Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn

Đời sống 01/06/2021 08:15
Trong bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” viết năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về nỗi cực khổ của thiếu nhi Việt Nam khi đất nước còn chưa được độc lập: Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng/ Học hành giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa/ Sức còn yếu tuổi còn thơ/ Mà đã khó nhọc cũng như người già/ Có khi lìa mẹ lìa cha/ Để làm tôi tớ người ta bên ngoài. Do đó, Người mong muốn: Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây/ Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.
Trước đó, vào cuối năm 1923, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo học Trường Đại học Cộng sản của những người lao động Phương Đông do Quốc tế Cộng sản thành lập tại Liên Xô.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi Liên Xô. Ảnh tư liệu lịch sử. |
Sau Đại hội V Quốc tế Cộng sản (6/1924), Người được bầu làm Ủy viên thường trực Bộ Phương Đông, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản. Sau đó, Người được Quốc tế Cộng sản cử hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngày 22/7/1926, Người đã viết thư gửi Ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong Lênin (Liên Xô) nói rõ: “Chúng tôi có tại đây một nhóm thiếu niên Việt Nam. Tuổi các em từ 12 đến 15. Đó là các thiếu niên cộng sản đầu tiên của nước Việt Nam. Khi chúng tôi nói với các em về cuộc cách mạng Nga, về Lê-nin và về các bạn, những người Lê-nin-nít Nga trẻ tuổi thì các em rất sung sướng và đòi hỏi được đến với các bạn để thăm các bạn, học với các bạn và cũng như các bạn để trở thành những người Lêninnít trẻ tuổi chân chính. Chúng tôi đã hứa với các em là sẽ viết thư cho các bạn về vấn đề này. Và giờ đây tôi đã làm việc ấy. Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ không từ chối tiếp nhận 3 hay 4 bạn nhỏ Việt Nam của các bạn có phải không?”. Đề nghị trên của Người đã được phía Liên Xô đáp ứng một cách nồng nhiệt. Tuy nhiên, tình hình chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) sau đó diễn biến phức tạp nên chủ trương này không thực hiện được.
Sau này, khi Liên Xô - Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, việc đưa thiếu nhi Việt Nam sang Liên Xô học tập đã được thực hiện. Năm 1959, trong dịp sang thăm hữu nghị Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các cháu thiếu nhi Việt Nam đang học ở Mát-xcơ-va. Người căn dặn: “Các cháu cố gắng học tập để sau này về phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc, góp sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, để xứng đáng là người đã được Ðảng, Chính phủ, Nhân dân và thầy giáo Liên Xô săn sóc, dạy bảo, để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, cho chủ nghĩa cộng sản mà các cháu đang làm và sau này các cháu phải làm”.
Ngày 15/5/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho các cháu thiếu nhi. Trong thư Người căn dặn: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh”.
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” (Báo Nhân Dân, số 5526). Người nhấn mạnh: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”.