Những cánh chim không mỏi

Năm 2021 sắp đi qua với nhiều băn khoăn, lo lắng. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế đứt gãy, đời sống Nhân dân vất vả, bộn bề. Cả nước dốc toàn lực “chống dịch như chống giặc”. Cùng với khó khăn chung, nhiều tờ báo lao đao vì chỉ số phát hành giảm, phóng viên không thể tác nghiệp… Thậm chí có tờ phải xin đình bản một thời gian…

Tạp chí Người cao tuổi cũng không ngoại lệ, nằm trong vòng xoáy của lo toan giữa cân bằng phục vụ nhiệm vụ chính trị với gánh nặng “cơm áo, gạo tiền” cùng sự an toàn của mỗi cán bộ phóng viên và gia đình họ. Đặc biệt là đối với một tờ tạp chí phải tự chủ hoàn toàn về kinh tế, đối tượng bạn đọc là những người cao tuổi – đa phần là những người yếu thế trong xã hội, bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch.

Tuy nhiên, suốt một năm qua và cả thời gian đại dịch bùng phát ác liệt nhất đến nay, dẫu cho có vùng bị cách li, bị phong tỏa… Các phóng viên, cộng tác viên (CTV) dù phải tác nghiệp trong điều kiện dịch bệnh với sức ép tin bài lớn, giữa khó khăn của bệnh dịch bủa vây, Tạp chí Người cao tuổi chưa từng nghỉ phát hành một số báo nào, vẫn bảo đảm truyền tải thông tin nhanh, chính xác, chân thực nhất, vẫn kiên cường bám trụ, từng ngày, từng ngày đưa sản phẩm đến tay bạn đọc.

Được như vậy, bên cạnh sự nỗ lực, tận tâm của đội ngũ phóng viên, biên tập viên cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên còn được sự trợ giúp nhiệt thành, vô tư, cần mẫn của đội ngũ CTV – những cánh chim không mỏi.

Hội nghị CTV Tạp chí Người cao tuổi 	Ảnh Việt Hồng
Hội nghị CTV Tạp chí Người cao tuổi và trao giải cuộc thi thơ Tâm tình người người cao tuổi

15 năm công tác ở Báo Người cao tuổi nay là Tạp chí Người cao tuổi, tôi chưa thấy ở bất kì cơ quan báo chí nào mà tôi đã từng công tác có được đội ngũ CTV bền bỉ, thủy chung, yêu tờ báo một cách vô tư, không vụ lợi như ở đây. Thế nên, dù nhuận bút thấp so với mặt bằng chung, sự đãi ngộ còn nhiều thiếu sót. Nhưng không vì thế mà các CTV bỏ tờ báo ra đi. Ngày ngày họ vẫn có mặt đều đặn trên từng trang báo, trong mỗi chuyên mục, làm đầy thêm hòm thư điện tử bằng những tin tức cập nhật mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dịch Covid-19 kéo dài, không thể đi thực tế lấy tư liệu, nhiều CTV viết như “rút ruột”, như con tằm nhả những sợi tơ vàng óng bằng chính những trải nghiệm, kinh nghiệm sống, những phản biện xã hội sắc sảo, đa chiều về nhiều vấn đề mang tính thời sự cao như nhà báo Kim Quốc Hoa qua các chuyên mục “Trong mắt người già”, “Nghiên cứu – Trao đổi”; tác giả Quang Minh, Đặng Tài Tính, Phạm Như Hùng với “Cùng suy ngẫm” một cách thâm thúy, nhẹ nhàng, mang tính giáo dục cao… kịp thời phê phán những biểu hiện thiếu lành mạnh trong công tác phòng chống dịch, như thái độ lơ là, sự lo lắng quá mức của một số bộ phận Nhân dân, việc thông tin sai trái liên quan đến dịch bệnh, hiện tượng đầu cơ khẩu trang, nước rửa tay, đẩy giá, “thả nổi” giá kít test xét nghiệm, những nổi cộm trong việc phong học hàm, học vị, làm sách giáo khoa….

Với chuyên mục “Tuổi cao – Gương sáng” không thể không kể đến các tác giả Khúc Văn Quý, Long Vũ, Đinh Quang Huy, Ngọ Ngọc Thơ, Đặng Văn Quế, Trần Phương, Lê Văn Thơm với cách viết dung dị thông tin nhanh về NCT “nói hay, làm giỏi”, “tuổi cao chí càng cao” đóng góp trí tuệ, tinh thần cả vật chất cho xã hội, các hoạt động hỗ trợ NCT trong mùa dịch, như điểm phát khẩu trang miễn phí, điểm phát quà cho NCT nghèo, thủ tục nhận hỗ trợ theo các gói của Chính phủ và UBND thành phố. Kịp thời phản ánh, biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong hoạt động Hội, phòng chống dịch và hỗ trợ người dân, như các y bác sĩ cao tuổi, lực lượng vũ trang, các tổ Covid cộng đồng mà thành viên chủ yếu là NCT, các tổ chức, cá nhân đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay…

Về “Kinh tế - Xã hội”, “Văn hóa – Thể thao – Du lịch” nổi bật với thạc sĩ Trần Trọng Triết, các CTV Trương Anh Sáng, Tiên Sa, Trần Trọng Trung, Huy Hoàng… giúp bạn đọc hiểu biết thêm công tác điều hành kinh tế vĩ mô, có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội với những gam màu đan xen; những “điểm sáng” trong đầu tư, cùng cung cách làm giàu, cũng như những nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua đại dịch Covid-19; những danh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền của Tổ quốc… góp phần nội dung Tạp chí Người cao tuổi đa dạng, phong phú, trải đều trên các lĩnh vực cũng như địa phương của cả nước.

Nhờ sự giúp sức của CTV, Tạp chí Người cao tuổi đã thể hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến chống dịch Covid-19. Đó là, kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về công tác phòng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục, nhất quán và hiệu quả về công tác này, giúp NCT yên tâm và tin tưởng, đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của trong hoạt động phòng chống dịch. Thông tin của Tạp chí cơ bản đúng mực, phù hợp, không gây hoang mang, lo lắng nhưng cũng không làm dư luận chủ quan, thờ ơ.

Đặc biệt, Tạp chí Người cao tuổi là Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam, Tiếng nói của Người cao tuổi cả nước. Tạp chí dành một dung lượng tương đối lớn để phản ánh các mặt hoạt động của Hội NCT cả nước. Nếu không có các CTV, Tạp chí sao có thể cập nhật được hoạt động Hội tại cơ sở với 3 nhiệm vụ trọng tâm, 2 chương trình công tác lớn. Có căng hết mình các phóng viên tại tòa soạn, tại các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú may ra cũng chỉ “điểm danh” được hoạt động của Hội NCT 63 tỉnh, thành phố. Còn hoạt động của hàng vạn Hội NCT cơ sở đành “cậy nhờ” vào lực lượng CTV cũng chính là những cán bộ Hội mẫn cán như: Nguyễn Văn Bời, Nguyễn Thị Thu, Nông Ngọc Tăng, Đinh Công Thạo, Phạm Văn Phê, Nguyễn Ánh Hồng, Nguyễn Quốc Phong… Nhờ vậy, Tạp chí vẫn cập nhật tình hình hoạt động Hội tại các địa phương, tới tận chi hội… Biểu dương kịp thời nhân rộng, phổ biến những cách làm hay, những điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hoạt động, thiết thực động viên cán bộ, hội viên.

Bên cạnh mặt được, chúng tôi muốn giãi bày với các CTV một đôi điều… Vẫn biết các CTV hoạt động trong tình trạng “nhiều không”, thế nhưng mỗi mẩu tin, bài viết đều là những đứa con tinh thần mà mình “mang nặng đẻ đau”, thế nên rất cần được trân trọng, nâng niu, chỉn chu cả về đề tài và cách thể hiện.

Ngoài những lỗi về chính tả, chúng tôi rất vất vả trong khâu biên tập vì những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ ngữ, nhất là việc bảo đảm tính logic tác phẩm. Một số CTV vì quá “yêu” câu chữ nên viết dài dòng, lan man, nhiều đoạn trùng lặp khiến bài viết chất lượng thấp, phải gia công nhiều, mất đi cả bản sắc lẫn phong cách riêng của tác giả. Điều mà chúng tôi luôn muốn gìn giữ để tờ tạp chí được phong phú “sắc màu”.

Bên cạnh đó, có thể nói là một vấn nạn là tình trạng “thâm canh”. Chỉ một bài báo mà tác giả gửi vài ba cơ quan báo chí, đôi năm lại lấy ra gửi lại khiến đội ngũ BTV lúc nào cũng căng thẳng, chỉ lo đăng lại. Rồi nạn copy paste thường trực hằng ngày. Ít thì năm bảy câu, vài bốn đoạn… Nhiều thì lấy cả bài “thay tên, đổi họ” thành tác phẩm của mình. Chúng tôi không ít lần nhận được phản ánh của các tác giả về việc họ bị “đạo” bài, “đạo” ý tưởng, giải quyết những vụ việc như vậy không đơn giản một chút nào. Thậm chí làm nản lòng, làm “thui chột” sự sáng tạo cũng như ý muốn dấn thân vào cuộc sống thực tiễn những người viết chân chính…

Cuối năm nhìn lại, dù có đôi chút băn khoăn, nhưng chúng tôi nhận thấy mình “được nhiều hơn mất”, được sự tin yêu, cộng tác nhiệt tình của các CTV, “trăm suối vẫn đổ về sông” để chúng ta có được những sản phẩm “đúng - hay và đẹp” phục vụ bạn đọc. Ngôi nhà chung Tạp chí Người cao tuổi tuy không lộng lẫy nhưng luôn rộng mở, đủ ấm cúng để đón nhận những tác phẩm mới của CTV cả nước.

Kim Thoa

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về việc đọc sách.
Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.
Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…

Tin khác

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi
80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...
Xem thêm
Phiên bản di động