Ý chí và nghị lực
Cùng suy ngẫm 09/01/2025 13:45
Bạn tôi tiến sĩ Vương Đình Đước bày tỏ lòng biết ơn thầy bằng việc kể lại một kỉ niệm gắn chặt vào tim. Dù đã thi đậu vào trường, anh vẫn không thể nhập học vì nhà quá nghèo. Vui sao, được thầy đề nghị nhà trường miễn học phí và hỗ trợ những điều cần thiết, anh mới gắn bó với sách vở. Học hết cấp III, anh thi vào Học viện Thủy lợi với ước nguyện sẽ đi vào lĩnh vực làm giàu hạt lúa cho người nghèo đỡ khổ. Trong thời gian dài đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Kĩ thuật Tài Nguyên nước và Môi Trường tại TP Hồ Chí Minh, anh bền bỉ gắn bó với Đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng lúc ấy là ông Võ Văn Kiệt biểu dương là người có công đóng góp vào quá trình cải tạo 1,6 triệu ha đất phèn hoang hóa nơi đây.
Ảnh minh họa |
Bạn nữa của tôi là Hoàng Xuân Lượng theo lời thầy khuyên phải luôn sáng tạo trong học hành cũng như công việc, nên đã giành được học vị giáo sư, học hàm tiến sĩ, góp phần đào tạo được vài chục tiến sĩ trên lĩnh vực khoa học sức bền vật liệu. Với uy tín nghề nghiệp, anh được Nhà nước cử ra Trường Sa tới 13 lần góp công sức xây dựng công sự bảo vệ biển đảo. Anh còn được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và vinh danh trí thức tiêu biểu…
Thầy giáo chủ nhiệm chuyển sang hỏi tôi với tư cách là lớp trưởng thời xa xôi ấy về những bạn học khác. Tôi kể với thầy nhóm năm bạn sau ngày tốt nghiệp cấp III là vào quân đội, tập luyện ở miền Bắc xong, hành quân vào chiến trường, trở thành lính sư đoàn Sao Vàng hoạt động tại chiến trường Khu 5. Trong một lần công đồn, tiểu đội trưởng Nguyễn Duy Thị, học sinh của thầy tiến về phía trước, chủ động nằm đè lên hàng rào giây thép gai làm cầu cho đồng đội vượt lên tấn công địch. Anh đã anh dũng hi sinh, được Tổ quốc ghi công.
Nghe chuyện cựu học trò của mình hi sinh, thầy lặng đi, rồi nhìn chúng tôi, thầy gật đầu, nói: “Các em đều đã thành công trong cuộc sống. Những từ “sáng tạo”, “chủ động”, “bền bỉ”, “hi sinh”… mà các em đã dùng khi thưa chuyện với thầy đều xuất phát từ “ý chí” và “nghị lực” của từng người được hun đúc trong “ý chí” và “nghị lực” của dân tộc”. Rồi với phong cách nhà giáo, thầy kể nhiều điều thú vị:
“Khi nhắc đến Việt Nam, nguyên ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump: “Nếu nước Mỹ hôm nay và ngày mai cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao với Việt Nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt sau: Chúng ta không thể lôi kéo họ về phía mình. Bởi họ có tinh thần độc lập và cảnh giác rất cao đối với những nước lớn.”. Ông Henry Kissinger nhấn mạnh: “Đặc biệt, Mỹ không nên tạo mối ác cảm thù địch với Việt Nam. Bởi có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh, nhiều người có cảm tưởng như dân tộc ấy đã bị cô lập, bỏ rơi. Thế nhưng ,“ý chí và nghị lực” của họ không bao giờ cạn nên họ luôn luôn đứng vững”