Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về việc đọc sách.

Trong cuốn “Búp Sen Xanh” của nhà văn Sơn Tùng có ghi lại lời tâm sự của người bạn thân thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Phạm Gia Cần: “Ở gần Thành, mình học hỏi được nhiều thứ, nhất là cách đọc sách”. Cũng trong cuốn sách này, lúc làm thầy giáo ở Trường Dục Thanh tại Phan Thiết, Người đã nung nấu việc lập ra một thư viện trong nhà trường để cho học trò có nhiều sách để đọc. Không kịp thực hiện điều ấy, trước lúc xuất dương tìm đường cứu nước (5/6/1911), Người đã để lại một số tiền góp vào quỹ xây dựng thư viện của Trường Dục Thanh.

Sau này, khi trả lời phỏng vấn Osip Mandelstam, phóng viên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ của Liên Xô vào tháng 12/1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đả kích chế độ thực dân Pháp rằng: “Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”.

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Trong hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đến các thư viện để đọc sách báo, đặc biệt là Thư viện quốc gia (Pháp) và Thư viện Đại học cộng sản của những người lao động Phương Đông, Thư viện Trường Quốc tế Lênin, Thư viện Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa (Liên Xô). Cứ có thời gian rảnh là Người lại đọc sách báo, thậm chí đọc đến nửa đêm. Trong bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (Báo Nhân dân, ngày 22/4/1960), Người nhớ lại: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” .

Bên cạnh đó, “Bản án chế độ thực dân Pháp” là cuốn sách tập hợp các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các tờ báo ở Pháp và ở Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1924. Cuốn sách gồm 12 chương và phần phụ lục được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán lao động ở Paris vào năm 1925. Cuối sách, Người còn giới thiệu về Trường Đại học cộng sản của những người lao động Phương Đông và thư gửi thanh niên Việt Nam. Cuốn sách này của Người đã làm sáng tỏ thêm quan điểm của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Giải thích việc viết và xuất bản cuốn “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải Kách mệnh. (2) Vì sao Kách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử Kách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Kách mệnh thì phải làm thế nào?... Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ… Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm Kách mệnh. Văn chương và hi vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Kách mệnh! Kách mệnh!! Kách mệnh!!!” . Do đó, trong cuốn sách “Đường Kách mệnh”, Người đã cho rằng các công nhân phải tổ chức công hội và nên “lập nơi xem sách báo” để mau chóng đi đến con đường cách mạng.

Ngày 28/1/1941 (ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ ngày 8/2/1941, Người ở và làm việc tại hang Cốc Bó ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trên một chiếc bàn đá, Người đã dịch cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm tài liệu hoạt động cho cách mạng Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), tại Việt Bắc, hằng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đọc sách với nhiều thể loại và từ nhiều nguồn khác nhau. Đó là sách của tác giả, của nhà xuất bản gửi biếu Người, sách của những cá nhân và tổ chức nước ngoài gửi tặng Người qua Bộ Ngoại giao hoặc các đoàn của ta đi công tác mang về… Sách báo đọc xong, Người thường gửi tới các nơi cần sử dụng. Những sách báo cần làm tư liệu, Người giữ lại, nhưng sử dụng xong lại gửi đi tới các nơi cần sử dụng.

Trong cuốn “Liên Xô vĩ đại” (xuất bản vào tháng 10/1957, nhân kỉ niệm 40 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Số sách vở nhiều hay là ít cũng chứng tỏ trình độ văn hoá của một dân tộc thấp hay là cao… Hiện nay mỗi năm Liên Xô xuất bản hơn 1.000 triệu quyển sách to và nhỏ bằng 122 thứ tiếng các dân tộc ở Liên Xô… Liên Xô có 392.000 thư viện... Các câu lạc bộ, nhà máy, nông trường, cơ quan, trường học nào cũng có phòng sách… gia đình nào cũng có một tủ sách”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái và có đạo đức”. Bởi vậy, sinh thời, Người đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Người nhận định: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”. Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lí lãnh đạo cần phải đọc để quản lí, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc”.

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Thị Lý kể: “Bác biết tôi cố gắng học văn hóa nhưng lại kém về môn Văn, nhiều lần tôi vào thăm, Bác dặn: Cháu kém về Văn thì phải siêng xem sách, đọc báo, đọc xã luận, nghe các chú nói chuyện. Đọc báo có đoạn nào hay thì đánh dấu vòng lại, lúc khác cần đọc lại. Đó là một cách học: Học từ sự kiên nhẫn”.

Vào năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tặng lại thanh niên xã Ngọc Thụy (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) một tủ sách hơn 200 cuốn được mua bằng tiền nhuận bút viết báo của Người. Đấy là những cuốn sách hay, những chuyện về người lãnh đạo giỏi, sách khoa học kĩ thuật nông nghiệp và những truyện cổ tích.

Bên cạnh đó, đồng chí Cù Văn Chước (Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh giai đoạn 1990-1999), người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ cắt những bài báo phản ánh về gương người tốt việc tốt dán thành từng chuyên đề gương chiến đấu, sản xuất, thiếu nhi học giỏi dũng cảm... Sau này, Người chỉ đạo đồng chí Hà Huy Giáp, Phan Hiền in thành các tập sách “Người tốt việc tốt”.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân

Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.
Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…
Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ
Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, vấn đề trọng tâm là phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong việc hình thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Xem thêm
Phiên bản di động