Ông Chau Sonn, người dân tộc Khmer vượt khó thoát nghèo

Từng là hộ nghèo do thiên tai, mùa màng thất bát, nay, gia đình ông Chau Sonn, dân tộc khmer ở tỉnh An Giang vươn lên khấm khá và là hộ thoát nghèo nhờ vào chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đến xã Núi Tô huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nhắc đến ông Chau Sonn, sinh năm 1963, ai cũng thán phục bởi sau thời gian vượt khó, ông trở thành tấm gương sáng của đồng bào dân tộc khmer thoát nghèo nhờ vào những chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Đoàn công tác của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn và cán bộ bảo trợ xã hội xã Núi Tô thăm hỏi cuộc sống vợ chồng ông Chau Sonn.jpg
Đoàn công tác của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn và cán bộ bảo trợ xã hội xã Núi Tô thăm hỏi cuộc sống vợ chồng ông Chau Sonn.

Một ngày trung tuần tháng 12/2023, đoàn công tác của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn cùng cán bộ bảo trợ xã hội của xã Núi Tô có dịp quay trở lại cộng đồng dân cư ấp Tô Hạ, một ấp đa số trong phum sóc là người dân tộc khmer sinh sống với nghề chăn nuôi, mua bán nhỏ, lẻ. Trong căn nhà mới, ông Chau Sonn dù chưa điều trị dứt hẳn căn bệnh trong cơ thể nhưng vẫn vui vẻ tiếp đoàn và phấn khởi nói: "Nhờ có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vợ chồng tôi được hỗ trợ xây dựng một căn nhà mới khang trang sạch đẹp hơn để che mưa, che nắng. Nhà xây dựng gần 70 triệu đồng trong khuôn viên đất ở của gia đình có diện tích hơn 32 m2. Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cấp 44 triệu đồng, còn lại vợ chồng tôi dành dụm đóng góp thêm. Có nhà mới để ở là nơi an cư lạc nghiệp, chúng tôi có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, cố gắng phấn đấu trong lao động sản xuất."

Cách đây hơn 15 năm, vợ chồng ông có 5 người con, lúc ấy các con còn nhỏ, cuộc sống vốn dĩ khốn khó lại thêm nhà đông miệng ăn không có thu nhập ổn định, khiến gia đình ông Chau Sonn lao đao, lâm vào cảnh nghèo túng. Dù có 3 công đất ruộng nhưng bất lực trong sản xuất lại vướng thêm căn bệnh viêm dạ dày nên ông Chau Sonn trở thành gánh nặng trong gia đình và xã hội. Năm tháng chống chọi với bệnh tật, thu nhập của vợ chồng ông Chau Sonn chỉ nhờ vào bán những loại cây gừng, nghệ, sả trồng để sinh sống hằng ngày. Làm gì để giảm tỉ lệ hộ nghèo? đó là nỗi trăn trở không chỉ riêng của lãnh đạo xã Núi Tô mà còn nỗi lo chung của toàn xã hội, trong đó cơ quan đóng vai trò nồng cốt là Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn.

Ông Chau Sonn 60 tuổi người vượt khó thoát nghèo vừa được hỗ trợ bò sinh sản từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.jpg
Ông Chau Sonn vừa được hỗ trợ bò sinh sản từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Năm 2023, khi trả sổ hộ nghèo cho chính quyền địa phương, ông Chau Sonn là thành phần thuộc hộ cận nghèo nằm trong diện được xét duyệt hỗ trợ bò giống để chăn nuôi cải thiện cuộc sống và nhà ở theo tiêu chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Sau khi nhận con bò cái có trị giá 19 triệu đồng về nuôi, hiện nay bò đang phát triển tốt, chuẩn bị sinh sản hứa hẹn sẽ có nguồn thu nhập đáng kể trong nay mai. Để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi, ông Chau Sonn cho biết: Con bò sau khi mang về được đưa vào chuồng nuôi sạch sẽ ngày và đêm đều giăng mùng cho chúng ngủ tránh muỗi đốt, mặt khác còn bảo quản vệ sinh môi trường xung quanh tránh mùi hôi thối ra phum sóc và nơi chăn nuôi tuyệt đối cách nhà ở khoảng 30m. Thức ăn hằng ngày phải đủ nguồn dinh dưỡng như rơm khô, cỏ tươi, nước uống và các phụ phẩm khác.

Nhận xét về tinh thần vượt khó, bà Sô Phia, cán bộ bảo trợ xã hội của xã Núi Tô cho biết, ông Chau Sonn là tấm gương người dân tộc có ý chí, nghị lực vươn lên để thoát nghèo. Dù khó khăn bệnh tật nhưng ông đã vượt qua nỗi đau nghịch cảnh, phấn đấu chăn nuôi giỏi, tiếp cận khoa học kỹ thuật trở thành nhân tố tích cực trong phong trào lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo trong xu hướng, nhịp sống mới. Từ những chính sách đúng đắn, hỗ trợ đúng người hy vọng thời gian tới ông Chau Sonn sẽ là chủ hộ thoát nghèo bền vững, cuộc sống sẽ dần dần ổn định, ấm no hơn vì được thụ hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2023 huyện Tri Tôn đã tập trung thực hiện đồng loạt 7 dự án, đặc biệt dự án 2 là tạo sinh kế cho người dân hộ nghèo, cận nghèo và dự án 5 tạo nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo. Huyện Tri Tôn đã xây mới và sửa chữa 493 căn nhà cho người kinh và người dân tộc, với tiêu chí 3 cứng đó là: cứng nền, cứng vách và cứng nóc; trong đó gia đình ông Chau Sonn là một trong những hộ chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước nên được thụ hưởng tiền cất nhà cùng với việc hỗ trợ tạo sinh kế nuôi bò sinh sản.

"Qua kiểm tra, tìm hiểu chăn nuôi trong thời gian ban đầu thì chúng tôi nhận thấy việc chăn nuôi mà ông Chau Sonn đang thực hiện đã phát huy rất tốt, chắn chắn sẽ là hộ thoát nghèo bền vững" - ông Tiêu Phú Long, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tri Tôn chia sẻ.

Vượt lên nghị lực, nén nỗi đau bệnh tật, ngoài chăn nuôi trồng trọt, thời gian rãnh rỗi, ông Chau Sonn còn tham gia làm công quả ở một ngôi chùa gần nhà và thường xuyên giúp đỡ bà con phum sóc cùng nhau phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. “Khi bò cái sinh sản, tôi quyết định giữ con giống và nuôi dưỡng bê con đến trưởng thành. Cuộc sống giờ cũng ổn định, thu nhập khấm khá hơn. Nhờ những đứa con đã lớn khôn và có thêm căn nhà mới khang trang, sạch đẹp tôi rất mang ơn Nhà nước có chính sách phù hợp tạo điều kiện để người khmer chúng tôi có cuộc sống tốt đẹp hơn, êm ấm và sung túc hơn. Vợ chồng tôi mong muốn nuôi bò sinh sản sẽ phát triển kinh tế gia đình trong những năm sau để không phải vướng vào cảnh tái nghèo, nặng gánh thêm cho xã hội”. Ông Chau Sonn bộc bạch.

Bảo Phong

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người có uy tín tiêu biểu ở Tân Tiến

Người có uy tín tiêu biểu ở Tân Tiến

Nhận xét về ông Hoàng Văn Hưng, sinh năm 1956, người có uy tín ở thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, ông Triệu A Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Đồn Đạc cho biết: Ông Hưng không chỉ là một đảng viên gương mẫu, mà còn là “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân.
Người đi “ngược nắng” ở Minh Hoà

Người đi “ngược nắng” ở Minh Hoà

Nhiều người bảo bà Hoàng Thị Anh, ở khu Minh Hoà, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là “gàn, dở”, khi bà đầu tư hàng trăm triệu để đưa nho sữa Hàn Quốc về trồng…
Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên địa bàn huyện.
Làm giàu từ nuôi chồn hương

Làm giàu từ nuôi chồn hương

Ông Đỗ Đình Quy ở ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thực hiện mô hình nuôi chồn hương sinh sản đạt hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.
Ông Minh nỗ lực phát triển kinh tế

Ông Minh nỗ lực phát triển kinh tế

Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo nên ông Vũ Văn Minh ở thôn Nam Ngoại Bắc, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định thấu hiểu được cái đói, cái nghèo ảnh hưởng đến gia đình ông như thế nào.

Tin khác

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa phong trào NCT làm kinh tế giỏi

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa phong trào NCT làm kinh tế giỏi
Phong trào NCT làm kinh tế giỏi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nhiều NCT trong tỉnh tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

Làm giàu từ nuôi cá chình

Làm giàu từ nuôi cá chình
Kinh qua nhiều nghề, nhưng ông Lê Quang Cao, ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn luôn ấp ủ khát vọng khai thác tiềm năng vùng phá Tam Giang. Ông đầu tư nuôi cá chình không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn mở ra cơ hội phát triển cho người dân trong vùng.

Người nặng lòng với “rượu cần Phú Túc”

Người nặng lòng với  “rượu cần Phú Túc”
Đến thăm cơ sở chế biến rượu cần Cơ Tu của Bí thư kiêm Trưởng thôn Lê Văn Nghĩa, 70 tuổi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; chúng tôi được ông Đinh Văn Trí, 76 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn Phú Túc cho hay: “Ngày trước ở thôn này, nhà nào cũng có vài ché rượu cần để trong nhà, sử dụng trong những dịp cúng bái, hiếu hỉ.

Làm giàu từ trồng na bở

Làm giàu từ trồng na bở
Bà Bùi Thị Ươm, 73 tuổi, thôn Núi Đanh, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh năng động, dám nghĩ, dám làm, đã áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất na bở theo quy trình VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm…

Làm giàu từ mô hình trang trại kinh tế VACR

Làm giàu từ mô hình trang trại kinh tế VACR
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Ngọc Sơn, khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh, trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Người bắt na ra trái theo ý muốn

Người bắt na ra trái theo ý muốn
Bằng đôi tay, cần cù chịu khó, vườn na không chỉ cho trái to, bán được giá mà những năm qua, ông Phương Văn Tiến, 71 tuổi, ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn “bắt” cây na ra trái theo ý muốn. Hiện nay, vườn na của gia đình ông cho thu nhập từ 100 đến 400 triệu đồng/năm.

Vươn lên từ những “bước chân tròn”

Vươn lên từ những “bước chân tròn”
Năm nay đã 76 tuổi, nhưng thương binh Nguyễn Quang Văn, ở phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn miệt mài lao động. Ông bảo: “Tôi quen lao động rồi, ngồi chơi không lại thấy buồn”.

Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”

Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”
Sáng 5/ 7/2024, tại TP Huế, Hội Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), Việt Nam; Tập đoàn Quế Lâm phối hợp với Hội NCT Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”.

Người chế tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nông dân

Người chế tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nông dân
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Lự, 61 tuổi, ở thôn Quang Húc, xã Đông Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ nông nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề cho nhiều lao động thuộc hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn...

Phụ nữ cao tuổi người Tày làm kinh tế giỏi

Phụ nữ cao tuổi người Tày làm kinh tế giỏi
Bà Trần Thị Lan, 63 tuổi, dân tộc Tày, hiện sống ở thị trấn Bình Liêu, nhưng bà sinh ra và lớn lên ở Vô Ngại, xã giáp biên giới của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, do đời sống của người dân Vô Ngại khó khăn, tồn tại nhiều hủ tục nên bà Lan mới học lớp 7 đã phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp đỡ gia đình.

Làm giàu từ nuôi gà mía

Làm giàu từ nuôi gà mía
Những năm qua, nhiều NCT ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội làm giàu từ chăn nuôi gà, trong đó có giống gà mía thuần chủng. Gà mía là giống đặc sản, dễ nuôi, thịt thơm ngon, thích hợp với điều kiện chăn thả tự nhiên.

Làm giàu từ nuôi Hươu sao

Làm giàu từ nuôi Hươu sao
Dù tuổi đã cao, sức khỏe giảm, nhưng với quyết tâm và nghị lực làm giàu trên quê hương, ông Nguyễn Đình Kiên, ở thôn 5, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn tìm hướng đi mới làm giàu từ mô hình nuôi Hươu sao.

Làm giàu từ trồng vải lai

Làm giàu từ trồng vải lai
Ở khu Cẩm Hồng, phường Phương Nam, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nhiều người biết đến ông Bùi Công Biểu, 67 tuổi, bởi ông có mô hình trồng vải lai cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những nỗ lực trong phát triển kinh tế của NCT Ba Chẽ

Những nỗ lực trong phát triển kinh tế của NCT Ba Chẽ
Có một thời, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là địa phương có nhiều thôn bản nghèo cao nhất trong tỉnh.

Nhiều người cao tuổi "khởi nghiệp" thành công từ trồng bưởi hữu cơ

Nhiều người cao tuổi "khởi nghiệp" thành công từ trồng bưởi hữu cơ
HTX Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội có tổng diện tích canh tác gần 80ha. Trong đó, hơn 25ha sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp hữu cơ gồm lúa và bưởi Diễn.
Xem thêm
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Tăng trưởng kép của Alana City khi hưởng lợi từ giao thông và khu công nghiệp

Tăng trưởng kép của Alana City khi hưởng lợi từ giao thông và khu công nghiệp

Hệ thống giao thông hiện đại, hoàn thiện tại Phú Giáo đã trở thành điểm thu hút đầu tư quan trọng tại tỉnh Bình Dương.
Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024

Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024

Chương trình Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024 được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác kinh tế với Thái Lan.
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.
Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A

Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A

5 năm trở lại đây, GELEX chưa có năm nào báo lỗ. Quy mô của GELEX cũng được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.
Định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ

Định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ

Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí của PV GAS tại khu vực Bắc Bộ với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan thành phố Hải Phòng. Về phía PV GAS có sự tham dự của Ban lãnh đạo PV GAS, các Ban chuyên môn, các đơn vị kinh doanh/đơn vị quản lý vận hành hạ tầng cơ sở công nghiệp khí của PV GAS trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phụ
PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (PV GAS SE) - Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – vừa được công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh” năm 2024. Lễ công bố và trao công nhận được tổ chức vào ngày 10/11/2024 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn

Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Tháo gỡ “điểm nghẽn”  thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường BĐS trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Xây dựng, lãnh đạo TP Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, BĐS…
Phiên bản di động