ở trên, một bát không có. Ông hỏi con trai muốn ăn bát nào? Cậu con trai chỉ vào bát có trứng nói: “Con muốn ăn bát này ạ”. Ông giả bộ nài nỉ: Con nhường cho bố đi”. Cậu bé nói: “Không, bát mì này là của con”; “Không nhường thật à?”- ông bố hỏi lại. “Vâng! Con không nhường!” - cậu bé trả lời rồi đắc ý với quyết định của mình.
Khi về già, bạn dựa vào ai?

Khi về già, bạn dựa vào ai?

Bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân. Để bàn về chuyện này cần phân ra vài giai đoạn.
Thực hiện càng sớm việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ giúp cứu sống nhiều người, giảm tổn thất kinh tế, xã hội

Thực hiện càng sớm việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ giúp cứu sống nhiều người, giảm tổn thất kinh tế, xã hội

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Phần lớn những người chết vì bệnh liên quan đến thuốc lá là những người trong độ tuổi lao động, nghĩa là tử vong sớm.
Hạnh phúc từ cách sống chậm

Hạnh phúc từ cách sống chậm

Bạn tôi bảo, xã hội càng phát triển nhanh thì con người phải biết cách sống chậm. Câu nói mới nghe tưởng như nghịch lí nhưng càng ngẫm càng thấy có lí.
Chống bệnh keo kiệt

Chống bệnh keo kiệt

Xin kể một chuyện dân gian. Vị trọc phú nọ nằm mơ gặp thần chết. Ông ta hoảng loạn khi thấy thần chết kề lưỡi hái sát cổ mình, liền thưa: “Xin ngài đừng bắt tôi, vì của cải của tôi dành dụm nhiều lắm mà chưa kịp tiêu”.

Tin khác

Tăng thuế thuốc lá góp phần tăng ngân sách quốc gia, giảm tỉ lệ hộ nghèo và bình đẳng

Tăng thuế thuốc lá góp phần tăng ngân sách quốc gia, giảm tỉ lệ hộ nghèo và bình đẳng
Sáng 25/2, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức Tập huấn Vai trò của thuế thuốc lá trong chính sách tài khoá và sức khoẻ cộng đồng.

Có người mẹ đứng chờ con

Có người mẹ đứng chờ con
“Con à! Ngày mấy con về?”. Bà bấm gọi điện thoại cho đứa con trai đang mưu sinh tận phương Nam. Nghe điện thoại xong, khuôn mặt bà thoáng buồn. Con bà bảo năm nay làm ăn kinh tế rất khó khăn nên có thể Tết này không về được.

Giá trị từ những lời chúc Tết

Giá trị từ những lời chúc Tết
Lời chúc là một hành động nhỏ nhưng lại là một nét đẹp truyền thống, nét đẹp trong văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam.

Những nỗi sợ của cha mẹ khi về già

Những nỗi sợ của cha mẹ khi về già
Những người cha, người mẹ ở độ tuổi 70, 80 vẫn luôn ấp ủ về cuộc sống hòa hợp của con cháu. Tuy nhiên, khi các con của họ đã vào trung niên, với cuộc sống bận rộn và áp lực mưu sinh, dẫn đến việc không thể dành nhiều thời gian cho cha mẹ.

Ý chí và nghị lực

Ý chí và nghị lực
Thầy chủ nhiệm lớp 8D, niên khóa 1960-1961, Trường cấp III Đô Lương, Nghệ An - Lê Phan Di của chúng tôi năm 2024 này đã 90 tuổi, còn chúng tôi cũng đã trên dưới 80. Lần về thăm quê dịp “Nhà giáo Việt Nam (20/11/2024), chúng tôi đều đến thăm thầy. Thầy còn khỏe và minh mẫn, thích nghe học trò kể về quá trình phấn đấu của bản thân.

Đôi mắt người mẹ

Đôi mắt người mẹ
Từ xa xưa, người đời đã ví “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Bởi đôi mắt giúp ta thấy được thế giới bên ngoài nhưng cũng chính là nơi ẩn chứa những tâm tư, thầm kín bên trong. Dù có cố che giấu thế nào thì mọi trạng thái tình cảm như hạnh phúc, an lạc hay phiền não, đau khổ đều hé lộ ở đôi mắt.

Phải luôn trân trọng, biết ơn NCT

Phải luôn trân trọng, biết ơn NCT
Ông bà ta xưa có câu: “Trọng già, già để tuổi cho”, “Kính lão đắc thọ”,… nhắc nhở mọi người phải luôn tôn kính, chăm lo cho NCT. NCT đã trải qua bao gian lao vất vả, bao cay đắng, ngọt bùi, để làm nên những công trình cho con cháu và xã hội, là những người xứng đang được trân trọng và tôn vinh.

Thương mẹ tuổi già

Thương mẹ tuổi già
Mẹ tôi đã 74 tuổi. Dù bây giờ mẹ không còn phải làm lụng nặng nhọc, bươn chải như xưa, nhưng bao vất vả một thời như đã khảm vào dáng hình của mẹ.

Nuôi con và dạy con

Nuôi con và dạy con
Sau khi bắt đứa trẻ khoảng 7-8 tuổi úp mặt vào tường, người mẹ bảo:

Heo hút bản nghèo

Heo hút bản nghèo
Nằm cách xa trung tâm, bản Muỗng, xã Giao Thiện, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa heo hút giữa núi rừng. Người dân nơi đây vẫn mong chờ tái định cư để ổn định cuộc sống.

Phép lịch sự trong cuộc sống

Phép lịch sự trong cuộc sống
Phép lịch sự là tiêu chí đầu tiên và quan trọng để đánh giá nhân cách mỗi người. Có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Lịch sự khi giao tiếp, khi tương tác xã hội giúp mỗi người trở nên thanh lịch, khiêm nhường, để lại ấn tượng đẹp trong mắt mọi người. Chúng ta được yêu mến, trân trọng. Phẩm chất, nhân cách của ta vì thế cũng trở nên rực rỡ.

Của cho và cách cho

Của cho và cách cho
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, câu thành ngữ chứa đạo lí ở đời. Theo nghĩa đen, khi đói, được giúp "một miếng" ăn sẽ quý giá hơn so với việc khi no được cho cả "một gói".

Phải đối xử công bằng với các con

Phải đối xử công bằng với các con
Ngay sát bên nhà tôi là vợ chồng trẻ cùng 2 đứa con nhỏ. Họ mua nhà và chuyển về đây sinh sống chưa lâu, nhưng do sống hoà đồng, tình cảm nên giữa vợ chồng họ với các gia đình hàng xóm luôn hoà thuận, vui vẻ. Cả hai vợ chồng đều giỏi giang, khi anh chồng là kiến trúc sư hiện làm việc ở Sở Xây dựng của thành phố, còn chị vợ làm kế toán phó một công ty liên doanh với nước ngoài.

Niềm vui thường ngày của bố mẹ

Niềm vui thường ngày của bố mẹ
Cuộc đời con người, ai cũng sẽ trải qua quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử”. Ai cũng đi qua thời tuổi trẻ nhiệt huyết, đam mê, cống hiến và khi về già sẽ chậm chạp, đau yếu, bệnh tật. Ai cũng mong về già được sống thảnh thơi.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở những người hút thuốc lá

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở những người hút thuốc lá
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam có gần 200.000 ca đột quỵ mắc mới mỗi năm. Một trong rất nhiều nguyên nhân làm cho tỉ lệ đột quỵ ở nước ta tăng nhanh là số lượng người hút thuốc lá ngày càng nhiều.
Xem thêm
Vùng 2 Hải quân: Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật

Vùng 2 Hải quân: Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 28/3, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vùng 2 Hải quân tổ chức Bế mạc Hội thi sáng kiến cải tiến ngành Hậu cần - Kỹ thuật. Thượng tá Triệu Thanh Tùng, Phó Tư lệnh Vùng dự và chỉ đạo.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Hướng tới Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), sáng 28/5/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, tặng quà và động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K. Cùng tham gia chương trình có PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, đại diện Quỹ Ngày mai tươi sáng và lãnh đạo Bệnh viện.
Hiệu quả và ý nghĩa thiết thực của Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Hiệu quả và ý nghĩa thiết thực của Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Các chương trình “Mẹ đỡ đầu” và "“Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" trong thời gian qua ở Bình Thuận đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa thiết thực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động tích cực của cán bộ, hội viên phụ nữ...
Lễ tri ân, trao thưởng cho giáo viên và học sinh tiêu biểu

Lễ tri ân, trao thưởng cho giáo viên và học sinh tiêu biểu

Ngày 27/5, Trường THPT Hoằng Hóa 4 (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) tổ chức lễ bế giảng năm học 2024-2025, khen thưởng cho giáo viên và học sinh giỏi tiêu biểu.
Công ty CP THT Education trao 40 suất học bổng khóa học tiếng Đức B1 cho học sinh Thanh Hóa

Công ty CP THT Education trao 40 suất học bổng khóa học tiếng Đức B1 cho học sinh Thanh Hóa

Công ty cổ phần THT Education vừa khởi động chương trình trao học bổng khóa học tiếng Đức B1 trị giá 200 triệu đồng cho học sinh các trường THPT tại Thanh Hóa.
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Phiên bản di động