Nguyên Chủ tịch thị trấn và nguyên Chủ tịch, Bí thư Huyện ủy đều khẳng định đất thu hồi là của gia đình cụ Thị Sảnh
Pháp luật - Bạn đọc 12/08/2022 08:36
Gần 40 năm đi đòi quyền lợi vì bị thu hồi 4.500m2 đất
Trao đổi với phóng viên, ông Danh Leo (con trai cụ Thị Sảnh và là người được cụ Sảnh ủy quyền) cho biết, gia đình ông có mảnh đất diện tích 5.400m2 ở khu phố 2, thị trấn Thứ Ba. Mảnh đất này do bố mẹ ông khai phá, canh tác trước năm 1954. Khi làm Quốc lộ 63 đi qua, mảnh đất 5.400m2 của gia đình ông bị chia làm 2 phần, phần đất diện tích 4.500m2 nằm phía trên Quốc lộ 63, phần đất có diện tích 900m2 nằm cặp kênh Xẻo Rô.
Vị trí mảnh đất của gia đình cụ Thị Sảnh |
Phần đất có diện tích 4.500m2, gia đình ông trồng cây ăn quả, hoa màu,... nuôi sống gia đình, còn phần đất có diện tích 900m2 ở cặp mé sông được gia đình ông cất nhà để buôn bán sinh sống từ năm 1954 đến nay.
Năm 1983, chính quyền huyện An Biên đến “vận động” gia đình ông cho mượn một diện tích đất (nằm ở phần đất có diện tích 4.500m2) để mở lối đi ra sân bóng của huyện An Biên. Nhưng sau đó, chính quyền lại cho biết, đất của gia đình ông trước đây là Đồn cảnh sát ngụy, nên bị chính quyền huyện An Biên (thời kì đó) vào đập phá toàn bộ căn nhà, chặt phá toàn bộ cây cối và phá hủy toàn bộ tài sản trên đất mà không có bất kì một văn bản hay quyết định trưng dụng, thu hồi gì.
Gia đình cụ Thị Sảnh phản ánh sự việc |
Lúc này, cụ Sảnh và các con bắt đầu khiếu nại từ thị trấn đến huyện An Biên nhưng chính quyền địa phương không giải quyết. Sau đó khu đất bị bỏ hoang đến năm 1993 mới có quy hoạch xây nhà thiếu nhi.
Đến năm 1993, huyện An Biên chính thức công cố quy hoạch xây dựng nhà thiếu nhi, có 18 hộ dân có đất trong quy hoạch. Theo thông báo về kết quả bình xét số hộ chính sách trong khu giải tỏa được tạm cấp nền nhà ở trong khu quy hoạch tổng thể của cụm hoạt động Văn hóa thể thao huyện An Biên tại thị trấn Thứ Ba, ngày 3/3/1993, Ban Chỉ đạo xây dựng huyện An Biên lúc bấy giờ đưa ra phương án giải quyết việc đền bù, hỗ trợ cho gia đình cụ Sảnh.
Thông báo về kết quả bình xét số hộ chính sách trong khu giải tỏa được tạm cấp nền nhà ở trong khu quy hoạch tổng thể của cụm hoạt động VHTT-TT huyện An Biên |
Cụ thể: “Đối với diện tích đất cặp kênh Xẻo Rô, UBND huyện quyết định bồi thường để mở rộng bến đò. Nếu gia đình cụ Thị Sảnh chấp hành, Ban chỉ đạo sẽ xét cấp cho gia đình cụ 1 nền nhà ở trong phạm vi quy hoạch. Còn phần đất phía trên Quốc lộ 63, nằm trong phạm vi giải tỏa xây dựng khu văn hóa, giao cho Ban Chỉ đạo và thị trấn tiếp tục xác minh, nếu gia đình cụ Thị Sảnh có quyền sử dụng đất như đơn yêu cầu, UBND huyện sẽ làm thủ tục bồi thường theo đúng như Nhà nước quy định”. Tuy nhiên, sau gần 40 năm khiếu nại, đến nay, quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình cụ Sảnh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Ông Danh Leo cho biết thêm, nguyện vọng của gia đình là hoàn toàn chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, khi thu hồi đất của gia đình ông phải đúng các quy định của pháp luật. Trường hợp đất của gia đình ông bị chính quyền huyện An Biên thu hồi mà không có bất kì văn bản hay quyết định nào là có dấu hiệu trái luật. Vì vậy, ông đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang và UBND huyện An Biên trả lại đất hoặc bồi thường đúng luật cho gia đình. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy định của pháp luật, gia đình hoàn toàn đồng ý trả lại đất cho Nhà nước, nhưng Nhà nước phải bồi thường, hỗ trợ cho gia đình ông theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Ông Danh Long, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Thứ Ba |
Ông Danh Leo kiến nghị: “Sau gần 40 năm “mòn mỏi” đi “kêu cứu” các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, đến nay, gia đình đã quá mệt mỏi, cạn kiệt về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe, nên đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang sớm giải quyết dứt điểm cho gia đình”.
Xác nhận và kiến nghị của những người trực tiếp“thu hồi” đất của cụ Thị Sảnh
Theo gia đình cụThị Sảnh, mặc dù nguồn gốc sử dụng đất đã rõ ràng, gia đình sử dụng liên tục, không bỏ hoang, tuy nhiên, trong các văn bản trả lời khiếu nại của UBND tỉnh Kiên Giang, UBND huyện An Biên lại cho rằng, đất của gia đình cụ bỏ hoang. Trả lời của tỉnh và huyện là không chính xác.
Ông Võ Minh Tý, nguyên Chủ tịch và Bí thư huyện An Biên (từ năm 1989 đến năm 2000) |
Xác nhận về việc này, ông Danh Long, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Thứ Ba cho biết: “Tôi là người trực tiếp đến nhà cụ Sảnh vận động giao đất cho Nhà nước. Tôi xin xác nhận, mảnh đất này đúng là của gia đình cụ Sảnh.
Tôi nhớ rất rõ, năm 8 tuổi (năm 1963), tôi đi học tại Trường Tiểu học xã Tây Yên, quận Kiên An, tỉnh Kiên Giang (nay là Trường Tiểu học thị trấn Thứ Ba), mỗi lần ra chơi, tôi thường xuyên đến nhà cụ Sảnh xin nước uống, phần đất trên lộ của gia đình cụ Sảnh có đất vườn, trồng cây dừa, xoài, chuối, mít và hoa màu… Còn phần đất dưới lộ (cặp sông) có nhà, đất thổ cư và trồng dừa.
Gia đình cụ Sảnh có Giấy Trích lục khai sinh cho con trai Danh Sâm lập ngày 22/2/1975 do chính quyền xã Tây Yên xác nhận.Từ trước đến nay, gia đình cụ Thị Sảnh có nhà tại địa chỉ này, sinh sống liên tục…