Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…
Thời gian chủ yếu được diễn tả trong tác phẩm kéo dài khoảng 7 tháng (từ đầu tháng 10/1953, tới đầu tháng 5/1954). Không gian trong tác phẩm tập trung vào các chiến trường trên toàn cõi Việt Nam, đặc biệt là khu Tây Bắc, Bắc Bộ với điểm nóng tột độ là Điện Biên Phủ.

Ngay từ phần đầu cuốn hồi ức, vai trò Ban Thường vụ Trung ương Đảng đứng đầu là Bác Hồ đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng. Tại Hội nghị Tỉn Keo của Ban Thường vụ, những câu hỏi hết sức ngắn gọn của Bác và những câu trả lời cũng hết sức ngắn gọn của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch Võ Nguyên Giáp đã làm nổi bật nội dung chủ yếu của Hội nghị Tỉn Keo... Chúng ta cũng được nghe lời kết thúc Hội nghị Tỉn Keo của Bác Hồ: “Tổng Quân ủy phải có một kế hoạch lâu dài về mọi mặt để đối phó với kẻ địch trên chiến trường toàn quốc, sau đó phải có một kế hoạch đẩy mạnh những hoạt động du kích tại đồng bằng Bắc Bộ. về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi nhưng hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải “thiên biến vạn hóa” (trang 29).

Thêm một câu nói vô cùng cô đọng nữa của Bác Hồ là: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Hai câu nói lịch sử của Bác chính là chỉ thị cao nhất của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã soi sáng toàn bộ chỉ đạo của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đối với các chiến trường cả nước, Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và soi sáng toàn bộ sự chỉ huy sáng suốt và quyết đoán của vị Tổng Tư lệnh đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Ngày 5/1/1954, sau khi chào tạm biệt Bác Hồ, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận. Tuy đã nhiều lần ra trận, nhưng chưa bao giờ Tổng Tư lệnh được chứng kiến một không khí phấn khởi, hào hùng lạ thường như lần này. Hiện lên trong cuốn hồi ức là hình ảnh rừng núi Điện Biên điệp trùng và hiểm trở, xa xôi và hẻo lánh.

Hầu hết tướng sĩ đều tin tưởng sự xuất hiện của 24 khẩu trọng pháo 105 li do Trung Quốc viện trợ sẽ làm cho hàng trăm công sự kiên cố (tức lô cốt boong-ke) của địch phải tan nát. Hấu hết đều tin tưởng phương án đánh tổng lực ở Điện Biên Phủ, đánh ào ạt chỉ trong vài ba ngày đêm, từ phía xung quanh lòng chảo và tiến lên đánh vào toàn bộ phân khu trung tâm của cứ điểm Điện Biên Phủ của địch, sẽ nhanh chóng mang lại chiến thắng. Hầu hết bộ đội khi đó đều tin tưởng ở sức mạnh của tinh thần quyết thắng của toàn quân. Bộ đội ta hào hứng sẵn sàng vượt mọi khó khăn để chuẩn bị bước vào giờ tổng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nhưng toàn thể mấy vạn tướng sĩ ở mặt trận đều hoàn toàn không biết rằng, khi mọi người hào hứng và tin tưởng thắng lợi sắp ở trong tay cũng chính là lúc vị Tổng Tư lệnh, bằng sự nhạy cảm của một thiên tài quân sự và bằng sự nhìn xa trông rộng của mình, bắt đầu cảm nhận có một cái gì khác lạ, có một cái gì không ổn về phía bộ đội ta trong quá trình chuẩn bị tổng tấn công, những điều đó báo hiệu lờ mờ một hiểm họa đang chực chờ quân ta.

Đạo làm tướng không cho phép ông bỏ qua những dấu hiệu khác thường và nguy hiểm có thể xuất hiện giữa một mặt trận vừa lớn vừa đặc biệt như trận Điện Biên Phủ. Đạo làm tướng đòi hỏi ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính mạng của toàn bộ lực lượng trọng pháo Việt Nam (gồm 2 tiểu đoàn 105 li) và toàn bộ lực lượng pháo phòng không Việt Nam (1 trung đoàn pháo 37 li) cùng mấy vạn chiến sĩ, tức hầu hết các đại đoàn chủ lực của toàn quân. Với trọng trách được giao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về thắng bại của trận Điện Biên Phủ.

Theo thói quen và phong cách “luôn luôn nghiên cứu thức tế, luôn luôn xuất phát từ thực tế, và luôn luôn phân tích thực tế” của mình, Tổng Tư lệnh đã bí mật và trực tiếp cùng hai cán bộ cấp dưới đều nghiên cứu kĩ lưỡng sự chuẩn bị hết sức công phu và giàu kinh nghiệm của chiến dịch để từ đó đi đến quyết định về vấn đề cách tiến công, về vấn đề cánh đánh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy: Địch đang gấp rút tăng cường quân số, tăng cường lương thực, tăng cường vũ khí, tăng cường bố phòng mọi mặt cho Điện Biên Phủ. Đồng thời ngoài những điểm yếu cơ bản, địch có nhiều điểm mạnh hơn hẳn quân ta như: Pháp có không quân hiện đại, có xe tăng, có trọng pháo 155 li và hệ thống lô cốt ngầm dày đặc với nhiều loại vũ khí cực mạnh. Pháp lại có nhiều đơn vị thiện chiến, giàu kinh nghiệm chiến đấu theo chiến thuật phòng ngự tích cực tại những nơi lô cốt ngầm. Ngoài ra, quân đội Pháp còn được Mỹ giúp đỡ nhiều về vật chất và động viên mạnh mẽ về tinh thần…

Bác Hồ chỉ đạo trận Điện Biên Phủ.
Bác Hồ chỉ đạo trận Điện Biên Phủ.

Từ đó, một sự tiên đoán đến trong tâm trí vị Tổng Tư lệnh rằng: Nếu tiến công Điện Biên Phủ, thì mấy vạn bộ binh của ta, không có không quân yểm trợ, không có xe tăng, không có pháo lớn 155 li, dưới bão bom của không quân Pháp, liệu có thể ào ạt băng qua cánh đồng Mường Thanh để tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm hùng mạnh như vậy trong vài ba ngày! Vấn đề sống chết lúc này là phải lập tức tìm cho ra bằng được một cách tiến công phù hợp, một nghệ thuật quân sự thích hợp. Vẫn biết chiến lược chung của cách mạng Việt Nam khi đó là tiến công, tiến công liên tục. Nhưng ở Điện Biên Phủ, tiến công bằng cách nào, tiến công như thế nào để vừa giành được toàn thắng ở mức cao nhất lại có thể giảm thấp sự mất mát xương máu của mấy vạn tướng sĩ thuộc những đơn vị chủ lực mạnh nhất của ta khi ấy.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc phải giải một bài toán mới lạ và cực kì hóc búa trong tình trạng khẩn cấp, một lời giải lầm lẫn, dù nhỏ, về cách tiến công, về cách đánh, vào giờ phút quyết liệt nhất, sẽ dẫn đến một sự tan rã của hầu hết lực lượng pháo binh non trẻ duy nhất và hầu hết các đơn vị chủ lực mạnh nhất của ta. Và nếu như vậy, kháng chiến chống thực dân Pháp của ta sẽ đi vào bế tắc. Vấn đề sống chết và khẩn cấp đặt ra lúc này chính là “Trách nhiệm trước vận mệnh cuộc kháng chiến, chính là trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc của Tổng Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Thời gian không chờ đợi, tình thế gấp gáp. Theo kế hoạch đã được chuẩn bị, đúng 17 giờ ngày 26/1/1954 là thời điểm tổng tấn công. Cả đêm 25/1/1954, Đại tướng không ngủ, trăn trở suy nghỉ các phương án. Hình ảnh vị tướng với nắm ngải cứu buộc quanh đầu vào buổi sáng hôm sau là hình ảnh chân thực và xúc động nhất. Ông không thể để mấy vạn bộ đội tinh nhuệ, cái vốn cơ bản và quý báu nhất do 7 năm kháng chiến tôi luyện bị nướng cháy trong vài ba ngày đêm ở lòng chảo Điện Biên Phủ. Phải có ngay giải pháp quyết định trong giờ phút quyết định cho trận chiến sinh tử. Phải đặc biệt bình tĩnh, đặc biệt kiên nhẫn và đặc biệt kiên quyết. Đặt lại toàn bộ vấn đề cách thức tổng tấn công, đặt lại vấn đề cách đánh trước toàn thể Đảng ủy chiến dịch. Sau đó nữa chính là đích thân Tổng Tư lệnh, nhân danh Bí thư Đảng ủy Chiến dịch sẽ đưa vấn đề thay đổi cách tiến công, thay đổi toàn bộ cách đánh địch ra trước toàn thể Đảng ủy Chiến dịch trong một cuộc họp bất thường và khẩn cấp để bàn bạc dân chủ.

Sáng 26/1/1954, cuộc họp diễn ra. Từ Tham mưu trưởng Chiến dịch, Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch, đến Chủ nhiệm Cung cấp Chiến dịch, tất cả đều nêu những lí do đơn giản nhưng rất chính đáng: Công tác chuẩn bị mọi mặt theo phương án đánh nhanh, thắng nhanh đã được hoàn thành về cơ bản, toàn thể các đơn vị đang náo nức chờ đợi trận đánh mở màn, và lương thực cũng chỉ đủ cung cấp trong ít ngày, nếu đánh kéo dài, bộ đội không có gạo ăn. Vì vậy ai nấy đều muốn thực hiện phương án cũ. Quyết tâm nổ súng lúc 17 giờ ngày 26/1/1954. Cuộc họp diễn ra căng thẳng và phải tạm dừng để các thành viên vừa giải lao vừa suy nghĩ thêm. Không khí trở nên nghiêm trọng bao phủ căn hầm chỉ huy của Đại bản doanh Chiến dịch. Về phần mình, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp vẫn hoàn toàn tin tưởng ở sự sáng suốt của Đảng ủy.

Khi xong giải lao, cuộc họp Đảng ủy Chiến dịch lại tiếp tục, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bình tĩnh và nghiêm giọng nói: Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định, vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng. Trước khi tôi lên đường ra trận, Bác Hồ đã trao nhiệm vụ: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”. Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: “Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm hay không?”.

Trước câu hỏi đanh thép và nóng bỏng ấy, trước tỉ lệ phần trăm chắc nịch, trước phương pháp làm việc hết sức dân chủ và đầy tinh thần trách nhiệm của vị Tổng Tư lệnh, các Đảng ủy viên đã phải cân não và đều lượt trả lời: “Không thể!”.

Như vậy là rõ, phương pháp đánh nhanh, thắng nhanh không chắc chắn thắng. Mà đã không chắc chắn thắng thì không đánh. Nhưng không đánh, trong trường hợp này không hề có nghĩa là giải binh, không hề có nghĩa là từ bỏ cuộc đại tổng tiến công vào tập đoàn cứ điểm cực kì hiểm độc và cực kì hùng mạnh Điện Biên Phủ. Trái lại quyết tâm tiến công quyết liệt giành toàn thắng tại Điện Biên Phủ phải mạnh hơn gấp đôi. Vấn đề cốt tử là “Tấn công như thế nào, đánh như thế nào”. Nói một cách cụ thể hơn thì vấn đề cụ thể là “thay đổi toàn bộ cách tiến công. Thay đổi toàn bộ cách đánh”, để vừa giành được toàn bộ phần thắng ở mức cao nhất, lại vừa giãm thấp nhất sự hi sinh xương máu của các chiến sĩ tại chiến trường.

Với tư cách Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định: Hoãn giờ tổng tấn công. Toàn mặt trận chuyển ngay sang thực hiện phương án mới, đánh chắc, tiến chắc. Pháo binh phải kéo pháo ra, đặt pháo theo những vị trí an toàn hơn, bí mật hơn và chuẩn xác hơn…

Trong hồi kí một quyết định khó khăn nhất, nhà văn Nguyễn Đình Thi kể lại: Ngay sau cuộc họp lịch sử đó, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cho mời nhà văn lên đại bản doanh. Sáng hôm sau 27/1/1954, tại hầm chỉ huy, vị Tổng Tư lệnh nói với nhà văn: Đại đoàn 316 sẽ làm đường, anh đến sớm ở đó, theo dõi và viết bài để in ngay tại mặt trận trên báo Quân đội Nhân dân.

Nhận được báo cáo của Tổng Tư lệnh, Ban Thường vụ Chiến dịch, đứng đầu là Bác Hồ hoàn toàn nhất trí. Vì vậy, công tác chuẩn bị đã kéo dài thêm nhiều tuần lễ nữa. Đúng 17 giờ 5 phút ngày 13/3/1954, cuộc tổng khai chiến Điện Biên Phủ bắt đầu, cuộc đại tiến công vào cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Phương án đánh chắc, tiến chắc trong trận quyết chiến, chiến lược ở Điện Biên Phủ cuối cùng đã giành được toàn thắng cao nhất với sự hi sinh xương máu thấp nhất của chiến sĩ. Nghệ thuật quân sự đánh chắc, tiến chắc của vị Đại tướng huyền thoại tại Điện Biên Phủ đã bảo toàn được cơ bản tính mạng mấy vạn tướng sĩ tinh hoa của cuộc chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định việc giải phóng Thủ đô Hà Nội mà không đổ máu, không mất một mũi tên hòn đạn.

Phải đánh và chiến thắng ở mức cao nhất đi đôi với giảm thấp nhất sự hi sinh xương máu của tướng sĩ, nguyên tắc đó vừa là một luận điểm lớn của chiến tranh chính nghĩa xưa nay của loài người (nhưng khó thực hiện), vừa là một trong những luận điểm lớn của tư tưởng quân sự của Đảng ta. Luận điểm này là một trong những đóng góp lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thực tiễn chiến trường và vào sự phát triển lí luận quân sự Việt Nam và thế giới ngày nay.

“Hội nghị Tỉn Keo” là một chương trung thực lạ thường, hiện thực lạ thường và lôi cuốn lạ thường về hình ảnh Ban Thường vụ (tức Bộ chính trị) đứng đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc Bác Hồ đã chỉ đạo giai đoạn cuối của công cuộc kháng chiến chống Pháp của cách mạng Việt Nam. Nói cách khác, với “Hội nghị Tỉn Keo”, nhà văn Hữu Mai đã phác thảo một bức tranh truyền thần hiếm có và đặc sắc nhất về một cuộc họp trọng đại của Bộ Chính trị, do Bác Hồ chủ tọa. Quyết định khó khăn nhất là một chương tuyệt diệu. Với chương này, Nhà văn Hữu Mai đã dựng lại được một đoạn phim tư liệu lịch sử vô giá về đạo đức làm tướng, về tinh thần trách nhiệm trước dân tộc, về phong cách chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp huyền thoại.

Nguyễn Tấn Tuấn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nguồn gốc nghệ thuật Bài chòi

Nguồn gốc nghệ thuật Bài chòi

Người dân Kinh Bắc say mê dân ca Quan họ, người Phú Thọ yêu hát Xoan, người Nam Bộ say mê và tự hào với Đờn ca tài tử, thì người dân Trung Bộ cũng thỏa nguyện khi nghệ thuật hát Bài chòi trở thành Di sản Văn hóa vi phật thể đại diện nhân loại…
Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng đời sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác, đặc biệt học tập và làm theo tấm gương tinh thần trách nhiệm, phong cách khoa học của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng...
Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em… Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm đó không dễ dàng, bởi đâu đó vẫn còn những trẻ em chưa thực sự được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy yêu thương…
Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu làm lao công đi tìm đường cứu nước. Một năm sau, cũng tại nơi này, người thợ trẻ Tôn Đức Thắng cũng xuống tàu làm thợ và sang Pháp tìm cách giúp đồng bào mình thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than.

Tin khác

Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số
Mạng xã hội (MXH) là nơi để tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Tuy có đủ các loại thông tin nhưng thật giả lẫn lộn, có cả sự bịa đặt hay vu khống. Vấn đề đặt ra là phải hết sức thận trọng khi tiếp nhận thông tin và phải biết chọn lọc thông tin qua MXH...

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về việc đọc sách.

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ
Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi
80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Xem thêm
Phiên bản di động