Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân

Tai nạn giao thông (TNGT) là hiểm họa thường trực đối với mỗi người tham gia giao thông, để lại hệ lụy nặng nề đối với nhiều gia đình và xã hội. Trước thực trạng đó, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông (ATGT) được xem là mục tiêu quan trọng trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, tiến tới xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn, góp phần giảm thiểu TNGT được các cấp, ngành chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ…

Thời gian qua, Ban ATGT các cấp chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, nhằm nâng cao ý thức chấp hành trật tự ATGT của người tham gia giao thông. Để công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả, Ban ATGT phối hợp các Bộ, ngành, đoàn thể có sự đổi mới, đa dạng nội dung lẫn hình thức phù hợp với từng địa phương, hướng đến các đối tượng trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải. Trong đó tập trung tuyên truyền quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe đạp điện, không chở quá số người quy định, không phóng nhanh, vượt ẩu. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của Nhân dân.

Trên thực tế, tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn còn xảy ra khá nhiều. Một số người khi tham gia giao thông sẵn sàng phóng nhanh, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm; chạy xe lạng lách, đánh võng; dàn hàng ngang trên đường; uống rượu bia say xỉn vẫn tham gia giao thông… Đặc biệt, tình trạng vi phạm ATGT trong học sinh ở các trường học còn khá phổ biến, nhất là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, ngồi trên xe gắn máy, điều khiển phương tiện đi thành hàng 3, hàng 4… Ngoài ra, tình trạng xe chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ gây cản trở và mất ATGT xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường.

Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân

Theo thống kê của Ban ATGT Quốc gia, trong những năm qua, TNGT mặc dù đã từng bước được kiểm soát, tuy nhiên, vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Tính riêng trong năm 2021, số vụ TNGT cả nước là hơn 11.000 vụ, trong đó 10,3% số vụ TNGT liên quan đến người dưới 18 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT, nhưng nguyên nhân hàng đầu vẫn là do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Vì vậy, để giảm nguy cơ và mức độ mất ATGT như hiện nay, giải pháp quan trọng là nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Với tinh thần “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, hơn lúc nào hết, người dân cần tự giác chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ để đem lại an toàn cho chính mình và cộng đồng. Mỗi người hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, như: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; không đi bộ dưới lòng đường; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông…

Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức, đoàn thể và các ngành chức năng phải nhận thức tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ATGT trong bảo đảm trật tự ATGT và xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, đơn vị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Ban ATGT phối hợp các ngành, địa phương tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, với nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp từng đối tượng. Trong đó, chú trọng đến việc hướng dẫn các kĩ năng tham gia giao thông an toàn, hậu quả của TNGT đối với bản thân, gia đình và xã hội… Đặc biệt, phát huy hình thức tuyên truyền qua hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng, như: Báo, đài truyền thanh, truyền hình và các trang mạng xã hội… để tạo sức lan tỏa rộng rãi trong Nhân dân.

Các ngành, đoàn thể phối hợp Công an các địa phương thường xuyên tổ chức đối thoại, tuyên truyền các chủ doanh nghiệp vận tải cam kết không giao xe cho người làm thuê lái xe vi phạm các quy định về trật tự ATGT (như: Chở hàng quá tải, vi phạm nồng độ cồn). Ngành Giáo dục và Đào tạo, các cấp bộ Đoàn tăng cường đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm ATGT trong hệ thống trường học, thông qua các buổi tọa đàm, diễn đàn, mít-tinh, lồng ghép qua các trò chơi hái hoa dân chủ, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí kết hợp với giáo dục pháp luật về ATGT trong thanh, thiếu niên, học sinh, như: “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Rung chuông vàng” tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, xây dựng góc tuyên truyền ATGT tại các trường học…

Trước tình trạng vi phạm Luật Giao thông vẫn còn xảy ra phổ biến và tình hình TNGT ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, để bảo đảm trật tự ATGT, cùng với sự nỗ lực của các ngành chức năng, người dân cần tự rèn luyện ý thức thượng tôn pháp luật và hành xử đúng mực trên đường. Làm tốt điều này là để bảo vệ ATGT cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông, đồng thời cũng là thể hiện nét đẹp văn minh, văn hóa của mỗi công dân.

Nguyễn Lang

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Cẩn trọng với mặt trái của việc trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Trẻ lạm dụng thiết bị điện tử, như: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, ti vi,… không chỉ gây hại đến sức khỏe, thị lực mà còn tác động xấu đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Việc sử dụng công nghệ không hẳn là xấu với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy xem xét tiêu cực của công nghệ đối với trẻ, từ đó kiểm soát mức độ tiếp cận của chúng...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).

Tin khác

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta
Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.
Xem thêm
Phiên bản di động