Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Kế thừa truyền thống đó, Đảng ta luôn xác định nêu gương là một phương thức và phong cách lãnh đạo không thể thiếu. Thực tế đã chứng minh từ ngày có Đảng, nêu gương của cán bộ, đảng viên không chỉ là động lực to lớn để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta chiến thắng mọi kẻ thù mà còn trở thành nét son văn hóa, mãi mãi soi đường cho cách mạng đi lên. Lịch sử gần một thế kỉ của Đảng cũng cho thấy, ngoài tấm gương Đức - Tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, còn có hàng triệu cán bộ, đảng viên noi gương Người, sáng ngời đức tài liêm khiết và kiên trung, bất khuất... làm lan tỏa, lay động tâm can các tầng lớp trong xã hội, góp phần tạo nên sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc; để Đảng ta, Tổ quốc ta vượt qua muôn trùng gian lao, thách thức, đạt được những kì tích và thành tựu huy hoàng hôm nay.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong thời kì đổi mới, tinh thần gương mẫu tiếp tục được các thế hệ cán bộ, đảng viên thổi hồn và nhân lên để Nhân dân tâm nguyện, học tập, làm theo. Thực tế chứng minh nơi nào, ở đâu và việc gì có nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu công tâm, gương mẫu, tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, luôn luôn đi trước, làm trước, dẫn đầu các phong trào yêu nước thì tất cả ý Đảng quyện chặt vào lòng Dân. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, có những lúc chúng ta cảm thấy rất đau lòng, xót xa trước một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí có nơi, có lúc, chiếm tới số đông phai nhạt lí tưởng, sa sút đạo đức, vi phạm kỉ luật, pháp luật. Thời gian gần đây, trong nhiều vụ đại án còn có không ít người từng giữ cương vị lãnh đạo cấp cao bị xử lí, cũng vì không gương mẫu, không luôn tu rèn phẩm chất nêu gương, nên không vượt qua được mọi sự cám dỗ và dục vọng của chủ nghĩa cá nhân. Bên cạnh đó, khi nhìn sâu vào trong hệ thống chính trị, chúng ta còn thấy tồn tại một hiện tượng "lừa đảo chính trị" bằng nêu gương nửa vời, nêu gương trá hình. Vẫn còn những cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao bề ngoài rất chỉn chu, cần mẫn, có phương pháp, tác phong công bộc, luôn thuyết giảng lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân đặt lên hàng đầu, lấy kết quả cống hiến vào sự nghiệp chung làm trọng. Nhưng khi nhìn sâu vào góc khuất thì thấy họ lấy phương pháp, phong cách và cả đạo đức mị dân đưa lên trước, lên trên và lấy kết quả vun vén cho lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm làm trọng, nên bất chấp kỉ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Điều đáng nói hơn nữa, là đã có một số cán bộ suy thoái vừa có "tài" mị dân, vừa có tài ngụy trang làm "đệ tử" ngoan ngoãn hòng để vừa "ăn vụng dễ chùi mép" vừa để "núp bóng" leo lên đỉnh cao chức quyền. Cũng có không ít cán bộ cấp trên, cấp cao có "tài" đào tạo, nâng đỡ, bao che, vun vén lợi ích cho "đệ tử" để có thêm "thế lực" xây sân sau cho gia đình mình, phe cánh mình.

Hơn lúc nào hết, hiện nay là thời điểm Nhân dân mong đợi Đảng phải thần tốc xây dựng và nâng cao văn hóa nêu gương, lấy văn hóa nêu gương làm tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Cũng hơn lúc nào hết, lúc này là lúc các cấp ủy Đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy phải tự nghiêm khắc với lương tâm của mình, để thấm nhuần sâu sắc và chấp hành thật nghiêm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Những người tốt, việc làm tốt là vật liệu quý để xây nên con người mới, chế độ mới" và "Một tấm gương sáng hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền". Để văn hóa nêu gương thấm sâu vào thực tiễn, trở thành phong cách lãnh đạo hàng đầu của Đảng, trước mắt là lãnh đạo công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp. Các cấp ủy phải tập trung vào các giải pháp chủ đạo, trước hết là phải rà soát, kiện toàn trong sạch bộ máy làm công tác nhân sự, tất cả thành viên Ban nhân sự phải đi đầu nâng cao văn hóa nêu gương, phải hâm nóng trái tim của người đảng viên Cộng sản với con mắt tinh đời và "bộ lọc" thông tuệ. Trên cơ sở đó, coi trọng việc nâng cao chất lượng chính trị trong sinh hoạt Đảng, tăng cường và phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của vũ khí tự phê bình, phê bình; quản lí chắc và chặt tư tưởng cán bộ, đảng viên; siết chặt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên trong diện quy hoạch. Thực hiện nghiêm ngặt quy định, quy trình giám sát cán bộ, đảng viên, khuyến khích và tôn trọng quy định giám sát cán bộ, đảng viên của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của Nhân dân, của dư luận. Một biện pháp quan trọng nữa là phải thực hành nêu gương trong xử lí kỉ luật, pháp luật. Theo đó, nếu đảng viên, nhất là đảng viên giữ trọng trách trong Đảng khi đã vi phạm kỉ luật, pháp luật thì phải xử lí nghiêm khắc hơn bình thường, bất kể người đó là ai và những cán bộ, đảng viên đã vi phạm quy định trách nhiệm nêu gương hoặc có biểu hiện kém văn hóa nêu gương thì dù có công, có tài, có tiềm năng đến mấy cũng nhất quyết loại ra khỏi danh sách ứng cử, tái cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lí của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Nhất quyết không để lặp lại tình trạng bị động, bất ngờ liên tiếp xảy ra trong công tác nhân sự như vừa qua, để giữ nước, giữ Đảng từ khi Đảng, nước chưa có nguy cơ.

Làm được những điều nêu trên, Nhân dân sẽ tin tưởng và mong đợi tất cả thành viên lãnh đạo của các tổ chức Đảng từ cơ sở đến Trung ương; nhất là Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kì mới sẽ tỏa sáng văn hóa nêu gương, sẽ xứng đáng là tầng lớp tinh hoa của đất nước, và sẽ không còn để sót những "con sâu" làm rầu Đảng, rầu dân như hiện nay và những nhiệm kì trước. Đặc biệt Nhân dân tin tưởng và mong muốn từ nâng cao văn hóa nêu gương trong cán bộ, đảng viên, trước hết là Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV, chắc chắn từ nay tất cả ý Đảng sẽ ngày càng quyện chặt hơn vào lòng dân và lòng dân sẽ nhanh chóng đến tận trái tim của Đảng, để kẻ thù nào chúng ta cũng đánh thắng, mục tiêu cao cả nào chúng ta cũng đạt được.

Nguyễn Anh Liên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân

Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.
Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…
Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ
Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, vấn đề trọng tâm là phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong việc hình thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Xem thêm
Phiên bản di động