Tăng thuế thuốc lá góp phần tăng ngân sách quốc gia, giảm tỉ lệ hộ nghèo và bình đẳng

Cùng suy ngẫm 05/03/2025 11:59
Bà nhà nghe tôi kể chuyện đã nói: “Đó là hậu quả của bệnh keo kiệt. Người mắc bệnh ấy thường bảo toàn tài sản một cách quá mức, đến nỗi không muốn chia sẻ hoặc tiêu dùng cho những nhu cầu cá nhân hay xã hội”.
Không riêng bà nhà tôi, mà mấy bà hàng xóm cũng nhận xét như vậy và kể thêm: Những kẻ keo kiệt thường tính toán rất kĩ lưỡng, ngay cả với những khoản chi tiêu nhỏ nhặt; luôn cố tìm cách giảm thiểu chi phí, ngại chia sẻ tài sản, tiền bạc, hoặc bất kì nguồn lực nào khác với cả những người trong gia đình; những kẻ keo kiệt thường lo lắng về tình hình tài chính, luôn cảm thấy chưa tích lũy đủ, nên cần phải tiết kiệm nhiều hơn, coi việc tích lũy tài sản là ưu tiên hàng đầu, họ có thể bỏ qua giá trị về các mối quan hệ xã hội…
Bạn tôi một nhà giáo cho rằng: “Câu chuyện dân gian về ông trọc phú đậm phương pháp “đòn bẩy”. Phê phán kẻ keo kiệt cốt để đề cao người xởi lởi, nghe chuyện vị trọc phú, tôi lại nhớ tới đồng nghiệp của mình là nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie ở Hà Nội. Ông nhận nuôi tất cả 22 trẻ em Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai may mắn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tháng 9 năm 2024. Thầy Khang nói: "Tôi chính thức nhận nuôi các con ăn học từ nay đến hết tuổi 18, bằng cách mỗi tháng gửi cho mỗi con 3 triệu đồng. Dự án này bắt đầu từ tháng 10/2024 cho đến năm 2039".
Theo tính toán của Trường Marie Curie, 15 năm nữa dự án mới kết thúc là do những bé nhỏ tuổi nhất trong danh sách sẽ tròn 18 tuổi, còn thầy Khang thì bước vào tuổi 90. Thầy tự tin nói: "Bây giờ tôi là người "ham sống nhất!” - “Ông nội" của 22 bé Làng Nủ mong sống ít nhất 15 năm để thấy mọi cháu trưởng thành. Nếu như "ông nội" phải đi xa thì các cháu vẫn được ấm no và học hành tử tế như mong muốn của ông khi quyết định nhận nuôi các cháu. Gia đình ông và Trường Marie Curie sẽ tiếp tục thực hiện tâm nguyện ấy"…
Nghe nhà giáo trẻ phân tích, tôi bày tỏ sự đồng tình và nghĩ tới phương thuốc góp phần khắc phục tính keo kiệt cho những ai mắc phải, để tránh cảnh “đối thoại buồn” cuối đời giữa kẻ trọc phú nọ với vị thần chết kia. Theo giới tâm lí học, mỗi người phải xây dựng cho bản thân kế hoạch tài chính với các mục tiêu cụ thể cân bằng giữa tiết kiệm và chi tiêu hợp lí; hăng hái đóng góp tài sản của mình vào công tác xã hội; bằng lòng chia sẻ tài sản của mình cho những người nghèo; coi lĩnh vực từ thiện là vị thuốc bổ của bản thân cho tới cuối đời.