Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Còn nhớ, khi vào tuổi mười tám, đôi mươi, người thanh niên yêu nước dân tộc Tày ở vùng đất biên ải đã quyết tâm ra đi làm cách mạng. Tại Quảng Tây (Trung Quốc), ông tham gia tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và sớm trở thành đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và nhiệt thành của mình, đặc biệt là trên cương vị Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, ông đã có những đóng góp quan trọng tới thắng lợi của đường lối lãnh đạo của Đảng. Bác Hồ đã từng khẳng định, cùng với các đồng chí như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Hoàng Văn Thụ và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hi sinh hết thảy, hi sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc.

Là một nhà cách mạng yêu văn thơ và hay sáng tác thơ văn, nên trước khi bị đưa ra trường bắn, ông đã làm bài thơ gửi cho bạn tù, đồng thời là người bạn đời đã đính ước, đồng chí Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân)- bài thơ “Nhắn bạn”- một bài thơ thể hiện khí phách kiên cường của người cộng sản: “Việc nước xưa nay có bại thành/ Miễn sao giữ được chọn thanh danh/ Phục thù, chí lớn không hề nản/ Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành/ Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm/ Chí còn theo dõi buổi tung hoành/ Hỡi bạn gần xa đang chiến đấu/ Trước sau xin giữ tấm lòng thành!”.

Tượng đài Hoàng Văn Thụ
Tượng đài Hoàng Văn Thụ

Bài thơ thể hiện ý chí sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, dù “ngọc nát” còn hơn “giữ ngói lành”, sự kiên trung đến giây phút cuối cùng của người chiến sĩ cách mạng. Cho đến bây giờ, bài thơ vẫn còn nguyên giá trị. Năm 1994, bài thơ được khắc vào bia đá đặt tại khuôn viên tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ ở TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trước bài thơ “Nhắn bạn”, năm 1940, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng Hoàng Văn Thụ còn có bài thơ “Đoạn tuyệt” một bài thơ hay thể hiện được chí khí “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Theo nguồn tư liệu đáng tin cậy thì, trước khi đi hoạt động cách mạng, ông đã được cha mẹ cưới cô gái người dân tộc tên Nông Thị Bay, con gái ông đội Hiển, một võ quan sơ cấp của Pháp. Ông Hiển đã nhiều lần viết thư dụ Hoàng Văn Thụ về hợp tác với Pháp để có một cuộc sống vinh hoa, phú quý. Nhưng ông viết bài thơ Đoạn tuyệt để khẳng định quan điểm của mình: “Đọc mấy lời trong thư cha dụ dỗ/ Dòng lệ con hoen ố mảnh nhung y/ Nhớ ngày nào con cất bước ra đi/ Trong trí dũng con ghi đầy kiêu hãnh!/ Kìa lưỡi kiếm máu quân thù còn dính/ Mà anh hùng tim lạnh bả hư vinh/ Trong phong ba vùng vẫy bóng ngạc kình/ Tham mồi béo nên nộp mình cho ngư phủ/ Chốn rừng xanh tung hoành con mãnh hổ/ Ham mồi ngon nên ủ rũ chốn chuồng con!/ Bả vinh hoa làm mờ mịt cả tâm hồn/ Nào lay chuyển lòng son dạ sắt!/ Núi Hồng Lĩnh còn mịt mù u uất/ Dòng Nhị Hà còn chứa chất hờn căm/ Thì đời con là của cả giang sơn/ Dù giá rét mưa đông chi xá kể/…/ Cha hít thở những hương trầm thơm ngát/ Pha những mùi máu thịt của lê dân/ Thì mũi con đang ngạt thở, cổ khô khan/ Tai vọng tiếng hờn oan bao thảm cảnh/…/ Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều/ Con tận tụỵ với tình yêu Tổ quốc/ Cha thì đem tài năng và trí óc/ Mưu vinh thân là mục đích cuối cùng/ Thì con đang mang xương trắng máu hồng/ Để cứu vớt non sông là ý nguyện…”.

Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài thơ chữ Hán, mà một trong số đó có bài “Nguyệt ảnh”, tạm dịch là “Trăng soi”: “Trăng sáng lung linh chiếu khắp nơi/ Những ai đau khổ, những ai cười/ Những ai đầm ấm đêm sum họp/ Bao kẻ lênh đênh ở cuối trời” (1941). Đây là bài thơ ông làm trong chuyến đưa các đại biểu từ miền xuôi lên Pác Bó dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII. Đặc biệt, ông còn là tác giả của bài “Sli cách mạng”, dựa theo điệu Sli (Si)-lượn của đồng bào Tày-Nùng Việt Bắc. Trong đó có những câu thơ mãi nhớ: Người ta vẫn gọi xứ Đông Dương, xứ đẹp giàu/ Nhưng nay co quắp như con nhộng/ Chưa mọc cánh bay ra cuộc sống/ Từ Mục Nam Quan tới Cà Mau/ Sli ca nhiều tiếng, áo nhiều màu/ Muôn vạn trái tim cùng đập nhịp/ Muốn thoát xiềng gông, muốn ngửng đầu…

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cũng như những dòng thơ đầy chất “thép” mà vẫn mênh mông bát ngát tình của ông đã tạo nên nguồn cảm hứng cho giới văn nghệ sĩ và đồng bào, đồng chí sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. Đáng chú ý là nhà cách mạng, nhà thơ, đồng thời là một trong những vị lãnh tụ tiền bối của Đảng - đồng chí Trường Chinh (bút danh Sóng Hồng) đã có những vần thơ như neo, như khắc làm lay động lòng người: “Hôm nay đứng trước mộ anh/ Bùi ngùi nhớ lại/ Những năm tháng cùng nhau bôn ba xuôi ngược/ Tuyên truyền cổ động, chinh phục lòng người/ Nhớ những khi ấp ủ giữa lòng dân/ Chia bát cơm khoai, bẻ đôi củ sắn/ Nhớ những phen thoát vòng vây địch/ Ngủ bờ ngủ bụi, vượt mọi chông gai/ Nhớ những độ lội suối trèo non/ Gặp bạn gần xa, ra vào biên giới/ Nhớ những đêm chụm đầu suy nghĩ/ Xem xét tình hình, bàn bạc phương châm, đường lối/ Và những lúc tìm nhân chắp mối, gây lại phong trào/ …/ Hỡi anh/ Người bạn chiến đấu quang vinh/ Người cộng sản anh hùng/ Đã cảm tử cho Đảng quyết sinh/ Anh nằm đây, nhưng chí anh vẫn/ Dọc ngang trời đất, Bốn biển tung hoành/ Anh không chết/ Không, anh vẫn sống” (Viếng mộ anh Hoàng Văn Thụ).

Tấm gương sáng trong của ông không chỉ là nguồn cảm hứng cho đồng đội, đồng chí cùng thời, mà còn là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp nối trên tất cả các lĩnh vực về văn học nghệ thuật. Nhạc sĩ Phạm Minh đã từng gọi ông là “Ánh sao tỏa sáng khắp nơi nơi”. Còn nhà văn Nguyễn Xuân Hưng dựa trên tiểu thuyết “Hoa bất tử” của nhà văn Nguyễn Trường Thanh, để viết kịch bản cho bộ phim “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, do Hãng phim Hội Nhà văn sản xuất. Bộ phim xoay quanh cuộc đời chiến đấu của người Cộng sản kiên trung, đồng chí Hoàng Văn Thụ. Phim cũng có hình ảnh một số nhân vật lịch sử, những người bạn chiến đấu của Hoàng Văn Thụ như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Tô Hiệu, Hoàng Ngân... “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ” còn là tên một tác phẩm của nhà văn Tô Hoài được bạn đọc cả nước yêu thích.

Có thể nói, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, thơ ca, âm nhạc ca ngợi tấm gương người chiến sĩ, liệt sĩ cách mạng anh hùng Hoàng Văn Thụ còn đó rất nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng, ông không chỉ là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam mà còn là một cán bộ không ham danh lợi, sống bình dị, nêu gương sáng về sự trung thành, lòng tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; mẫu mực về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị, chí công vô tư… Vì vậy, hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thì việc học tập tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của các vị lãnh đạo tiền bối, trong đó có đồng chí Hoàng Văn Thụ, để qua đó mà sửa mình, mà nỗ lực phấn đấu vươn lên xây dựng đất nước mạnh giàu, đưa Việt Nam vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu, như Bác Hồ mong đợi lúc sinh thời.

Vâng, “Anh Thụ ơi! Kìa xem muôn vạn/ Lớp hùng binh ngạo nghễ tưng bừng/ Tuốt gươm thề thốt vang lừng/ Gương Hoàng Văn Thụ ta cùng noi theo…”.

Nguyễn Thị Thọ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động